Tiết kiệm có liên quan đến tuổi thọ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tiết kiệm có nghĩa là sống tằn tiện, tiết chế, không lãng phí; ngược lại có nghĩa là sống lãng phí, xa hoa. Vậy cuộc sống của con người có liên quan gì đến tiết kiệm?

Tuổi thọ có mối quan hệ thế nào với vật chất thụ hưởng?

Theo điều tra thống kê năm 2017 về tuổi thọ trung bình của nam và nữ trên thế giới, tuổi thọ trung bình của nam giới đứng đầu là 81,32 tuổi và tuổi thọ trung bình của nữ giới đứng đầu là 87,34 tuổi. [1] Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,5 tuổi, nam là 70,9, nữ là 76,6 tuổi. Tuổi thọ trung bình người Trung Quốc là 76,34 tuổi, nam là 73,64 tuổi và nữ là 79,43 tuổi. Tuổi thọ trung bình của dân số Đài Loan là 80,2 tuổi, trong đó nam là 77,01 tuổi, và nữ là 83,62 tuổi. Tuổi thọ trung bình của người Mỹ là 78,6 tuổi.

Tuy nhiên có một số người không sống được đến mức tuổi thọ trung bình. Vậy người sống lâu có quan hệ với điều gì? Mọi người nghiên cứu thảo luận rất nhiều, chẳng hạn như việc kiểm tra sức khỏe hàng năm là điều cần thiết, sau đó ăn thực phẩm cân bằng dinh dưỡng hàng ngày, không ăn đồ ngâm chua hoặc đồ hun khói. Ngoài ra, còn tập thể dục hàng ngày và vận động vừa phải, cũng như tâm trạng vui vẻ. Tất nhiên, không hút thuốc, uống rượu, v.v. Ngoại trừ những điều trên, thì rất ít người đề cập đến sự tiết kiệm cùng sống lâu là có liên quan với nhau.

Mấy năm gần đây, người dân các nước vốn trước đây nghèo khó như Việt Nam, Trung Quốc có tiền, đi du lịch nước ngoài trở nên phổ biến, đặc biệt là trong các dịp lễ tết, kỳ nghỉ, họ ra nước ngoài mua sắm hàng xa xỉ, tiêu xài hoang phí, vung tiền như rác. Có người mua năm sáu cái túi Louis Vuitton, vô số nước hoa, quần áo hàng hiệu, trang sức, nữ trang, đồ da, rượu, v.v. với niềm vui tràn trề.

Nếu là cuộc sống của tỷ phú, mua nhiều đồ xa xỉ như vậy chắc chắn không thành vấn đề, nhưng nếu là cuộc sống bình thường, vì gặp thời vận, cơ hội hay mối quan hệ nào đó mà trở nên giàu có tiền tài, thì thực ra lại khác. Từ những phước lành mà cuộc sống nên có, những người có địa vị không tương xứng, những người “đốt tiền” như vậy tương đương với đốt mệnh của họ, điều này chắc chắn sẽ rút ngắn tuổi thọ của họ trước.

Bởi vì mỗi người khi sinh ra đời đều đã có phúc phận, có người trúng mục tiêu mang đến phúc nhiều, có người trúng mục tiêu mang đến phúc ít. Nếu một người sớm được hưởng phước lành trong định mệnh của mình, thì chết yểu sẽ tùy vào đó mà đến.

Do đó, những người chi nhiều tiền và mua những viên kim cương, đồng hồ xa xỉ, những bộ đồ hàng hiệu nổi tiếng, trang sức, v.v.. nếu họ sinh ra chỉ là mệnh bình thường, thì đây chính là sử dụng trước phúc đức có trong mệnh để có tiền, rồi sẽ mất đi sinh mệnh trước thời gian đã định.

Hoàng đế và Hoàng hậu nhà Đông Hán rất coi trọng đức tính vâng lời và tiết kiệm. Hoàng đế lên ngôi khi còn trẻ, Đặng Thái hậu đã ban hành một sắc lệnh cho con cái của hoàng gia cùng học với con của họ Đặng, đồng thời đích thân giám sát và dạy kinh sách cho các nhân tài của đất nước. Tranh: "Truyện tranh về các hoàng hậu của các triều đại" của Jiao Bingzhen của triều đại nhà Thanh (phạm vi công cộng)

Ví dụ, nếu một người được sinh ra chỉ với phúc phận 5 tỷ đồng, và định mệnh có thể sống đến 70 tuổi, nhưng bây giờ họ nhận được 30 tỷ đồng nhờ một số cơ hội hoặc mối quan hệ. Trong vòng vài năm, họ có thể sử dụng hết 10 tỷ đồng, 20 tỷ đồng còn lại không đủ để họ chi tiêu cho đến khi họ 70 tuổi. Sau khi họ đã sử dụng hết 20 tỷ đồng này, cho dù người ấy chỉ mới 40 tuổi hoặc 50 tuổi, nhưng vì phúc lộc đã dùng hết, nên sẽ phải chết yểu.

