Từ ‘tình yêu’ nói về đạo đức bị biến dị

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào thời cổ đại, khi đạo đức của con người tương đối cao, giữa vợ chồng với nhau là tôn trọng nhau như khách, yêu thương và ân cần.

Đối với những cặp đôi được gọi là yêu nhau (ân ái) thì chữ “ân” đứng trước, chữ “ái” (yêu) đứng sau. Bởi vì người xưa biết thiên mệnh không thể trái. Được thành vợ thành chồng phải có nghiệp kiếp trước mới có quả kiếp này, đó là ân trời, ân cha mẹ. Và nhiều người trong số họ kiếp trước nhận ân huệ của người khác, kiếp này nguyện kết thành vợ chồng để đền đáp ân tình. Vợ chồng lúc đó tồn tại nhiều cảm kích, “ân” là nền tảng, trong “ái” có lý tính nên vợ chồng sống cùng nhau đến bách niên giai lão.

Nói là do cha mẹ sắp đặt, kỳ thật khi đó mọi người đều biết đó chỉ là biểu hiện hình thức, thực ra là có ông Tơ bà Nguyệt làm mối se duyên. Ngàn dặm đường nhân duyên quanh co được kết nối bằng một sợi tơ hồng, và tất cả đều do Thần an bài.

Tiên nữ trong tiên giới động tâm phàm bị đày xuống nhân gian, thực ra có cùng bản chất như việc Trư Bát Giới rơi xuống phàm tục, chỉ là sau khi được người có học xử lý thì câu chuyện trở nên sinh động như hoa, thật sự có vị tiên nào lại nguyện ý muốn xuống nhân gian làm người thường sao? Con người nhân gian vẫn đang khổ tu, buông bỏ tâm phàm để lên thiên đường, còn nỗi buồn của thần tiên nào ai biết.

Khi người ta còn coi trọng đạo đức truyền thống, nam nữ ở bên nhau mà không được cha mẹ cho phép, làm như vậy gọi là ngoại tình hay bỏ trốn, đều bị coi là đại nghịch vô đạo. Lương Trúc không tuân theo mệnh lệnh của cha mẹ mình, tuy rằng nó được mô tả đầy đẹp đẽ và đáng khao khát, nhưng việc làm của họ không ở trong đạo. Bây giờ trong đầu người ta đầy rẫy những khái niệm như tự do, phản kháng, buông thả, không biết mệnh trời, coi đó là những câu chuyện thần thoại đẹp đẽ.

Ngày xưa, người ta xấu hổ không công khai nói về cuộc sống hôn nhân, bây giờ tivi, báo, đài,… tràn ngập những chủ đề này, tiến từ nông cạn đến thâm sâu, nghiễm nhiên trở thành đề tài nghiên cứu, bàn tán sôi nổi. Bên thứ ba chen chân được ca ngợi là ngoại tình, các quốc gia chỗ nào cũng có.

Người đời nay không biết nhân quả, nói nhiều đến chữ “ái”. Về mặt ngôn từ, chữ “ân” (恩) có “nhân quả” (因) ở trên “trái tim” (), ý nói tình yêu chẳng qua là trái tim kẹp ở bên trong thừa nhận mà thôi. Hỷ, nộ, ai, lạc, khổ đều chịu đựng trong bình ngũ vị này. Nếu không có lý trí và đạo đức vững chắc làm nền tảng, hai người ngoài mặt yêu đương nồng nhiệt, nhưng cũng sẽ chuốc lấy vô số nghiệp chướng cho mình và cho người đời mà không hay biết!

Tác giả: Qingyi - Epochtimes

Nguyên Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Từ ‘tình yêu’ nói về đạo đức bị biến dị