Bí mật cuộc đời Lý Thường Kiệt (Phần 8.3): Như Nguyệt sinh tử chiến - Tái chiếm Như Nguyệt, đồng quy vu tận

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chiến lũy Yên Dũng chắn đường về Cổ Pháp, là nơi quân Tống nhất quyết phải vượt qua. Trước sức mạnh của đoàn quân 11 vạn người do danh tướng Yên Đạt, Khúc Chẩn chỉ huy đánh ép tới, quân Việt không có lựa chọn nào khác ngoài việc tử chiến. Họ sẽ dùng mạng sống của mình tranh thủ từng giây quý giá cho đồng đội cũng đang quyết tử nơi phòng tuyến Cổ Pháp. Họ tuyệt đối không được thua, chỉ có thể cùng chết với giặc mà thôi.

Xem lại:
Bí mật cuộc đời Lý Thường Kiệt (Phần 8.2): Như Nguyệt sinh tử chiến - Quyết tử vì Thăng Long

Tìm đường sống từ trong chỗ chết

Ngày 20 tháng Giêng năm 1077, Quách Quỳ và phần lớn binh lực của Tống lúc này đã đột phá được lũy Như Nguyệt. Họ tập trung quân lập trại trú phòng và đang đợi chiến báo của các cánh quân còn lại để cùng tiến về Thăng Long. Quách Quỳ không hề lo lắng vì cánh quân Yên Đạt hơn 10 vạn người đã đột phá phòng tuyến Phú Lương thành công, đang tiến về đột phá Yên Dũng, sau đó sẽ cùng cánh kỵ bộ hỗn hợp 6 vạn quân của Miêu Lý công phá Cổ Pháp. Trong khi đó cánh quân phía Vạn Xuân với quân số vượt trội chỉ phải đối đầu với đội quân nhỏ hơn của Trung Thành và Tín Nghĩa Vương, hoàn toàn không có khả năng thất bại. Trong cuộc họp chỉ huy ngày 21 tháng Giêng, Quách Quỳ tự tin 10 phần ra lệnh cho hai cánh quân:

“Nội trong ngày mai 22, Yên Đạt phải phá cho được Yên Dũng. Miêu Lý phải nhổ cho được cái gai Cổ Pháp. Hai đạo sẽ cùng tiến về Thăng Long”

Tình thế Thăng Long lúc này quả thật là nghìn cân treo sợi tóc, tồn vong chỉ trong nay mai. Điều này bắt buộc các lãnh tụ Đại Việt phải đi những nước cờ binh pháp cực hiểm mới giải quyết được thế cục này. Chiến lược lần này ngoài đối sách của nguyên soái Thường Kiệt còn đòi hỏi phải có tinh thần quả cảm và không ngại hy sinh của chư quân tướng mới khả thi. May mắn là quân đội nhà Lý đã hình thành nên một đức tính “vị quốc vong thân” từ lâu nên cũng không thành vấn đề.

Để phá thế bao vây Thăng Long thì phải giải quyết nút thắt tại chiến lũy Như Nguyệt, cần phải thực hiện cùng lúc thành công ba mục tiêu chiến lược trên một chiến tuyến dài hàng trăm cây số với rất nhiều các cánh quân khác nhau như sau:

- Phải dùng một binh lực ít hơn nhưng lại cường thế, công phá cho bằng được đại doanh đầu não do Quách Quỳ chỉ huy, đẩy chúng về bờ bên kia.

Hai vua nhà Trần và Hưng Đạo Vương quyết định tạm lui binh để bảo toàn quân lực.
Phải dùng một binh lực ít hơn nhưng lại cường thế, công phá cho bằng được đại doanh đầu não do Quách Quỳ chỉ huy. (Ảnh qua tailieunguvan.com)

- Cùng lúc phải đập nát mũi tiến công đang điên cuồng tiến về Yên Dũng của 11 vạn quân Yên Đạt và 6 vạn quân Miêu Lý đang ở tại Cổ Pháp. Đánh bại Yên Đạt tại Yên Dũng và đánh bại Miêu Lý tại Cổ Pháp, sau đó điều quân thần tốc đánh thẳng vào đại doanh còn lại do Triệu Tiết chỉ huy, chiếm lại lũy Như Nguyệt.

