Phong tục Tết Nguyên đán của người Hoa xưa (P.2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lai lịch của đón giao thừa rất thú vị, trong truyền thuyết cổ đại có con quái vật gọi là “Niên thú”, chuyên môn đến đêm cuối năm nó xuất hiện bắt người ăn thịt, nên dân chúng đêm đó phải đi lánh nạn và cũng không dám ngủ.

Xem lại: Phong tục Tết Nguyên đán của người Hoa xưa (P.1)

Đêm giao thừa cả nhà ăn mừng

Không nghi ngờ gì đêm giao thừa trong suy nghĩ của mỗi người Trung Hoa đều là cực kỳ trọng yếu, đều ra sức tống cựu nghênh tân, từ cung đình đến dân gian, khắp nơi tràn đầy không khí vui mừng, trên mặt mỗi người đều tràn đầy nét tươi cười, dù cho có phiền não cũng tạm thời để qua một bên. Mọi nhà trang trí đổi mới hoàn toàn, những người lớn vội vàng chuẩn bị các loại đồ Tết, chuẩn bị cơm tất niên, con nít thì sáng sớm bắt đầu đốt pháo trong sân vang trời dậy đất, tiếng cười vui, tiếng trúc nổ, huyên náo xen lẫn nhau, tô đậm bầu không khí ngọt ngào đậm đà may mắn.

Đốt pháo ngày tết. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Bữa cơm giao thừa đoàn viên

Ngày 30 tháng chạp là ngày cuối cùng một năm, là “nguyệt cùng tuế tẫn chi nhật” (ngày cuối của tháng và cũng là ngày cuối của năm), năm cũ đến đây là hết, năm mới thay tuổi mới, cho nên gọi là “trừ tịch”, tục xưng 30 Tết. “Hạp gia hoan tụ” (cả nhà đoàn tụ) là nội dung trọng yếu của Tết, cũng là quan niệm truyền thống ăn sâu trong tâm người Trung Hoa. Bữa cơm đêm giao thừa là không khí náo nhiệt và thích thú nhất của người cùng một nhà, thức ăn đầy bàn thịnh soạn vui mắt, bên cạnh thân bằng quyến thuộc tiếp đãi lẫn nhau, niềm vui gia đình này làm cho trong mỗi cá nhân đều cảm thụ được sự sung mãn, ấm áp và hạnh phúc.

Ở phương bắc cơm tất niên nhất định phải ăn sủi cảo, gọi là “canh tuế giáo tử”, ý là cũ mới luân chuyển. Dân gian cũng có tập tục ăn sủi cảo Tết nguyên đán vào giờ Tý, nhưng người nhà Thanh thì vì giờ Tý phải đốt nhang hành lễ, tế Tổ lễ Phật, cho nên sau khi nghi thức tế bái kết thúc lúc ba giờ sáng thì mới có thể ăn sủi cảo.

"Tuế triêu hoan khánh đồ"

"Tuế triêu hoan khánh đồ" (Tranh chúc mừng buổi sáng năm mới) 82.4cm x 55cm, tranh của Diêu Văn Hàn thuộc Như Ý quán đời nhà Thanh tại cố cung Đài Bắc.

Tranh này miêu tả cảnh Tết toàn gia chúc mừng đoàn viên. Ông bà chủ nhân ngồi ngay ngắn ở phòng khách, đám trẻ con thì gõ chiêng đánh trống, thổi sanh đánh nhịp, đùa chơi hình nộm, châm đốt pháo, chơi đùa du ngoạn trong sân. Người làm cầm bầu rượu đứng hầu, hoặc bưng đưa bánh quả, qua lại hành lang như thoi đưa. Nơi hậu viện các cô gái bận rộn chuẩn bị cơm tất niên, có người gói bánh cảo, bánh niên cao (bánh tổ). Trên lầu các xa xa, các chàng trai đang hợp lực treo lồng đèn lớn. Lò sưởi trong sân nhà đốt cành thông, cành vừng nóng hổi. Nội thất bố trí bình phong “tứ quý hoa hủy” (hoa cỏ bốn mùa) lớn, bình hoa cắm mẫu đơn, tô điểm nét cát tường, hoan nhạc, phú quý đầy nhà mừng năm mới.

