Vị “Hoàng đế đứng” bị chém ngày 1300 nhát dao, tối mới được húp hai bát cháo loãng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Từng sánh ngang với tên tuổi của đại tham quan Hòa Thân về mức độ giàu có, hoạn quan khét tiếng Minh triều này thậm chí đã lọt vào danh sách 50 nhân vật giàu nhất trong 1000 năm qua, thậm chí còn được gọi là "Hoàng đế đứng". Nhưng với những tội trạng trời không dung, đất không tha, cuối cùng đại thái giám khét tiếng Minh triều phải đối mặt với hình phạt khủng khiếp nhất của thời trung cổ.

Đại thái giám nhà Minh với danh hiệu "Hoàng đế đứng"

Lưu Cẩn (1451-1510) là một thái giám làm việc dưới thời nhà Minh, là người Hưng Bình (Thiểm Tây, Trung Quốc). Năm 6 tuổi, Lưu Cẩn được thái giám Lưu Thuận nhận nuôi và sau đó thì tịnh thân để vào cung làm việc.

Năm 1492, Lưu Cẩn được chuyển từ vai trò là người canh lăng mộ của Minh Hiến Tông sang công việc hầu hạ, phục vụ cho Đông cung Hoàng thái tử Chu Hậu Chiếu, tức Hoàng đế Chính Đức tương lai, và rất được lòng thái tử.

Năm 1505, Minh Hiếu Tông qua đời vì bạo bệnh. Thái tử Chu Hậu Chiếu thuận lợi đăng cơ, trở thành Minh Vũ Tông. Lưu Cẩn sau đó trở thành người đứng đầu hoạn quan. Từ đó, Lưu Cẩn dần có thêm quyền lực và sự ảnh hưởng, và được biết đến như là thủ lĩnh của Bát hổ.

Lưu Cẩn cậy Vũ Tông trọng dụng, liền tìm cách kết bè kết phái, liên tục củng cố thế lực của mình trong triều đình. Phe cánh của y không ngừng áp bức dân chúng, tham ô hủ bại, khiến triều đình ngày càng nhiễu loạn.

Thậm chí, bách tính bấy giờ thường truyền tai nhau câu nói: Thời nay có hai vị Hoàng đế, một người họ Chu ngồi trên ngai vàng, một người họ Lưu đứng cạnh ngai vàng. Danh hiệu "Hoàng đế đứng" này không ai khác chính là Lưu Cẩn.

Bách tính bấy giờ thường truyền tai nhau câu nói: Thời nay có hai vị Hoàng đế, một người họ Chu ngồi trên ngai vàng, một người họ Lưu đứng cạnh ngai vàng. (https://baike.baidu.com/)

Khối tài sản “khủng” tương đương thu nhập quốc gia của hơn 150 năm cộng lại

Tuy nhiên, đúng như lời đánh giá của Lý Hồng Chương về Lưu Cẩn: “có vẻ là người có tài thao lược, nhưng không có tài lớn”.

Trở thành Trưởng ban Nghi lễ, Lưu Cẩn nổi tiếng với việc thay đổi các tấu chương được gửi đến và phản hồi từ Hoàng đế. Điều này có nghĩa là về cơ bản, ông đã kiểm soát những gì Hoàng đế biết và những gì Hoàng đế đã phê duyệt. Sau đó, ông trở thành Tư lễ giám của các quần thần, và được biết đến vì nhận hối lộ từ các quan chức cấp cao. Lưu Cẩn nhân cơ hội quan lại các nơi ba năm vào kinh một lần để báo cáo công việc, liền trắng trợn đặt ra luật ngầm: Người nào có ít thì nộp 1000 lượng bạc, nhiều thì nộp 5000 lượng bạc, người nộp nhiều thì thăng chức, kẻ không nộp bị giáng chức.

Cứ như vậy, Lưu Cẩn lợi dụng quyền lực và chức vụ của mình để thiết lập một mạng lưới tham ô trắng trợn với nhận hối lộ với mức giá thuộc hàng "cắt cổ".

Lưu Cẩn cũng rất có ảnh hưởng trong quân đội. Ở đỉnh cao quyền lực của Lưu Cẩn, tất cả các hành động quân sự phải được ông chấp thuận, giúp ông có nhiều quyền lực hơn các tướng lĩnh.

