‘Xem tranh như đi vào thánh cảnh’, Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn tại một thành phố cổ của Đức chạm đến trái tim người xem

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Tôi có thể cảm nhận một cảm giác bình yên và tĩnh lặng qua các bức tranh, chỉ vào những thời khắc rất đặc biệt tôi mới có thể cảm nhận được loại cảm giác này". Sau khi tham quan “Triển lãm nghệ thuật quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn", rất nhiều du khách thể hiện cảm xúc như vậy. Mỗi bức tranh giống như một lễ rửa tội tâm linh hết lần này đến lần khác, người xem được tắm mình trong ánh sáng của niềm tin, giống như bước vào chốn linh thiêng và trải nghiệm sự thăng hoa của nội tâm.

‘Những bức tranh có tác động cảm xúc rất mạnh mẽ’

Từ ngày 19 đến ngày 23 tháng 7 năm 2023, thành phố cổ kính Coburg ở bang Bavaria, Đức, đã chào đón Triển lãm “Nghệ thuật Quốc tế Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn", với 42 bức tranh được chia thành các chủ đề khác nhau như “Phật Chủ giáng lâm", “Niềm vui tu hành", “Sự bức hại của Trung Quốc", “Cuộc kháng chiến bất bạo động"... được triển lãm. Không chỉ triển hiện cho người xem thấy thế giới tinh thần phong phú của người tu luyện, sự biến đổi kinh tâm động phách của các thời không khác nhau, mà còn giúp người xem hiểu về cuộc đàn áp nhân quyền vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc cho đến tận ngày hôm nay.

Từ ngày 19 đến ngày 23 tháng 7 năm 2023, “Triển lãm nghệ thuật quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn” được tổ chức tại thành phố cổ Coburg, Bavaria, Đức. (The Epoch Times)

Tại lễ khai mạc, bản nhạc piano "Prelude in C Major" của Bach lần đầu tiên vang lên trong hội trường của Trung tâm Giáo phận St. Augustine ở trung tâm thành phố Coburg do một học viên Pháp Luân Công người Đức, anh Haroldo Rodriguez, biểu diễn. Ngay sau đó, Elias Hackmayer và Rodriguez cùng trình bày tác phẩm hòa tấu "Đắc độ" cho cello và piano. Giai điệu trang nghiêm và yên bình, giống như hương hoa của Phật quốc, dẫn người xem từ khu phố sầm uất tiến nhập vào vùng đất thanh tịnh.

Florian Godovits và Volker Dietz, những người tổ chức triển lãm, đã giải thích cho khách tham quan các chủ đề khác nhau của các bức tranh:

Du khách đang xem bức tranh “Pháp Chính Càn Khôn”. (The Epoch Times)

"Pháp chính càn khôn" thể hiện Đức Phật Chủ ngồi trên đài hoa sen của chiếc thiên xa, được kéo bởi năm con rồng vàng khí thôn tinh hà. Phật Chủ với khí thế hào hùng chuyển động Pháp Luân, dẫn chư Thần Pháp giới tái tạo càn khôn, cứu độ vô lượng chúng sinh.

Bức tranh"Thiên nhân hợp nhất" (Falungallery.com)

Bức tranh “Thiên nhân hợp nhất” biểu hiện người tu luyện khi đạt đến một tầng thứ nhất định, thân thể tại không gian khác xuất hiện một loại cảnh tượng mỹ diệu. Bức tranh nổi bật với bầu trời và biển cả màu xanh; trời, đất và con người như hòa cùng một thể.

Khách tham quan đang xem bức tranh “Đắc Pháp" (The Epoch Times)

Trong bức tranh “Đắc Pháp”, một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi đang rất vui mừng nâng niu một bông hoa sen nhỏ do chính tay mình gấp. Với niềm hân hoan trên khuôn mặt, cô gửi vào bông hoa sen đại biểu của sự thánh khiết niềm hy vọng rằng những người hữu duyên có thể hiểu được chân tướng của Pháp Luân Công.

Bức tranh “Lưu lạc" (Falungallery.com)

Bức tranh "Lưu lạc" mô tả cảnh ngộ của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, để tránh bị đàn áp và liên luỵ đến gia đình, họ đã phải từ bỏ công việc ổn định, cuộc sống đầy đủ, rời khỏi nhà. Cô gái trong bức tranh trú ẩn tạm thời trong một túp lều và ngủ thiếp đi vì kiệt sức, nhưng trong tay vẫn nắm chặt cuốn sách hướng dẫn tu luyện "Chuyển Pháp Luân". Trong giấc mơ, một thiên thần đã đến bên em, chơi bản nhạc Tiên lạc tuyệt đẹp để cổ vũ em.

