Thuốc gây ô nhiễm các dòng sông trên thế giới, chuyên gia cảnh báo đại dịch tiếp theo

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nghiên cứu mới cho thấy các loại thuốc do con người sử dụng đang gây ô nhiễm nghiêm trọng cho các dòng sông trên thế giới, chỉ riêng tại sông Kai Tak của Hồng Kông, phản ứng hóa học của 34 loại thuốc khác nhau đã được phát hiện. Các chuyên gia cảnh báo rằng ô nhiễm thuốc gây ra mối đe dọa với môi trường, sức khỏe con người trên toàn thế giới và có thể sinh ra đại dịch tiếp theo.

Theo BBC, một nghiên cứu toàn cầu do Đại học York ở Anh dẫn đầu cho thấy mức độ ô nhiễm của các dòng sông do thuốc và các sản phẩm thuốc gây ra "mối đe dọa đối với môi trường và sức khỏe toàn cầu".

Trong thử nghiệm này, hơn ¼ hoạt chất dược phẩm được phát hiện là không an toàn về mặt sinh học. Nghiên cứu lấy mẫu nước sông từ hơn 1.000 địa điểm trên 258 con sông ở hơn 100 quốc gia, là nghiên cứu lớn nhất cho đến nay về ô nhiễm thuốc trên các con sông. Báo cáo đầy đủ được xuất bản trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thuốc tiểu đường Metformin, thuốc động kinh Carbamazepine (CBZ) và thuốc giảm đau Paracetamol trong các mẫu nước sông, bao gồm cả caffeine thường thấy trong đồ uống cà phê và nicotine thường có trong các sản phẩm thuốc lá. Các con sông ở Pakistan, Bolivia và Ethiopia bị ô nhiễm nặng nhất, trong khi các con sông ở Iceland, Na Uy và rừng nhiệt đới Amazon lưu thông tốt nhất.

Báo cáo cho biết tác dụng của nhiều hợp chất dược phẩm phổ biến ở sông vẫn chưa được biết đến, nhưng thuốc tránh thai của con người hòa tan trong sông được xác định là ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh sản của cá, và các nhà khoa học lo ngại về mức độ kháng sinh trong sông tăng lên, có thể gây ảnh hưởng về kháng thuốc.

Báo cáo cho biết tác dụng của nhiều hợp chất dược phẩm phổ biến ở sông vẫn chưa được biết đến, nhưng thuốc tránh thai của con người hòa tan trong sông được xác định là ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh sản của cá. (Ảnh minh họa: wikimedia)
Báo cáo cho biết tác dụng của nhiều hợp chất dược phẩm phổ biến ở sông vẫn chưa được biết đến, nhưng thuốc tránh thai của con người hòa tan trong sông được xác định là ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh sản của cá. (Ảnh minh họa: wikimedia)

Tiến sĩ John Wilkinson tại Đại học York, Anh, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, nói với BBC rằng mọi người đã sử dụng những hóa chất này, có tác dụng lên cơ thể người, sau đó thải khỏi cơ thể người. Tuy nhiên, ngay cả những nhà máy xử lý nước thải tiên tiến và hiệu quả nhất cũng không thể hòa tan hoàn toàn các hợp chất này trước khi đi vào sông, hồ.

Theo The Guardian, Tiến sĩ John Wilkinson nói rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan khác đã cảnh báo rằng "kháng thuốc kháng sinh là mối đe dọa lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt và là đại dịch tiếp theo".

Báo cáo đề cập rằng các điểm nóng có nồng độ hoạt chất dược phẩm rất cao bao gồm Lahore, thành phố lớn của Pakistan, La Paz, thủ đô hành chính của Bolivia, Addis Ababa, thủ đô của Ethiopia và Madrid, Tây Ban Nha.

Mức độ ô nhiễm của Madrid, Tây Ban Nha nằm trong top 10%; Glasgow, Scotland và Dallas, Hoa Kỳ nằm trong top 20%.

Điều đáng chú ý là 34 thành phần dược hoạt tính khác nhau được phát hiện tại một địa điểm ở sông Kai Tak, Hồng Kông, cao nhất thế giới.

Sông Kai Tak, Hồng Kông, 2016. (Ảnh: wikimedia)
Sông Kai Tak, Hồng Kông, 2016. (Ảnh: wikimedia)

Theo báo cáo, vào ngày 15/2, Đại học Thành phố Hồng Kông đã công bố một cuộc khảo sát nghiên cứu rằng sông Kai Tak ở Đông Cửu Long và sông Lam Tsuen ở quận Tai Po, đều bị phát hiện chứa nhiều loại kháng sinh, trở thành “dòng sông kháng sinh”. Trong đó, thuốc tiểu đường khiến cá đực sinh ra với nội tạng cá cái.

Sông Kai Tak bị phát hiện chứa tới 34 loại thuốc, đứng đầu thế giới, trong đó kháng sinh ciprofloxacin và clarithromycin vượt tiêu chuẩn lần lượt là 1,3 và 5,5 lần.

Báo cáo chỉ ra rằng các loại thuốc phổ biến như thuốc giảm đau và kháng sinh được phát hiện ở các nước thu nhập thấp và đang phát triển; thuốc chống tăng huyết áp và chống trầm cảm phổ biến nhất ở các nước có thu nhập cao và phát triển.

Video:

Bách Diệp

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Thuốc gây ô nhiễm các dòng sông trên thế giới, chuyên gia cảnh báo đại dịch tiếp theo