Phong thủy cao nhất của một người: Thay đổi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phong thuỷ là gì? Có một loại giải thích, chính là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, đạt tới "Thiên nhân hợp nhất". Đó là cách nói xưa, còn lý giải theo khoa học thì: phong thủy là trường năng lượng, "Thiên nhân hợp nhất" là cảnh giới năng lượng của cá nhân nâng cao hòa hợp với năng lượng bất tận của vũ trụ. Trong bài viết, chúng ta vẫn sự dụng thuật ngữ "phong thủy" của người xưa.

Những gì có vẻ bí ẩn, chỉ là sự phản ánh nhận thức của bản thân với bên ngoài.

Thế giới là một tấm gương, bạn nhìn như thế nào thì thế giới sẽ trông như thế đó. Cho nên người bậc cao thì thay đổi phong thủy, người bậc thấp thì lệ thuộc vào phong thủy.

1. Để thích ứng với thời đại, “thay đổi” có nghĩa là sống còn

Các sinh vật trên trái đất rất đa dạng: Cá bơi dưới nước, ếch trong ruộng, cua dưới suối, khỉ leo cây, người ở thành phố... Cách sống khác nhau khiến cho hình dáng và cơ quan của các sinh vật rất khác nhau.

Để bơi tốt hơn, cá có lớp vảy cứng và thân dài. Cánh tay của loài khỉ khỏe đến kinh ngạc và cực kỳ dài, chúng có thể tóm lấy cành cây bất cứ lúc nào.

Con người muốn thịnh vượng trong xã hội thì phải đi cùng thời đại, ít nhất phải dám thay đổi cùng xã hội. Ai cũng không nên dừng lại ở một điểm nào đó trong quá khứ, say mê với những thành tích đã qua.

Pexels

Thời Bắc Tống, trước khi Âu Dương Tu làm giám khảo, đề thi đều lấy văn phong của "Thái học thể" làm chủ đạo, cho nên một số lượng lớn học sinh tìm hiểu và nghiên cứu sâu “Thái học thể”, nên viết rất thuận lợi.

Khi Âu Dương Tu làm giám khảo, tiến hành cải cách khoa cử, yêu cầu văn thể của học sinh phải linh hoạt đa dạng, ưu mỹ và thực tế, tất cả đều phải tính đến.

Có một học sinh tên là Lưu Kỷ, lần đầu tiên thi, anh ta viết "Trời đất ép, vạn vật khỏe, Thánh nhân phát", bài thi còn chưa được xem, thì Âu Dương Tu đã viết hai chữ to: Sai lầm.

Sau khi Lưu Kỷ thi trượt, anh không hề phàn nàn mà thay vào đó đổi tên thành "Lưu Huy", học tập chăm chỉ hơn và thay đổi phong cách viết. Trong kỳ thi tiếp theo, anh đã thể hiện tài năng văn chương của mình và được Âu Dương Tu khen ngợi, nên đã thi đỗ cao.

Thời thế đã thay đổi, bây giờ chúng ta phải thi cử, nếu viết những câu như "chi hồ giả dã" thì chắc chắn sẽ không hiệu quả. Nếu bạn có đủ các tố chất đạo đức, trí tuệ, thể chất, nghệ thuật và sự chăm chỉ, thì mọi thứ đều sẽ làm được.

2. Đổi cũ thành mới, “thay đổi” chính là bản lĩnh

Thay đổi bản thân không đơn giản như việc “thay một bộ quần áo”.

Pexels

Bạn biết đấy, rùa vẫn là rùa, dù mặc vào bộ yếm khác thì vẫn là rùa.

Sự thay đổi thực sự bắt đầu từ “trong xương tủy”, đòi hỏi bản lĩnh.

Tài học của Tô Thức được mọi người công nhận. Khi tham gia khoa khảo, ông viết: Cao Đào nói "Trảm" ba lần, vua Nghiêu nói "Tha" ba lần. Cho nên, thiên hạ sợ Cao Đào trước sự kiên quyết chấp pháp, vui mừng trước sự trừng phạt nhẹ nhàng, khoan dung của vua Nghiêu.

Giám khảo Mai Nghiêu Thần vô cùng tán thưởng bài viết của Tô Thức, liền đề cử cho giám khảo Âu Dương Tu.

Âu Dương Tu chăm chú đọc văn chương, đối với xuất xứ của câu, không hiểu lắm. Vì thế tìm đến Tô Thức, nói chuyện rất lâu.

Tô Thức nói: "Câu bắt nguồn từ "Tam Quốc Chí - Khổng Dung truyện". Khổng Dung nói, nhìn vào sự việc ngày nay, ý là như vậy. Đối với ý nghĩa của một sự việc, phải hiểu sâu sắc và mở rộng, chứ không phải rập khuôn dừng lại ở một thời điểm nhất định. Do đó, điển cố và văn chương sẽ có sự khác biệt".