- Dùng binh lực ít hơn nhưng phải đánh tan đạo quân 20 vạn đang công đánh Vạn Xuân của Tu Kỷ, sau đó chia quân làm hai vừa đánh đại bản doanh bờ nam vừa đánh hậu cứ quân địch bờ bắc để bức chúng phải rút khỏi Như Nguyệt.

Yêu cầu cuối cùng cho cả ba cánh quân đó là tuyệt đối không thể để quân Tống trụ vững bên bờ Nam, do đó dù có hy sinh hết cũng phải ôm theo quân Tống mà chết. Có thể coi như một loại chiến lược “tìm đường sống trong cái chết” và sẵn sàng “đồng quy vu tận” vậy. Những mục tiêu chiến lược thoạt nghe tưởng như truyện thần thoại, ấy vậy mà đã được quân tướng Đại Việt thực hiện thành công trong những đêm trường lịch sử của tháng Giêng năm 1077 đó. Quả là một Thần tích trong chiến tranh vậy. Người viết cho rằng lúc Lý Thường Kiệt cho các cao thủ nội công trong quân vào đền Trương Hống Trương Hát đọc bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, hàm ý nói rằng Thần linh sẽ giúp nước Nam thắng ngoại xâm, ắt cũng sẽ tin rằng Thần thực sự tồn tại khi chứng kiến quân đội của ông hoàn thành xuất chúng những nhiệm vụ chiến lược khó còn hơn lên trời lúc đó.

Phá doanh Triệu Tiết, Thiên Ninh bỏ mình vì nước

Sau khi dùng mưu đánh thuốc vào lương thực mà đánh bại được tướng Miêu Lý, cầm tù toàn bộ đoàn quân của y, vì chiến sự quá nguy cấp, nên mặc cho quân số không bằng giặc nhưng Thiên Ninh công chúa vẫn chỉ huy đoàn quân của mình công chiếm lũy Như Nguyệt, tấn công doanh trại do Triệu Tiết trấn giữ. Trận đánh vô cùng khủng khiếp này diễn ra trong đêm, thành công đánh chiếm lại lũy Như Nguyệt từ tay Triệu Tiết, đánh tan 10 vạn quân thiện chiến nhất của giặc, số tàn binh còn lại chạy về lại bờ bắc. Nhưng quân ta cũng phải trả giá vô cùng đắt khi hiệu Ngự Long chỉ còn một phần ba, hiệu Quảng Thánh còn một nửa, toàn bộ đội nữ thị vệ hy sinh cùng với Thiên Ninh công chúa, quận chúa Kim Loan cùng danh tướng Phạm Dật. Xác người, ngựa và vũ khí tan nát khắp nơi trải dài trong một vùng chiến trường hơn hai mươi dặm.

“Công chúa Thiên Ninh ra lệnh mở xe chở thú. Đội tượng binh, ngao binh đánh thẳng ra bờ sông. Đội hổ binh đánh sang trái, đội báo binh đánh sang phải. Tiếng thú gầm, tiếng quân reo, tiếng trống thúc hòa lẫn với tiếng vũ khí chạm nhau, tiếng người gào thét vang lên bên bờ sông đầy hoa Xuân. Đúng lúc đó, hiệu Quảng Thánh cũng chia làm bốn mũi, lao vào vòng chiến. Sau khi cả hai hiệu bắt tay được với nhau, thì hiệu Ngự Long đánh quặt về trái; hiệu Quảng Thánh đánh quặt sang phải. Trời vẫn tối như mực. Quân Việt như đánh vào chỗ không người, lại có thú binh yểm trợ. Đao kiếm chém phầm phập, thương mâu đâm vào người như xiên chả, thú binh gầm thét nhảy vào vồ, cắn. Quân Tống chỉ còn biết la hoảng, rồi không kịp mặc quần áo, bỏ chạy tán loạn về phía bờ sông, xô đẩy nhau xuống phù kiều tuôn về Bắc ngạn.

Trong cái giây phút tranh sống ấy, tướng không khiến được quân, quân không nghe lời tướng, người người xô đẩy nhau, ngã xuống sông. Thế là không đầy một khắc, hai đạo binh 10, 11 phần chết, phần rơi xuống sông, phần tháo lui về Bắc ngạn.

