Tập Cận Bình - Ông là ai (Phần 2): Tại sao ông Trump lại luôn gọi ông Tập là bạn? 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông Tập Cận Bình có phải là kẻ dã man giống như một số lãnh đạo TQ trước đây? Các thế lực nào chi phối ĐCSTQ trong thế kỷ hiện tại? Tại sao ông Trump luôn gọi ông Tập là bạn? Là lời lẽ ngoại giao hay thực sự giữa họ có điểm chung gì đó? 

(Xem lại: Phần 1)

Tại sao ông Trump lại luôn gọi ông Tập là bạn?

TT Trump nhiều lần ca ngợi tình bạn với ông Tập, như ông Trump đã viết trên Twitter vào 4/2018 “ông Tập và tôi sẽ luôn là bạn bè”. Trong khi đó ông Tập là người kín tiếng hơn, ít khi công khai bộc lộ cảm xúc cá nhân, nhưng trong một diễn đàn kinh tế ở Nga năm 2019, ông ta từng nói đến TT Trump “ông ấy là bạn của tôi”

1/2020, TT Trump cho biết ông và Chủ tịch Trung Quốc rất quý nhau và các cuộc đàm phán thương mại sẽ sớm bắt đầu. "Ông ấy làm việc vì Trung Quốc, còn tôi vì nước Mỹ, nhưng bên cạnh đó chúng tôi yêu quý nhau. Chúng tôi đã trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn, nhưng giờ đây mọi thứ tốt đẹp hơn bao giờ hết" - TT Trump đề cập tới Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ.

6/4/2020, khi được đặt câu hỏi liên quan đến luật an ninh Hồng Kong, TT Trump cho biết chưa nghĩ đến việc áp dụng biện pháp trừng phạt lên Chủ tịch Trung Quốc.

8/11/2020, trong cuộc phỏng vấn với Fox Radio, TT Trump cho hay: “Tôi từng có mối quan hệ rất tuyệt vời với Chủ tịch Tập. Tôi thích ông ấy, nhưng tôi không có cảm giác tương tự vào lúc này” .

10/3/2020, Chủ tịch Tập gửi thông điệp chúc TT Trump và phu nhân Melanie mau khỏi bệnh, khi biết tin hai vợ chồng ông Trump bị nhiễm Covid.

Tuy rằng ông Trump là một nhà ngoại giao thượng thừa, nhưng ông cũng nổi tiếng là người thẳng thắn, bộc trực và yêu ghét rõ ràng. Vậy điều gì ở ông Tập khiến ông Trump muốn coi ông như một người bạn?

Có lẽ là vì họ cùng là những con người hành động và luôn tiến về phía trước. Vậy ông Tập đã có những hành động gì, đã có gì nổi bật khiến cho ông Trump phải chú ý?

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cùng Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump và vợ của ông Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 9 tháng 11 năm 2017 (Ảnh: IM WATSON / AFP qua Getty Images)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cùng Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump và vợ của ông Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 9 tháng 11 năm 2017 (Ảnh: IM WATSON / AFP qua Getty Images)

Được lãnh đạo tình báo ủng hộ

Con đường trở thành Chủ tịch Trung Quốc của ông Tập dù có vẻ là “tình cờ”, là thiên thời địa lợi nhân hòa nhưng cũng không thể thiếu được những bước đệm cần thiết. Vậy bước đệm đó là gì?

Để hiểu rõ hơn con đường thâu tóm quyền lực của ông Tập, chúng ta cần phải biết đến hai cha con Diệp Kiếm Anh và Diệp Tuyển Ninh.

Nguyên soái ĐCSTQ Diệp Kiếm Anh, được mệnh danh là “vua phương Nam”, một nguyên lão thuộc loại quyền lực bậc nhất, chính Diệp Kiếm Anh đã nâng đỡ bố trí cha ông Tập phụ trách tỉnh Quảng Đông.