Phúc lộc trong số mệnh là tiền định

Triều đại Nam Tống, đại thần Sử Hạo (1106-1194), từng là thầy của Tống Hiếu Tông, làm quan tới chức Thừa tướng, được phong Ngụy Quốc Công năm 89 tuổi.

Sử Hạo thi đậu khoa cử vừa vặn lúc bốn mươi tuổi. Trước khi thi đỗ, gia đình ông vô cùng nghèo khó. Một năm nọ, vào đêm giao thừa, ông cố gắng hết sức để chuẩn bị một chút thức ăn dâng lên tổ tiên, sau khi cúng tế ông đã ngủ quên. Trong lúc ngủ mơ, ông tựa hồ đang ở kinh thành, hai vị quý nhân trong hoàng cung cưỡi ngựa tới triệu kiến ông, thúc giục ông đi nhanh, Sử Hạo liền đi theo họ đến đại điện.

Có một người mang dáng vẻ của một vị hoàng đế ngồi ở giữa, hai bên trái phải là người hầu cận trong trang phục lộng lẫy với dáng vẻ trang nghiêm, khung cảnh rất long trọng. Hai vị quý tộc đưa Sử Hạo tiến lên bái kiến. Hai người dập đầu bái kiến, tương tự như nghi thức bái triều. Hai bên sảnh đại điện bài trí một cái bàn nhỏ, trên mặt bàn bày biện các loại đồ dùng bằng vàng bạc, long lanh rực rỡ.

Một lúc sau, người trên điện xuống truyền lời, nói phụng theo thánh chỉ ban thưởng cho Sử Hạo vàng bạc bảo vật, tổng cộng 470 món đồ. Sử Hạo vừa bối rối vừa sợ không dám nhận, hai người áo xanh nắm lấy cánh tay của Sử Hạo bảo ông bái tạ, Sử Hạo lúc này mới quỳ xuống cảm ơn, rồi lui ra ngoài.

Hai vị quý nhân lại đưa ông trở về, trên đường đi ngang qua một con sông lớn, vừa bước lên cầu đi được mấy bước liền trượt chân ngã xuống sông, Sử Hạo bừng tỉnh.

Hôm sau là mùng một Tết, Sử Hạo kể cho vợ nghe những gì xảy ra trong giấc mơ, vợ ông nghe xong cười nói: “Tối hôm qua là Giao thừa, dân gian rất coi trọng ngày Tết này. Nhưng nhà chúng ta ngay cả một chén rượu, một miếng thịt cũng không có, một năm trôi qua chẳng có gì. Làm sao có nhiều vàng bạc châu báu như vậy? Bất quá quỷ hồn giễu cợt ông thôi!”.

Sử Hạo bật cười khi thấy mình có giấc mơ này. Tuy nhiên không lâu sau, Sử Hạo thi đỗ khoa cử năm Thiệu Hưng thứ mười lăm đời Tống Cao Tông ( năm1145). Rồi tới năm Tống Cao Tông thứ 29 (năm 1159), Sử Hạo được thăng chức từ Mật Thư Lang thành Tư Phong Lang, làm thầy của Kiến Vương.

Ba năm sau, Tống Cao Tông thoái vị, Kiến Vương (Tống Hiếu Tông) lên ngôi, Tống Hiếu Tông phong Sử Hạo làm Thừa tướng. Kể từ đó, Thừa tướng Sử Hạo đã sống trong giàu sang phú quý hơn 30 năm. Ông liên tiếp nhận được ban thưởng, tổng cộng vừa vặn là 470 món đồ như trong mộng, vượt xa so với những người khác. (Nguồn: "Di kiên chí")

Từ trường hợp này, có thể thấy rằng Sử Hạo đã mơ thấy hoàng đế ban thưởng cho mình tổng cộng 470 món đồ bằng vàng bạc châu báu trước khi phát tài. Sau khi Sử Hạo phát tài, sống sung túc hơn 30 năm, số vàng bạc châu báu liên tiếp nhận được chính xác là 470 lượng, điều này cho thấy vận mệnh của ông đã định.

Phúc lộc định mệnh của một người dùng hết thì tuổi thọ của người ấy sẽ kết thúc

Vào thời nhà Tống, Ngô Công Thành, quê ở Hưng Hóa (nay là Bồ Điền, Phúc Kiến), tên tự là Quân Dữ, từ chức đại phu trở về quê ở tuổi 70. Ngô Công Thành nằm mơ thấy có người nói với mình: “Ông còn có 700.000 lạng bạc trong phủ”.

Sau khi tỉnh lại, Ngô Công Thành tìm các bằng chứng quan phủ chưa phát lương bổng cho mình, tính toán từng cái, tổng số lương bổng chưa lĩnh trùng với số tiền trong mơ.