Giữa lúc đó, từ hạ lưu sông Cầu, hai đoàn chiến thuyền kéo cờ Việt đang chèo tới như bay. Một đoàn kéo kỳ hiệu hạm đội Thần-phù, một đoàn mang kỳ hiệu hạm đội Bạch Đằng. Trên chiến thuyền, binh sĩ gươm đao sáng choang, chiêng trống rung động trời đất. Hạm đội Thần Phù đổ hiệu Hùng Lược ngay cạnh hiệu Ngự Long. Hạm đội Bạch Đằng đổ hiệu Vạn Tiệp ngay cạnh hiệu Quảng Thánh. Vừa lên tới bờ, hai hiệu Hùng Lược, Vạn Tiệp lăn xả vào tấn công địch. Quân Tống đang bị kinh hoàng vì phù kiều bị cắt, hậu cứ đang chìm trong biển lửa, bây giờ quân Việt có thêm viện binh đánh như sét nổ. Cuộc giao chiến không đầy hai khắc, quân Tống bị đánh bật về bờ sông, rồi binh, tướng cùng nhảy đại xuống sông bơi về Bắc ngạn”. (Nam quốc sơn hà-Trần Đại Sỹ)

Công phá đại doanh Tống, nhị vương cùng tuẫn quốc

Cánh quân của Tín Nghĩa Vương sau khi đánh bại quân của Tu Kỷ, Đào Bật liền ào ạt tấn công bờ Bắc sông Cầu nhằm triệt phá hậu phương quân địch do Quách Quỳ trấn giữ. Trận tập kích này không thể không làm dù đây là Tổng hành doanh lớn nhất, do đích thân chủ tướng của địch cùng các quân đoàn tinh nhuệ trấn giữ. Nếu không tấn công thì quân địch từ bờ Bắc sẽ liên tục đổ lên bên kia sông, Thăng Long chắc chắn sẽ mất. Quách Quỳ với tài dụng binh cao siêu đã phục sẵn một đạo kỵ binh tập kích sau lưng quân của Nhị vương khi vừa rời bờ tấn công quân doanh của hắn.

Vị tướng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam từng xuất binh chinh phạt Trung Quốc - Kỳ 1
Quách Quỳ với tài dụng binh cao siêu đã phục sẵn một đạo kỵ binh tập kích sau lưng quân của Nhị vương khi vừa rời bờ tấn công quân doanh của hắn. (Ảnh qua kienthuc.net.vn)

Trận tập kích oai hùng này làm cho quân Tống rúng động với tổn thất lớn và Quách Quỳ phải ra lệnh cho rút quân về bờ Bắc, tuy nhiên quân ta cũng tổn thất rất lớn do quân địch đông gấp nhiều lần và bị kỵ binh mai phục đánh thiệt hại nặng. Hai danh tướng của ta là Trung Thành Vương và Tín Nghĩa Vương cùng toàn bộ 400 thân binh và hai vạn Thiên tử binh với 10 đại tướng chỉ huy đều hy sinh trong trận này.

“Dưới ánh đuốc chập chờn, Quỳ đưa mắt quan sát: Hai trại quân đã bị phá tan nát. Lều bốc cháy ngùn ngụt, quân Tống nằm la liệt trên mặt đất; kẻ thì chết, người thì quằn quại bị thương. Ba trại còn lại đang dùng lá chắn chống nỏ thần. Quân sĩ dùng đao, cung tên chống với thú binh. Thiên tử binh Đại Việt như đàn hổ đói, được thú binh yểm trợ đang chém giết quân Tống. Quân Việt dàn trận thành ba mũi tấn công, khi chĩa vào chỗ nào, quân Tống bị đánh ngã chỗ đó”.

Đạo kỵ binh của Quách Quỳ sắp đặt tập kích quân ta đã phát huy tác dụng kinh người của nó. Quân sĩ Đại Việt vốn là thủy binh tập kích doanh trại Tống lưỡng đầu thọ địch nên tổn thất rất lớn.

