10 ứng dụng được tải xuống nhiều nhất, nhưng hầu hết đều kém bảo mật thông tin

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổ chức nghiên cứu thị trường "SensorTower" vào tháng Hai năm nay đã công bố một danh sách gồm 10 ứng dụng có lượt tải về cao nhất trên toàn thế giới ở hai nền tảng lớn là Google Play Store và Apple App Store. Điều đáng nói là hầu hết các ứng dụng này đều có rủi ro lớn về bảo mật thông tin.

Hiện tại, trong số 10 ứng dụng phổ biến hàng đầu, thì TikTok (phiên bản quốc tế của Douyin), vẫn tiếp tục thống trị danh sách với số lượt cài đặt và tải xuống cao nhất, bất chấp đây là một trong những ứng dụng được đánh giá có độ bảo mật kém và tiềm ẩn rủi ro an ninh quốc gia lớn, khi công ty tạo ra phần mềm có liên kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong khi đó, chỉ tính riêng tháng Hai, Douyin đã được cài đặt và tải xuống 56 triệu lần trên toàn thế giới, và lượt tải xuống chủ yếu là những người dùng ở Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Facebook, Instagram và WhatsApp lần lượt giành được vị trí thứ 2, 3 và 4. Ngoài ra, Clubhouse, một ứng dụng trò chuyện âm thanh mà chỉ người dùng iPhone mới có thể tải xuống, đã trở nên phổ biến gần đây và lượt tải xuống của nó cũng tăng lên đáng kể, chiếm vị trí thứ bảy về lượt tải trên App Store.

Zoom xếp vị trí thứ 7 trong danh sách với số người dùng tính đến nay đã lên tới hơn 300 triệu. Đây cũng là một trong những ứng dụng được đánh giá có khả năng bảo mật kém với nhiều lỗ hổng, cho phép tin tặc có thể nhìn thấy hình ảnh trong cuộc họp mà không cần tên, mật khẩu; hoặc cho phép kẻ xấu có thể can thiệp vào máy tính của người dùng từ xa…

Tháng 4/2020, Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp không gian mạng Việt Nam và Cục An toàn thông tin cũng tuyên bố không khuyến khích sử dụng phần mềm này cho các cuộc họp trực tuyến.

Cũng cần nhắc đến một ứng dụng có tên "Moj" do một nhà phát triển Ấn Độ tung ra, vì nó có nội dung video ngắn tương tự như Douyin, cũng đã phát triển nhanh chóng và trở thành ứng dụng phổ biến thứ mười trên thế giới. Tuy nhiên, không giống với một số ứng dụng khác, hiện tại vẫn chưa có các nghiên cứu và đánh giá cụ thể về tính bảo mật của phần mềm này.

Do xung đột liên tục giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Ấn Độ đã cấm vĩnh viễn 8 ứng dụng do Trung Quốc phát triển vào năm ngoái, bao gồm cả Tiktok. Sự thận trọng đối với chính quyền Bắc Kinh cũng đã khiến Ấn Độ bắt đầu xây dựng nhiều ứng dụng video ngắn và tung ra thị trường để cạnh tranh. Việc phát triển một số ứng dụng có tính năng tương tự cũng bắt đầu trở thành chiến trường mới đối với Trung Quốc và Ấn Độ.

Ứng dụng video ngắn "Moj" được ra mắt bởi nhóm phát triển của ShareChat, một nền tảng chia sẻ nội dung ở Ấn Độ. Ứng dụng này tập trung vào các nhóm xã hội trẻ. Kể từ khi xuất hiện trực tuyến vào tháng 6 năm ngoái, tốc độ phổ biến của nó không chỉ được người dùng điện thoại di động địa phương ở Ấn Độ hoan nghênh mà còn nhận được khoảng 40 triệu đô la Mỹ tài trợ từ các nhà đầu tư như Twitter vào tháng 9 năm ngoái. Hiện tại, lượt tải xuống tích lũy của "Moj" trên nền tảng cửa hàng ứng dụng Google Play đã vượt 100 triệu lượt.

Hoàng Tuấn
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

10 ứng dụng được tải xuống nhiều nhất, nhưng hầu hết đều kém bảo mật thông tin