Phóng viên cấp cao của Mỹ tại Trung Quốc: Tập Cận Bình muốn ăn thịt Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cải thiện mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang là điều mà Tổng thống Biden đang cố gắng cân bằng, dung hòa giữa xung đột và nhân nhượng khi đối đầu với Trung Quốc. Tuy nhiên, một phóng viên cấp cao của Mỹ tại Trung Quốc đã nêu ra rằng Tập Cận Bình hoàn toàn không muốn cạnh tranh với Mỹ, mà ông ta chỉ muốn ăn tươi nuốt sống Mỹ.

Michael Schuman, phóng viên cấp cao của Mỹ tại Trung Quốc, đã đăng một bài viết trên trang web "The Atlantic" (Đại Tây Dương), nói rằng việc Tập Cận Bình cuối cùng đang xem xét lựa chọn cách đáp trả Biden như thế nào. Liệu Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể cạnh tranh cường quốc theo kiểu Chiến tranh lạnh hay nổ ra cuộc chiến tranh Nóng thảm khốc?

Tập Cận Bình đã phát tín hiệu rằng ông không có ý định thay đổi chính sách của mình để cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ. Tuyên bố nhất quán của Bắc Kinh là Washington phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự leo thang căng thẳng.

Tập Cận Bình vẫn chưa chấp nhận mô hình song hành Mỹ-Trung của Biden

Schuman cảnh báo rằng không nên coi việc các quan chức Trung Quốc và Mỹ tái hợp tác gần đây là sự chấp nhận của Tập Cận Bình đối với mô hình quan hệ song phương của Biden giữa hai nước.

Chính quyền Biden đã đề xuất rằng Hoa Kỳ có thể và nên cạnh tranh với Trung Quốc. Nhưng đồng thời, các biện pháp bảo vệ cần phải được đưa ra để ngăn chặn cạnh tranh biến thành đối đầu. Hai nước thậm chí có thể hợp tác trong các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu.

“Thay vào đó, Tập Cận Bình nhìn thấy điều ngược lại: cạnh tranh lịch sự sẽ không hiệu quả và Washington phải cúi đầu trước mong muốn của Bắc Kinh hoặc chuẩn bị cho một cuộc đối đầu” - phóng viên am hiểu tình hình Trung Quốc này viết.

Sau chuyến viếng thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken vào tháng 6, hãng thông tấn chính thức của ĐCS Trung Quốc Tân Hoa Xã đã đăng một bài xã luận gợi ý rằng “Washington nên ghi nhớ ba chữ R (rationality, responsibility and results)- Lý trí, trách nhiệm và kết quả”, sau đó tiếp tục đổ lỗi cho Hoa Kỳ là nguyên nhân khiến quan hệ Trung-Mỹ đi xuống nghiêm trọng.

Khi Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Yellen đến Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nói với Yellen rằng sau một thời gian "mưa gió", Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể nhìn thấy "nhiều cầu vồng hơn". Nhưng ngay cả dưới hiệu ứng cầu vồng, Bắc Kinh vẫn tiếp tục gây áp lực buộc Washington phải nhượng bộ, mà không đề cập đến khả năng cần phải nhượng bộ của Trung Quốc.

Sau khi Yellen rời đi, Bộ Tài chính Trung Quốc đã ra tuyên bố cho biết Bắc Kinh "yêu cầu" Hoa Kỳ "ngừng đàn áp các công ty Trung Quốc" và "thực hiện các biện pháp cụ thể để giải quyết các mối quan tâm chính của Trung Quốc trong quan hệ kinh tế" nhằm cải thiện mối quan hệ hai nước. Nhưng chỉ ba ngày trước khi Yellen đến, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố kiểm soát xuất khẩu đối với hai kim loại chủ chốt cần thiết để sản xuất chất bán dẫn.