Âu Dương Tu cảm thán: "Người này giỏi đọc sách, giỏi dùng sách”.

Người thực sự có năng lực xuất chúng, không nhất định có thể viết ra văn chương hay, nhưng giỏi vận dụng trí tuệ, hơn nữa có can đảm phá vỡ kết cấu vốn có.

Ngày xưa, người ta rất thích ăn bánh bao. Gia Cát Lượng, liền bỏ thịt trong bánh bao đi, làm thành bánh màn thầu.

Ban đầu, bánh màn thầu để tế lễ, thể hiện văn minh nhân loại.

Theo thời gian, bánh màn thầu trở thành món ăn không thể thiếu của quân lính vì để được lâu và có hương vị thơm ngon. Suy cho cùng, vừa phải chiến đấu, vừa phải ứng phó với đói khát, đặc điểm của bánh màn thầu phù hợp nhất.

Muốn trở thành người có phong thủy tốt, thì phải đứng trên vai người khổng lồ, rồi phải suy nghĩ xem mình phải làm gì. Trong trường hợp này thì đúng là “tiền nhân trồng cây, con cháu hưởng bóng mát”. Nếu không, bạn sẽ ở dưới gốc cây tận hưởng mát, ngủ ngon lành mà lãng phí chính mình.

Chỗ quá thoải mái thì phong thủy xấu, người đi lòng vòng tại chỗ thì phong thủy cũng xấu.

3. Điều chỉnh tâm lý, “thay đổi” trạng thái

Như người ta thường nói: “Cảnh tuỳ tâm sinh”.

Pexels

Phong thủy của một người có tốt hay không, phụ thuộc vào tâm trạng của người đó. Nếu hằng ngày có cơm ăn, mà kêu nghèo thì chẳng có phong thủy gì cả. Nghĩ mà xem, trong một tòa nhà đẹp kiểu Tây, ngày nào cũng nghe thấy tiếng chửi bới, khóc lóc, mọi người đều tránh né, phong thủy cũng bị hủy hoại.

Những người thích nghi kịp thời với những thăng trầm của cuộc sống, sẽ sớm nhập vai và sống với nụ cười, nên phong thủy của họ là cảnh vật trôi chảy.

Sau khi Tô Thức bị giáng chức, ông đã hẹn với một số người bạn đi ra ngoài giải sầu.

Khi họ đi được nửa đường, thì trời đột nhiên đổ mưa lớn. Mọi người đều không chịu được.

Tô Thức bị mưa dầm thấm ướt, lại đột nhiên phát hiện tâm tình của mình đã tốt hơn rất nhiều. Dường như mưa lớn được dùng để gột rửa mệt mỏi. Gió hơi lạnh, làm cho con người ta tỉnh táo.

Nhớ lại sự việc này, ông nói: “Quay đầu lại nơi hiu quạnh, trở về, cũng không mưa gió cũng không nắng”. Hãy nhìn xem, xét về mặt cảnh giới, ông ấy đã trở thành người chiến thắng.

Cuộc sống đầy thăng trầm, phần lớn thời gian lang thang khắp nơi nhưng Tô Thức được mọi người ngưỡng mộ và là một ngôi sao sáng trong văn học.

Khi gió đến hãy tắm trong gió; khi mưa đến hãy tắm trong mưa; khi nắng đến hãy tắm nắng; khi sao trăng đến ngủ thiếp đi... Làm gì có thời gian rảnh rỗi, đó chẳng phải là tu hành sao? Chẳng phải là đi tới tốt đẹp đó sao?

Trịnh Huyền, một nhà Dịch học thời Đông Hán, viết trong “Luận Dịch” rằng: "Dịch - một tên có ba ý nghĩa: Thứ nhất là Dịch giản, thứ hai là dịch biến, và thứ ba là dịch bất biến".

Câu này có nghĩa là: Trạng thái tồn tại của vạn vật trong vũ trụ, một là thuận theo tự nhiên, đơn giản và dễ dàng; Hai là thời thời khắc khắc đang biến hóa. Ba là lấy bất biến ứng đối vạn biến, bảo trì hằng thường.

Rõ ràng việc nó thay đổi hay giữ nguyên đều nằm trong tầm kiểm soát của mình, nên không có phong thủy xấu.

Chúng ta phải tin rằng mọi thay đổi không nhất thiết phải tốt hơn mà phải tích cực và dũng cảm hơn.

Theo Vương Hoà - Aboluowang - Nguồn: Buyi Jushishi
Ngọc Liên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Phong thủy cao nhất của một người: Thay đổi