“Trong khi hiệu Long Dực tấn công vào trại Tống, tất cả Lôi tiễn trực thuộc các hiệu Long Dực, Đằng Hải, Vạn Tiệp, Hùng Lược đều được tập trung vào bốn khu gần trại Tống rồi nã vào doanh đệ nhất, đệ nhị. Chính cuộc nã Lôi-tiễn này, đã làm tan rã hàng ngũ bốn đạo binh triều Tống. Trung Thành vương, Tín Nghĩa vương leo lên cây cao gần trại Tống quan sát chiến trường. Giữa lúc cuộc chiến sôi động nhất, thì nhị vương thấy có nhiều tiếng reo hò ở căn cứ Nham Biền vọng lại. Hai vương dương mắt nhìn về, thì một cảnh tượng kinh hồn táng đởm diễn ra: Chiến mã Tống hàng hàng lớp lớp tay cầm đuốc đang tấn công vào phía sau lưng doanh trại của hiệu Hùng Lược, Vạn Tiệp. Quân hai bên đã lẫn vào nhau. Thiên tử binh đang hết sức chiến đấu với thiết kỵ. Còn doanh trại của hiệu Đằng Hải nằm trên sườn núi, nên thiết kỵ Tống chỉ vây ở bên dưới rồi dùng lao phóng lên. Nhị vương vội tụt xuống, rồi lấy ngựa khẩn trở về trại. Tín Nghĩa vương vào trại của hiệu Hùng Lược. Trung Thành vương vào trại của hiệu Đằng Hải. Doanh trại của cả hai hiệu đều bị cắt làm ba, làm bốn khúc”. (Nam quốc sơn hà-Trần Đại Sỹ)

Yên Dũng quyết tử, chư tướng vì nước bỏ mình

Chiến lũy Yên Dũng chắn đường về Cổ Pháp, là nơi quân Tống nhất quyết phải vượt qua. Trước sức mạnh của đoàn quân 11 vạn người do danh tướng Yên Đạt, Khúc Chẩn chỉ huy đánh ép tới, quân Việt không có lựa chọn nào khác ngoài việc tử chiến. Họ sẽ dùng mạng sống của mình tranh thủ từng giây quý giá cho đồng đội cũng đang quyết tử nơi phòng tuyến Cổ Pháp. Họ tuyệt đối không được thua, chỉ có thể cùng chết với giặc mà thôi.

Trận địa phòng thủ nơi này do Thượng tướng quân Lý Đoan và vợ là quận chúa Ngọc Liên của Đại Việt chỉ huy gồm có Thiên tử binh các hiệu Bổng Nhật, Trường Yên. Ngoài ra còn có kỵ binh bổ sung gồm 1 vạn người ngựa do danh tướng Hà Mai Việt chỉ huy. Đoàn kỵ binh này trước đây chỉ có 5000 ngựa, giờ bổ sung thêm ngựa lấy được của quân Tống nên đã lên đến 1 vạn quân, khí thế vô cùng mạnh mẽ.

Trận Yên Dũng này cũng là trận đánh mà những chú trâu hiền lành của Đại Việt lần đầu tiên được ghi danh vào lịch sử chống ngoại xâm.

“Lửa bốc cao trên các bó cỏ. Lại có tiếng tù và, tiếng trẻ gọi trâu. Một tiếng pháo nổ lớn, từ trong chiến lũy, ba đội Phe-hổ, Phe-báo, Phe-gấu được Thiên-tử binh hộ tống, chui ra khỏi chiến lũy. Chúng lội ruộng cực kỳ nhanh, thoát một cái, chúng đã cỡi trên lưng trâu, rồi thổi tù và, cất tiếng ra lệnh cho trâu. Đám Thiên-tử binh cũng nhảy lên lưng những con trâu còn lại. Đoàn trâu rống lên đẩy xe tiến về trận tuyến Tống. Hai lớp quân Tống núp sau những tấm phên bằng cỏ tươi thấy đoàn trâu hóa điên đẩy ra lửa quay ngược về trận mình thì kinh hoảng. Chúng bỏ phên tháo chạy. Nhưng sức người chạy dưới bùn sao bằng sức trâu? Chúng bị trâu đẩy xe chứa rơm-rạ cháy ngùn ngụt cán lên người, bị Thiên-tử binh bắn ngã la liệt trên cánh đồng đầy nước. Thế là trận Tống bị vỡ”. (Nam quốc sơn hà-Trần Đại Sỹ)

Trận chiến này sau được chép trong gia phả họ Khúc như sau:

“...Yên Đạt sai bắt trâu đẩy xe chất rơm-rạ kết thành trận đốt ải Yên Dũng, nhưng Yên không dám chỉ huy, mà giao cho tổ (Khúc Chẩn). Trong khi quan quân đang đốt ải, thì tướng Man là Lý Đoan dùng mục đồng sai trâu quay ngược lại đánh Thiên binh. Trận bị vỡ. Tổ can đảm cùng đội võ sĩ cản hậu, chống với bầy trâu. Nhờ vậy, quân Thiên binh mới không bị tan”.