Họa sĩ Diêu Văn Hàn (1713 - ?) tự Trạc Đình, người Thuận Thiên (nay là Bắc Kinh). Kính tặng "Quốc triêu viện họa lục": “Diêu Văn Hàn, người thợ kiêm vẽ chân dung” năm Càn long thứ 8 (1743) tiến nhập Như Ý quán, ở trong cung hơn bốn mươi năm.

Thủ tuế ngao niên dạ (đón giao thừa thức thâu đêm)

"Trừ tịch thủ tuế" (đón giao thừa) là tập tục con cháu Viêm Hoàng xem trọng khi năm mới Tết đến, gọi là "ngao niên". Thời Ngụy Tấn có ghi, Đường Thái Tông nói “cộng hoan tân cố tuế, nghênh tống nhất tiêu trung” (chung vui năm mới, đón đưa trong một đêm) Đường Trương thì nói “cố tuế kim tiêu tẫn, tân niên minh đán lai” (đêm nay hết năm cũ, mở sáng tỏ năm mới). Buổi cơm giao thừa ăn xong, bày lên bàn đầy đủ trà quả bánh ngọt, có quả táo tây (bình bình an an), quả hồng (sự sự như ý), quả táo ta (xuân sớm đến), quả cam cùng quả vải (cát lợi), niêm cao (bánh bột lọc) (mỗi năm thêm giỏi), dâng cúng “cách niên phạn” (mỗi năm có thừa cơm)… cả nhà già trẻ không đi ngủ, đoàn tụ uống say, cười nói tỏ bày thoải mái, vui vẻ hòa thuận, thời điểm này dù là kẻ lãng tử giang hồ cũng nhất định phải nghĩ cách mà về nhà.

Lai lịch của đón giao thừa rất thú vị, trong truyền thuyết cổ đại có con quái vật gọi là “Niên thú”, chuyên môn đến đêm cuối năm nó xuất hiện bắt người ăn thịt, nên dân chúng đêm đó phải đi lánh nạn và cũng không dám ngủ. Sau đó được Thần giúp đỡ, người ta phát hiện nó sợ tiếng nổ, ánh lửa cùng màu đỏ, cho nên họ dán câu đối đỏ, treo đèn sáng choang và đem đốt cây trúc phát ra âm thanh “bôm bốp” để dọa “Niên thú” chạy mất, đây là nguồn gốc của đốt pháo.

Niên thú. (Ảnh: Miền công cộng)

Đốt pháo vào giờ Tý

Nửa đêm giao thời đúng giờ Tý (23h-01h), là “tuế chi nguyên, nguyệt chi nguyên, thì chi nguyên” (đầu năm, đầu tháng, đầu mùa) tiếng chuông năm mới vang lên, nhà nhà đèn đuốc sáng trưng, lúc này toàn bộ bầu trời mặt đất Trung Hoa pháo nổ liên hồi, rung động không gian, bầu không khí giao thừa náo nhiệt sung sướng được đẩy lên cao trào. Đây là biểu đạt tâm tình hân hoan của mọi người đều mong muốn tống cựu nghênh tân (rời cũ đón mới), xu cát tị hung (thích hên tránh xấu), hỉ khánh du nhạc (ăn mừng vui vẻ).

Bái Thiên Địa Tổ Tiên

Sau khi mọi người đốt hết pháo sẽ quay vào trong nhà, trước bài vị Tổ Tiên nơi chính sảnh, chiếu theo thứ tự mà thắp hương quỳ lạy.

(Còn tiếp)

Thiện Tâm
Theo Văn Tử - The Epochtimes



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Phong tục Tết Nguyên đán của người Hoa xưa (P.2)