Sau khi tái lập Tây Xưởng và giao cho Cốc Đại Dụng quản lý, Lưu Cẩn đã thuyết phục hoàng đế tạo ra một Nội Xưởng, nơi giám sát các mối nguy hiểm trực tiếp lên ngai vàng và sự an toàn của Hoàng đế. Nội Xưởng được làm giám sát viên cho hai Xưởng kia, Đông và Tây, do đó củng cố quyền lực của Lưu Cẩn. Kho đã bức hại nhiều đối thủ chống đối với Lưu Cẩn và các chính sách của ông ta. Người ta ước tính rằng hơn 1000 người đã bị giết trong Nội Xưởng.

Những hành vi độc ác này của thái giám họ Lưu đã khiến cho một hoạn quan khác là Trương Vĩnh vô cùng căm giận. Năm 1505, Trương Vĩnh qua điều tra đã nắm được nhược điểm chí mạng của Lưu Cẩn, đồng thời khéo léo lợi dụng những chứng cớ này để tố cáo tội ác của ông ta với nhà vua.

Trong những chứng cứ Trương Vĩnh đưa ra, có bằng chứng phát hiện Lưu Cẩn làm giả ngọc tỷ, cất giấu vũ khí trái phép. Số châu báu, vàng bạc mà hoạn quan này tham ô có giá trị tương đương với hơn thu nhập tài chính của hơn 150 năm của thời kỳ đó cộng lại.

Năm 1510, lực lượng Cẩm y vệ đã được Chính Đức gửi đến để bắt giữ và tịch thu tài sản của ông. Trong quá trình lục soát, các binh lính đã tìm thấy tổng cộng 12.057.800 lượng vàng và 259.583.600 lượng bạc, cùng các loại châu báu nhiều không kể xiết. Chỉ riêng số bạc trong gia tài ấy cũng đã gấp 6 lần quốc khố Minh triều vào thời điểm đó.

Năm 1510, lực lượng Cẩm y vệ đã được Chính Đức gửi đến để bắt giữ và tịch thu tài sản của ông. (Ảnh: Baidu)

Vào năm 2001, tờ The Wall Stress Journal Asia đã đưa Lưu Cẩn vào danh sách 50 người giàu có nhất thế giới trong vòng 1000 năm qua. Gia tài của thái giám này cũng sánh ngang với nhiều nhân vật lớn như Thành Cát Tư Hãn, Hòa Thân, Tống Tử Văn…

Cái kết bi thảm cho kẻ tham lam

Không chỉ một lượng lớn vàng bạc châu báu được tìm thấy, trong nhà Lưu Cẩm còn có nhiều cung tên, súng ống, thậm chí là một công cụ ám sát đặc biệt: Hai con dao găm được giấu trong chiếc quạt lớn mà nhà vua vẫn thường sử dụng.

Sau khi nhận được chứng cứ tố cáo của Trương Vĩnh, Hoàng đế Chu Hậu Chiếu vô cùng tức giận, ban cho Lưu Cẩn một cái chết tàn khốc nhất: lăng trì. Hình thức xử tử ấy khiến phạm nhân phải chịu đau đớn, bị tùng xẻo cho tới khi tắt thở.

Theo luật pháp thời nhà Minh, những kẻ mắc trọng tội sẽ bị xử lăng trì, tội càng nặng thì số lần cắt càng nhiều.

Riêng trường hợp của Lưu Cẩn, vị "Hoàng đế đứng" khét tiếng một thời ấy phải chịu tổng cộng 3357 nhát lăng trì và tiến hành trong vòng 3 ngày, không để cho phạm nhân chết giữa chừng.

Vào ngày hành hình thứ nhất, Lưu Cẩn phải nhận 1.300 dao, sau khi đưa về nhà lao vẫn có thể húp hết hai bát cháo. Những ngày sau đó, số đao mà kẻ này phải nhận tiếp tục duy trì, cuối cùng khiến Lưu Cẩn chết trong đau đớn.

Bỏ qua công lao của các hoàng đế, điều duy nhất mà người ta chỉ trích triều đại nhà Minh (Trung Quốc) là chế độ độc tài của các hoạn quan. Kể từ thời Minh Thành Tông, hoạn quan luôn đóng một vai trò chính trị quan trọng. Nhóm người này hãm hại thường dân khắp nơi, chỉ vì dục vọng ích kỷ của bản thân, cuối cùng đưa toàn bộ triều Minh suy tàn.

Ngọc Minh
Theo Sound of Hope

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Vị “Hoàng đế đứng” bị chém ngày 1300 nhát dao, tối mới được húp hai bát cháo loãng