Nhà tổ chức triển lãm Stefan Schwarz cho biết, những bức tranh này có tác động cảm xúc rất mạnh mẽ, mặc dù các nghệ sĩ đã sử dụng một cách sáng tạo rất yên bình. Cho dù một số bối cảnh thực sự nghiêm trang hay nghiệt ngã vẫn truyền đạt đến người xem cảm giác bình yên và hy vọng từ nội tâm.

Truyền thông Đức: Các bức tranh triển hiện dũng khí và hy vọng của những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Phương tiện truyền thông Đức "Fränkischen Tag" đã đưa tin về "Triển lãm nghệ thuật quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn". (Ảnh chụp màn hình Internet)

Truyền thông địa phương cũng đưa tin về "Triển lãm nghệ thuật quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn". "Sự hồi sinh của nền văn hóa đã mất của Trung Quốc và những lý tưởng tinh thần của nó lần đầu tiên được trưng bày tại Coburg", Fränkischen Tag đưa tin.

"Những bức tranh phi phàm này thể hiện dũng khí và hy vọng của những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ở Trung Quốc, họ bất chấp nhiều mối đe dọa từ chính quyền, kiên trì đề cao các giá trị phổ quát 'Chân, Thiện, Nhẫn'. Khách tham quan triển lãm có thể chiêm ngưỡng thế giới thiêng liêng và sự phong phú của văn hóa truyền thống, cũng như thực tế chính trị đen tối vẫn tồn tại cho đến ngày nay”.

Phương tiện truyền thông Đức "Truyền thông Mới" (Neue Presse) đã đưa tin về "Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn". (Ảnh chụp màn hình Internet)

Tờ Neue Presse đưa tin: “‘Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn’ là cuộc tìm kiếm tự do tín ngưỡng và hy vọng cho công lý. Triển lãm đã thu hút du khách từ hơn 900 thành phố ở 50 quốc gia”.

“Một số nghệ sĩ tham gia đã trực tiếp trải qua cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chẳng hạn như nhà điêu khắc kiêm họa sĩ Trương Côn Luân. Trước cuộc bức hại, ông rất được kính trọng ở Trung Quốc với tư cách là một giáo sư nghệ thuật. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, Trương Côn Luân, một trong những người tu luyện Pháp Luân Công, đã trở thành kẻ thù của đất nước chỉ sau một đêm, ông đã bị giam giữ và tra tấn bởi ĐCSTQ, giống như hàng triệu người bất đồng chính kiến vẫn phải chịu đựng cho đến ngày nay (ở Trung Quốc)”.

Từ ngày 19 đến ngày 23 tháng 7 năm 2023, “Triển lãm nghệ thuật quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn” được tổ chức tại thành phố cổ Coburg, Bavaria, Đức. (The Epoch Times)

Du khách để lại bình luận rằng những bức tranh này là "cảm động sâu sắc". Một bình luận cho biết: “Triển lãm nghệ thuật đã thực sự chạm đến tâm linh của tôi, tôi sẽ mang nó vào cuộc sống hàng ngày của mình”. Một số khách tham quan đã xúc động đến rơi nước mắt, bày tỏ những lời chúc tốt đẹp đến các học viên Pháp Luân Công trong cuốn sổ để lại lời nhắn, chúc mừng và cảm ơn ban tổ chức triển lãm.

Coburg nằm ở phía bắc của Bavaria, Đức, trong lịch sử nó đã thuộc về các tiểu bang của gia đình Wetting ở Thuringia. Từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, nhiều gia đình hoàng gia châu Âu có quan hệ huyết thống với Coburg, và Hoàng tử Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria của Anh, cũng xuất thân từ đây. Coburg tự hào có lâu đài lớn thứ hai ở Đức còn sót lại, Veste Coburg, được mệnh danh là Vương miện Franken. Năm 2015, Coburg được trao danh hiệu Thành phố Châu Âu.

Theo Diệp Bình - The Epoch Times

Đức Nhã biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

‘Xem tranh như đi vào thánh cảnh’, Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn tại một thành phố cổ của Đức chạm đến trái tim người xem