Tuy đã qua đời từ lâu, nhưng thế lực chính trị gia đình ông ở Trung Quốc vẫn không hề bị suy yếu, đặc biệt con ông là Diệp Tuyển Ninh giữ chức Trưởng ban Tổng cục chính trị ĐCSTQ năm 1990.

Đây chính là cơ quan tình báo đặc biệt, Diệp Tuyển Ninh được biết đến như thủ lĩnh tinh thần của giới “Thái tử Đảng”, khiến những lãnh đạo khét tiếng một thời như Giang Trạch Dân, Đặng Tiểu Bình cũng nể vì.

Chính thế lực của Diệp Tuyển Ninh ủng hộ và đưa ông Tập lên vị trí quyền lực nhất TQ, thậm chí có tin đồn Diệp Tuyển Ninh đã trao cho ông Tập toàn bộ nhân sự bí mật ẩn nấp khắp nơi trên thế giới của ĐCSTQ, và những bằng chứng về tài khoản riêng của tất cả các lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc, như một món quà tặng ông Tập trong ngày nhậm chức.

Đó chính là lý do khiến uy danh ông Tập trong Đảng bất ngờ trỗi dậy trong một thời gian ngắn mà không một ai dám chống đối.

Dám phơi bày ung nhọt của ĐCSTQ, đối đầu trực diện với tập đoàn Giang Trạch Dân

Chính sách "Im lặng phát tài" của Giang Trạch Dân khiến cả hệ thống bộ máy quyền lực từ trung ương xuống địa phương hủ bại, tham nhũng và sa đọa. Trong những năm đầu ông Tập tại vị, tình hình đảng viên là cán bộ đang tại chức chỉ có 2,2% đủ tư cách, phần lớn đảng viên cán bộ nghỉ hưu là không đạt tiêu chuẩn tư cách, cán bộ cấp cao ở Trung ương và địa phương, bình quân chỉ có ¼ đạt, cấp ủy đảng đơn vị cơ sở và huyện không đủ tư cách càng tệ hơn, số ban lãnh đạo cần cải tổ phải trên 90%. Cán bộ, đảng viên không chỉ tham ô phổ biến, mà tình trạng dâm loạn cũng không kém. Trong số 1.470 quan cấp II ở tỉnh, bộ ngành, địa thị bị ngã ngựa có trên 1.200 người bị bệnh giang mai, AID với mức độ khác nhau (theo báo cáo tổng kết công tác xây dựng đội ngũ đảng viên của Cục chính trị, Ủy ban kỷ luật TW, Ban Tổ chức TW ĐCSTQ trước lễ 1/7).

Thế lực phái Giang tuy bị tấn công mạnh, nhưng chưa chịu lùi mà quyết đấu đến cùng, thể hiện qua vụ chính biến bất thành của Lưu Vân Sơn ngày 17/7, hoặc vụ đưa Viện nghiên cứu nghệ thuật Trung Quốc tiếp quản Tạp chí “Viêm Hoàng xuân thu”.

Khi đó, nhiều nhà phân tích nhận định, ông Tập đang ngồi trên miệng núi lửa, trong tình trạng không an toàn, luôn thường trực khả năng bị ám sát, đủ kiểu chính biến, đảo chính, chưa kể luôn bị bôi đen.

Bị đẩy vào tình thế không có đường lùi, đường tránh, ông Tập buộc phải thực hiện “chống hủ bại vong đảng”, giai đoạn sinh tử cuối cùng là loại bỏ toàn bộ thế lực Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng và loại bỏ hệ thống đảng do thế lực Giang, Tăng dựng lên.

Song song với việc loại bỏ tàn dư của “tân tứ nhân bang” (Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch), ông Tập đã triển khai các mũi tấn công vào toàn bộ cục diện hệ thống nhân sự của Giang.