Điều Tập Cận Bình muốn là thoát khỏi xiềng xích của Hoa Kỳ

“Điều mà Tập Cận Bình thực sự muốn là hành động không giới hạn, không bị cản trở bởi quyền lực, luật lệ hay sự chỉ trích của Mỹ. Nhiều chính sách của ông ấy nhằm mục đích loại bỏ khả năng dễ bị tổn thương của Bắc Kinh trước các hành động trừng phạt của Hoa Kỳ" - Schuman nói.

Schuman chia sẻ tiếp, việc xây dựng quân đội của Tập Cận Bình được thiết kế đặc biệt để chống lại lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đang triển khai sức mạnh quân sự ở châu Á, cũng nhằm bảo vệ Trung Quốc khỏi lệnh trừng phạt của Washington.

Vấn đề là Bắc Kinh và Washington nhìn nhận "cạnh tranh" theo những cách cơ bản khác nhau. Chính quyền Biden đã nhiều lần cố gắng mô tả các biện pháp như hạn chế xuất khẩu một số công nghệ chip nhất định sang Trung Quốc là các biện pháp mục tiêu để bảo vệ an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, thay vì làm suy yếu sự phát triển của Trung Quốc.

Nhưng ở Bắc Kinh, các động thái này được coi là một siêu cường sử dụng đòn bẩy kinh tế để duy trì sự thống trị của mình. Tần Cương, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của ĐCS Trung Quốc, từng nói rằng “cái gọi là cạnh tranh của Biden là để kiềm chế và đàn áp Trung Quốc về mọi mặt”.

Schuman chỉ ra rằng Tập Cận Bình có thể thể hiện sự linh hoạt hơn trong các cuộc đàm phán kín với Hoa Kỳ hơn là trong các cuộc đàm phán mở. Bởi vì hầu hết những lời hùng biện của ông đều nhắm vào khán giả trong nước, khiến ông Tập tỏ ra giống như một người bảo vệ trung thành cho lợi ích quốc gia.

Đối thoại Hoa Kỳ-Trung Quốc hoặc Chính sách Trung Quốc mềm mỏng hơn

Cho dù đó là bài phát biểu trước công chúng của Tập Cận Bình hay nguồn tin nội bộ được truyền thông nước ngoài trích dẫn, ông tin rằng sự trỗi dậy của phương đông và phương tây và sự trỗi dậy của Trung Quốc là "không thể tránh khỏi", đồng thời tin rằng Hoa Kỳ (và các quốc gia khác) cuối cùng sẽ phải nhượng bộ Bắc Kinh, cho dù họ có thích hay không.

Schuman cho biết thái độ của Bắc Kinh là đáng ngờ, mức độ mà cuộc đối thoại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hoặc một chính sách ôn hòa hơn của Trung Quốc có thể đạt được là bao nhiêu?

Schuman viết: "Những hoạt động này có thực sự mang lại lợi ích cho mối quan hệ song phương hay không, cuối cùng phụ thuộc vào việc Tập Cận Bình có sẵn sàng đáp trả tương xứng hay không. Cho đến nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra ít quan tâm đến việc thay đổi chính sách cho phù hợp với Washington. Ông ấy hiện đang giao thiệp với Biden". Đây có thể chỉ là một chuyến đi câu cá để xem có thể thu được gì với một số khuôn mặt cười và những cái bắt tay mà không thay đổi chương trình làm việc của mình."

Điều đó không có nghĩa là cuộc đối thoại Mỹ-Trung là vô nghĩa, Schuman nói. "Hoặc nhiều khả năng hơn, khi một cuộc khủng hoảng xảy ra. Các bên có thể giúp ngăn chặn thảm họa. Nhưng cũng có thể không có gì ở cuối cầu vồng."

Theo Lâm Yến - Epoch Times
Tuyết Nhi biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Phóng viên cấp cao của Mỹ tại Trung Quốc: Tập Cận Bình muốn ăn thịt Mỹ