Ngô Công Thành nói với các con trai của mình: "Tiền lương làm quan của cha chỉ đến đây thôi. Tiền lương chưa nhận sẽ được để lại trong quan phủ, bằng cách này, tuổi thọ của cha có thể kéo dài hơn".

Các con trai của Ngô Công Thành tuân theo lời của cha, và giữ im lặng về tiền lương của cha. Một năm sau, Ngô Công Thành vẫn chết. Khi Ngô Công Thành từ quan về quê, ông vẫn được lĩnh một nửa tiền lương hàng tháng, tính từ khi ông từ chức trở về nhà đến khi qua đời, số tiền lương này chính xác là 700.000 lạng bạc. Hóa ra số tiền được đề cập trong giấc mơ không phải là số tiền lương ông tích lũy được khi còn làm quan, mà là số tiền lương ông tiếp tục nhận được sau khi từ chức và trở về quê hương. Khi tiền lương của ông tiếp tục lên tới bảy trăm nghìn lượng bạc, thì sinh mệnh của ông kết thúc. (Nguồn: "Di kiên chí")

Tiêu sài vung phí, hết phúc lộc thì chết sớm

Một trường hợp khác, nếu một người muốn kết thúc cuộc đời sớm, hãy để họ tiêu xài hoang phí, xa xỉ; khi tiền của và phúc khí của người đó cạn kiệt, cuộc sống của họ sẽ kết thúc sớm.

Trong thời Khang Hy, Uông Dĩ Hân, quan tri huyện Thạch Đại, cùng người bạn họ Lâm luôn có mối quan hệ rất tốt. Sau khi họ Lâm qua đời trở thành Thần Thổ Địa của Thạch Đại. Mỗi khi đêm đến Uông, Lâm hai người mặc dù một người ở dương thế, một người ở âm phủ vẫn giao tiếp với nhau thân thiết như trong quá khứ.

Có một lần, Thổ Thần nói riêng với Uông Dĩ Hân rằng: "Nhà ông sẽ gặp tai họa, tôi không dám không nói cho ngươi biết, nhưng sau khi nói cho ông biết, e rằng tôi khó thoát khỏi bị Trời phạt".

Uông Dĩ Hân hỏi đi hỏi lại, và Thổ Thần nói: "Mẹ ông sẽ bị sét đánh".

Uông Dĩ Hân kinh hãi, khóc cầu xin Thổ Thần giúp đỡ.

Thổ Thần nói: "Đây là quả báo kiếp trước làm ác, quan chức của tôi thấp, làm sao cứu được?"

Uông Dĩ Hân càng không ngừng khóc và cầu xin Thổ Thần, Thổ Thần nói: "Chỉ có một cách có thể cứu. Ông nên cố gắng hết sức thành tâm hiếu thảo với mẹ của mình, bình thường mẹ ông ăn uống chi tiêu, ông đều chuẩn bị gấp mười lần bình thường, vung tiền của hoang phí như vậy có lẽ sẽ tiêu hết phúc phần của bà mà chết, có thể chết bình thường. Khi đó Lôi Thần đến cũng không có đất dụng võ nữa rồi".

Uông Dĩ Hân theo lời Thổ Thần nói mà làm, quả nhiên mẹ Uông vài năm sau qua đời. Ba năm sau, trời mưa lớn, Thiên Lôi thực sự đến. Những tia sét lóe lên xung quanh quan tài, khiến khí lưu huỳnh tràn ngập căn phòng, nhưng cuối cùng sét không đánh xuống mà bay lướt qua mái nhà, sau đó đánh nát tượng trong miếu Thổ Thần thành một đống đất. (Nguồn: "Tử bất ngữ")

Có thể thấy, tiết kiệm không chỉ là một đức tính tốt mà còn là một phương pháp có thể khiến con người sống lâu hơn, cũng tương đương với việc trân trọng phước báu và trân trọng những điều may mắn trong cuộc sống, để những người tiết kiệm có thể sống lâu hơn.

Ghi chú [1]: Thứ hạng về tuổi thọ trung bình của nam và nữ trên thế giới là: Hồng Kông (81,32 tuổi), Nhật Bản (80,98 tuổi), Cộng hòa Síp (80,9 tuổi), Ai-xơ-len (80,7 tuổi), Thụy Sĩ (80,7 tuổi) ); Xếp hạng tuổi thọ trung bình là: Hồng Kông (87,34 tuổi), Nhật Bản (87,14 tuổi), Tây Ban Nha (85,42 tuổi), Pháp (85,4 tuổi), Hàn Quốc (85,2 tuổi).

Tác giả: Thái Nguyên - Epochtimes
Tuyết Liên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Tiết kiệm có liên quan đến tuổi thọ?