Quả báo nào cho những kẻ dâm loạn tà ác
Chiến dịch "Đả hổ diệt ruồi" của ông Tập đã lần lượt bắt những con hổ lớn như Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng, Từ Tài Hậu, La Cán, Bạc Hy Lai... (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

1) Kế hoạch “cài chốt nhân sự”

Kết hợp loại bỏ các bang phái trực tiếp, gián tiếp của phe Giang, ông Tập cài chốt nhân sự vào vị trí, địa bàn then chốt ở các địa phương, bộ ngành, là “cuộc chiến cài chốt nhân sự”. Cục diện biến động nhân sự đã đến tầng cấp tỉnh, thành phố. Thời điểm đó, có tới 21 tỉnh thành phố (Trung Quốc có 31 tỉnh thành khu tự trị trực thuộc TW) từ chối thừa nhận “hạt nhân Tập”, có người quyết tỏ thái độ bất hợp tác với Tập.

Theo thống kê của báo chí Trung Quốc, nửa đầu năm 2016, quan chức đảng, chính cấp bộ tỉnh đã có 230 người mới nhận nhiệm vụ. Trong đó có 198 người, trên 85% là chức trưởng và phó cấp bộ và cấp tỉnh; điều chỉnh nhân sự địa phương có 171 người, gần 75%; điều chỉnh nhân sự bộ ngành TW 59 người, gồm văn phòng mạng thông tin TW, bộ Mặt trận thống nhất TW, bộ Giáo dục, Dân ủy quốc gia, bộ Công an, bộ Tài nguyên quốc thổ, bộ Bảo vệ môi trường, Tổng cục Kiểm toán, Ủy ban Giám sát chứng khoán. Các địa phương hầu như tất cả đều có điều động thay mới cấp trưởng phó đảng, chính quyền.

2) Đại thanh lọc 3 cơ cấu cốt yếu của hệ thống bộ máy lãnh đạo của ĐCSTQ

Chỉ trong vòng 3 năm đầu lên nắm quyền, 3 cơ quan chính yếu của hệ thống tham mưu TW là Văn phòng TW, Ban Tổ chức TW, Ban Liên lạc đối ngoại TW bị thanh lọc với quy mô lớn chưa từng thấy và được công khai hóa.

Văn phòng TW, là cơ quan mà Lệnh Kế Hoạch - tay chân thân tín của Giang Trạch Dân - chủ trì suốt 13 năm, nhiều quan chức làm việc ở đây, có liên quan với Lệnh Kế Hoạch với mức độ nhiều ít, nặng nhẹ nào đó. Văn phòng TW là cơ quan cốt yếu, là đầu mối, trung tâm mọi thông tin hết sức quan trọng đối với sự lãnh đạo, cầm quyền của ĐCSTQ. Thời gian dài giữ cương vị Chánh Văn phòng TW ĐCSTQ, Lệnh Kế Hoạch đã có nhiều sai phạm trong chức trách công việc đã bị tòa xét xử tù chung thân.

Trong 4 Phó Văn phòng liên quan với Lệnh Kế Hoạch, đã có 3 người bị thay. Trong 128 vị cấp cục, phó cục trực thuộc Văn phòng TW, có 121 vị bị bãi miễn, điều đi; trong 437 vị cấp phòng, phó phòng, có 415 vị bị bãi miễn, điều đi. Tổng cộng 13 vị cấp cục, phó cục, 51 vị cấp phòng, phó phòng bị cơ quan tư pháp, kiểm sát quân sự bắt. Tổng cộng 95% quan chức bị hạ bệ trong thanh lọc, cải tổ. Ngoài ta, Chu Quốc Phong “Thư ký chuyên trách” cũng bị điều khỏi Văn phòng TW.

Ban Tổ chức TW khổng chế con đường đi lên của quan chức. Theo báo cáo của báo chí Trung Cộng ngày 18/7 đưa tin, ngay khi ông Tập lên nắm quyền đã có 6 Phó ban bị chuyển đi.