Tuy nhiên với quân số áp đảo, quân Tống vẫn kiên quyết tiến lên, hòng dùng biển người để phá thế trận phòng thủ ở Yên Dũng. Quân Việt phải tận dụng kỵ binh đánh tập hậu cùng các cánh quân khác chặn đường lùi mới có thể ép chúng rút lui.

“Quân Tống quá đông, ào ạt vào trong chiến lũy, tràn ngập khắp nơi, chúng phóng hỏa đốt doanh trại, nhà cửa. Cả một vùng. lửa bốc cháy, khói đen ngập bầu trời trong tiếng thú gầm, tiếng trâu rống, tiếng trống thúc, tiếng lệnh kêu đến độ không ai có thể nghe được tiếng người bên cạnh nữa. Quân Việt chiến đấu trong tuyệt vọng. Bỗng quân Tống ở phía ngoài chiến lũy la hoảng lên, làm Yên Đạt phải quay lại nhìn. Bất giác y nổi gai ốc: Kỵ binh Đại Việt xuất hiện thế như thác đổ, dàn thành một tuyến dài đánh từ Tây sang Đông, cắt đứt trận tuyến phía ngoài chiến lũy của Tống. Quân Tống chưa kịp phản ứng, thì kỵ binh lại từ Đông đánh quặt về Tây. Thế là quân Tống bị cắt làm ba đoạn, một đoạn trong chiến lũy, một đoạn bị đánh tan, và một đoạn về phía Phú Lương. Hiệu binh Thiên Trường đang đuổi theo cánh quân này.

Quân Tống kinh hoàng, hàng ngũ rối loạn, nhưng Yên Đạt là tướng tài. Y chia quân làm hai quay lưng lại với nhau mà chiến đấu trong tuyệt vọng. Y ra lệnh cho các tướng:

–Dù gì, ta cũng đông gấp ba chúng. Ta chỉ dơ tay là chiếm được chiến lũy. Tiến lên! Trận chiến vẫn tiếp tục diễn ra.


Bà ngừng lại cho Yên Đạt suy nghĩ:

–Tướng quân nổi tiếng là người thương yêu binh sĩ. Đằng nào thì cái mộng đánh Thăng Long của tướng quân cũng hóa ra hư ảo rồi. Tiến lên chỉ làm cho binh tướng chết vô ích mà thôi. Vậy tốt hơn hết là bảo vệ lấy chủ lực. Vậy nếu tướng quân muốn, tôi sẽ mở vòng vây cho tướng quân, để tướng quân rút về Phú Lương an toàn. Không biết tướng quân nghĩ sao?

–Thế còn quân của Thân Cảnh-Long chặn đường về Tống?

Yên Đạt đặt vấn đề:

Liệu vua Bà có hứa rằng mở vòng vây, cung cấp lương thảo cho chúng tôi trên đường rút quân không?

–Tôi hứa!

Vua Bà vẫy tay, một nữ binh chạy lại gần, ngài trao cho nữ binh này một binh phù: – Người đem ra ngoài trao cho Vũ kỵ đại tướng quân nói rằng có lệnh của ta, mở đường cho quân Thiên triều lui về.

Nữ binh cầm binh phù hiên ngang đi qua trận của quân “Thiên triều”, ra ngoài chiến lũy trao cho Hà Mai Việt. Lập tức kỵ binh lùi lại dàn thành hàng dài thăm thẳm dọc con đường đi Phú Lương. Yên Đạt phất tay. Quân Tống vác xác đồng đội, vác thương binh, từ từ rời khỏi chiến lũy. Còn y, tay y cầm kiếm cùng đội thân binh đứng cản hậu”. (Nam quốc sơn hà- Trần Đại Sỹ)

(Còn nữa...)

Minh Bảo



BÀI CHỌN LỌC

Bí mật cuộc đời Lý Thường Kiệt (Phần 8.3): Như Nguyệt sinh tử chiến - Tái chiếm Như Nguyệt, đồng quy vu tận