Ban Tổ chức TW là cơ quan quản lý công tác nhân sự và trực tiếp quản lý quan chức cấp cao của đảng , nhà nước. Trước đó Giang Trạch Dân đã đưa Tăng Khánh Hồng, người của mình vào giữ chửc Tưởng ban Tổ chức TW, trực tiếp khổng chế đội ngũ nhân sự cấp cao của đảng. Toàn bộ giàn lãnh đạo Ban Tổ chức TW hiện nay đều là người của Tập, chỉ có một người cũ.

Ban liên lạc đối ngoại TW, coi như là “Bộ Ngoại giao” của Trung Cộng, với đà hoạt động đối ngoại dày đặc của ông Tập, Ban đối ngoại TW càng nổi bật lên, chưa đến thời hạn thay nhiệm kỳ, nhưng toàn bộ ban lãnh đạo đã thay đổi.

3) Kế hoạch “đan lồng thật chặt”

Như vậy, đến nay, đồng thời với việc phá vỡ cục diện nhân sự của thế lực Giang, thay vào đó là cục diện bố cục mới nhân sự chủ chốt cấp địa phương, bộ ngành, cơ quan tham mưu cấp TW, về cơ bản Tập đã cài chốt vị trí người của mình.

Ông Tập tiếp tục đan lồng càng chặt hơn để nhốt thế lực Giang. Đó là, ngày 28/6/2016, Hội nghị Cục Chính trị quyết nghị “Điều lệ hỏi trách nhiệm đảng Cộng sản Trung Quốc”, ngày 17/7/2016 ban hành thực hiện trong toàn đảng. Điều lệ quy định 7 phương thức hỏi trách nhiệm là 3 loại nhằm vào tổ chức – kiểm tra, thông báo và cải tổ và 4 loại nhằm vào cá nhân – thông báo, nhắc nhở bãi miễn, điều chỉnh tổ chức hoặc xử lý tổ chức và xử lý kỷ luật. Chưa kể sắp tới tại Hội nghị TW6 sẽ có “quy định chuẩn mực sinh hoạt chính trị trong đảng” và “Sửa đổi Điều lệ Giám sát” càng làm cho chiếc lồng càng chặt hơn.

Tháng 10/2015 đã ban hành “Chuẩn mực tự giữ gìn liêm khiết đảng Cộng sản Trung Quốc” là đưa ra yêu cầu chính diện mà mọi đảng viên phải thực hiện, ngoài ra còn “Điều lệ hỏi trách nhiệm” là nhằm trừng phạt mặt phản diện đối với những người “thất chức thất trách” gây hậu quả xấu nghiêm trọng, quần chúng nhân dân phản ứng quyết liệt, tổn hại cơ sở chính trị của đảng cầm quyền đều phải truy cứu trách nhiệm nghiêm túc” và trên cơ sở truy cứu trách nhiệm chủ thể, trách nhiệm giám sát trước đây, nay thêm “truy cứu trách nhiệm lãnh đạo”. Các nhà bình luận thời sự cho rằng, “Điều lệ…” đưa ra hoặc là để giải quyết triệt để hiện tượng tập thể quan trường “không chịu làm gì, làm là làm loạn”, để bảo đảm “chính lệnh thông suốt” và “lòng trung thành” của quan chức các cấp; đồng thời để giải quyết các mai phục ngầm của Giang.

Ông Hình Thiên Hành, bình luận viên cho rằng, hiện nay chính quyền ĐCSTQ bất kể về chính trị hay kinh tế đều gặp đủ thứ nguy cơ, nhưng vì tình trạng “không làm gì, làm là làm loạn” của tập thể quan trường, các mục cải cách để ứng phó của ông Tập đưa ra đều là chính lệnh bất thông, thúc đẩy khó khăn. Như có không ít vụ việc, Tập yêu cầu “công khai theo luật pháp”, nhưng hệ thống Chính pháp, nhất là bộ Công an vẫn do thế lực Giang nắm không chế, chống lại.

Còn nguyên nhân tạo ra tình trạng “không làm gì, làm loạn”, một mặt là do “không có quan Trung Cộng nào là không tham nhũng”, chống tham nhũng manh làm cho người người tự thấy nguy, tự lo bảo vệ, không còn tâm trí “làm gì”. Mặt khác, số lượng đông đảo quan chức có bối cảnh phái Giang đối mặt với chỉnh đốn của thế lực Tập, kéo bè kết nhóm tiêu cực chống cự lại. Tầng diện pháp luật, mệnh lệnh hành chính của chính quyền không còn hiệu lực để giải quyết những vấn đề này, cuối cùng phương thức có hiệu lực nhất là sử dụng quy tắc trong đảng, quy chuẩn chính trị. Đó là “kỷ luật thép, công cụ thép” của ĐCSTQ, bất cứ vấn đề gì, hễ khi đã đưa lên tầng diện chính trị, là có hiệu quả cưỡng chế tuyệt đối thực sự trong đảng. Vì vậy lúc này đương cục Tập đưa ra cơ chế hỏi trách nhiệm “trong đảng” hoặc là để cưỡng bức quan chức các cấp gánh chịu trách nhiệm, ngừng quấy nhiễu kháng cự, để cuối cùng giải quyết “chính lệnh thông suốt” và bảo đảm “lòng trung thành” của quan chức các cấp.

Một bình luận viên báo chí Mỹ cho rằng, một điều then chốt mới tăng trong “Điều lệ …” là “truy cứu trách nhiệm lãnh đạo”. Trước đây, trong đảng Trung Cộng cũng có một số phương thức truy cứu trách nhiệm, nhưng không công khai, cũng khó hình thành hiệu lực thực sự. Điều lệ mới lần này là công khai hóa, chính sách hóa hoặc sẽ được chấp hành thực sự về thực chất, hoặc là chuẩn bị cho cuối cùng xử lý Giang Trạch Dân. Giang Trạch Dân bị chỉ là “Tổng giáo luyện tham nhũng”, để lại hậu quả nghiêm trọng trên cả 3 điểm mà “Điều lệ …” đã nêu là gây hậu quả xấu nghiêm trọng, quần chúng nhân dân phản ứng quyết liệt, tổn hại cơ sở chính trị của đảng cầm quyền, cần được hỏi trách nhiệm nghiêm túc.Đối tượng “hỏi trách nhiệm” là “số ít then chốt” chủ yếu là người phụ trách, nhất là “người đứng đầu”. “Có quyền ắt có trách nhiệm, vô trách nhiệm ắt phải truy cứu. Ai vô trách nhiệm gây hậu quả xấu nghiêm trọng, bất kể người chịu trách nhiệm gây ra hậu quả đó đã chuyển đi, đề bạt hay nghỉ hưu đều phải hỏi trách nhiệm nghiêm túc”. Tức là “truy cứu trách nhiệm suốt đời”; đối với “người đứng đầu” là “truy cứu trách nhiệm lãnh đạo”, tức là “truy cứu trách nhiệm đưa ra chủ trương, quyết sách, tổ chức thực hiện quyết sách” gây ra “hậu quả xấu nghiêm trọng” là phải “chịu trách nhiệm tương ứng với cương vị đã từng phụ trách về những hậu quả gây ra, chứ không có chuyện điều đi, nghỉ hưu coi là hạ cánh an toàn như trước đây”.

Đối đầu trực diện với tập đoàn Giang Trạch Dân

Ông Tập đã phê phán một số đường lối, chính sách của người tiền nhiệm, đặc biệt là chính sách tôn giáo đối với pháp môn tu luyện Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân mà Giang đã thực hiện chính sách tuyệt diệt “tiêu diệt về thể xác, bôi xấu về danh dự, cắt đứt về kinh tế”, còn có mật lệnh cho thuộc hạ: “đánh chết cứ đánh chết, đánh chết coi tự sát, không điều tra nguồn gốc thân phận, trực tiếp đốt xác phi tang” . Gần đây nhiều lần Tập Cận Bình phát biểu ý kiến bác bỏ chính sách tôn giáo của Giang Trạch Dân.

(Từ trái sang phải) Người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình và những người tiền nhiệm của ông là Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân được nhìn thấy ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 30/9/2014. (Feng Li / Getty Images)
(Từ trái sang phải) Người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình và những người tiền nhiệm của ông là Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân được nhìn thấy ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 30/9/2014. (Feng Li / Getty Images)

Ngày 19/7/2016, Tập đến khảo sát tình hình tôn giáo ở Ngân Xuyên, khu tự trị Ninh Hạ, khi gặp các nhân sĩ tôn giáo, Tập bày tỏ, các dân tộc và tôn giáo Trung Quốc là từ trong lịch sử văn minh hơn 5.000 năm thai nghén và phát triển lên, chỉ có bén rễ vào mảnh đất này mới có thể sinh sôi nảy nở không ngừng.

Ngày 10/7/2016, Nhân dân nhật báo đã đăng ý kiến của Tập Cận Bình về chính sách tôn giáo là “cần chú ý ngăn ngừa coi sự khác nhau về tín ngưỡng mở rộng thành đối lập về chính trị”; “đối với tín ngưỡng tôn giáo không thể dùng sức mạnh hành chính, dùng phương pháp đấu tranh để tiêu diệt.” Yêu cầu người phụ trách về tôn giáo tín ngưỡng phải từ “ngăn chặn”, “đàn áp” trước đây chuyển biến thành “đoàn kết”, “hướng dẫn”; từ “chỉnh trị” chuyển biến thành “quản lý”.

Như vậy, đến nay, Tập đã cơ bản dẹp các bang phái lớn, dọn đường cho bước cuối cùng là loại bỏ thế lực Giang, Tăng và cả hệ thống chính trị của Giang, Tăng dựng lên. Giang, Tăng đúng là “tội đồ lớn” của người dân và đất nước Trung Quốc.

Giang Trạch Dân đã từng bị tòa án Quốc tế tại Tây ban nha truy tố về tội ác diệt chủng đối với Pháp Luân Công, chính điều này khiến cho nhiều cán bộ cấp cao trong ĐCSTQ quay lưng và hình thành một thế lực khác đối đầu với thế lực Giang Trạch Dân đồng thời hỗ trợ cho Tập Cận Bình.

Có thể nói, chiến dịch chống tham nhũng một cách triệt để “đả hổ, diệt ruồi, săn cáo” đã đụng đến những lãnh đạo cấp cao trong Trung ương Đảng, kể cả những thế lực bất khả xâm phạm là chưa có trong tiền lệ ĐCSTQ, và cách đối đầu theo kiểu một mất một còn cho chúng ta thấy ông Tập không đứng chung chiến tuyến với “thế lực Giang Trạch Dân”, một thế lực ma quỷ chính yếu của ĐCSTQ.

Như vậy nếu nhìn ở một góc độ nào đó có phải chiến dịch này chính là chiến dịch “tác cạn đầm lầy” Trung Nam Hải tương tự như cách của TT Trump làm đối với Washington DC?

Có thể thấy, ông Tập vào thế cưỡi hổ, nếu không giết được hổ sẽ bị hổ ăn thịt, an nguy của cá nhân và gia đình ông bị đe dọa. Cũng có thể vì vậy mà ông Tập đã buộc phải dùng lại "tuyệt chiêu" của Mao để đảo ngược tình thế, giành quyền lực: phát động Cách mạng Văn hóa 2.0, cuộc cách mạng mà chính cha con ông Tập là nạn nhân.

(Bài viết phản ánh quan điểm cá nhân tác giả)

Ngọc Minh



BÀI CHỌN LỌC

Tập Cận Bình - Ông là ai (Phần 2): Tại sao ông Trump lại luôn gọi ông Tập là bạn?