3 nữ sinh lớp 6 ở Giang Tô nhảy lầu tập thể tại trường học, chuyện gì đã xảy ra? (Radio)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào ngày 15 tháng 11, một sự việc đau lòng đã xảy ra tại một ngôi trường tiểu học thực nghiệm ở thành phổ Khải Đông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ba nữ sinh 11 tuổi đồng loạt nhảy khỏi một tòa nhà của ngôi trường. Đoạn video về vụ việc sau khi được đăng lên mạng Internet đã khiến mọi người cảm thấy vô cùng kinh hãi.

Vào tối ngày 15 tháng 11, trường tiểu học thực nghiệm Khải Đông, Giang Tô cho biết, vào khoảng 4h56 chiều ngày hôm đó, ba học sinh của trường đã rơi xuống từ một tòa nhà. Sau đó cả ba em đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Theo thông tin chi tiết do cảnh sát Khải Đông tiết lộ, vào lúc 16:56 ngày 15/11, cảnh sát thành phố Khải Đông nhận được tin báo có 3 nữ sinh rơi từ phía trước tòa nhà D của trường tiểu học thực nghiệm thị trấn Hối Long, thành phố Khải Đông. Ba nữ sinh đều 11 tuổi và đã được đưa đến Bệnh viện Nhân dân cấp cứu.

Vào lúc 21 giờ ngày 15/11, cảnh sát từ Sở cảnh sát Thành Tây thuộc Cục Công an Khải Đông trả lời truyền thông đại lục rằng vụ việc này là có thật, và nguyên nhân vụ việc vẫn đang được điều tra. Ngoài ra, cảnh sát này không tiện tiết lộ tình hình hiện tại của 3 học sinh rơi khỏi tòa nhà.

Truyền thông đại lục ngày 16/11 đưa tin, sức khỏe của 3 học sinh cơ bản đã ổn định. Một học sinh nguy kịch hơn đã được gửi đến Thượng Hải để điều trị.

Theo một đoạn video được đăng tải trên mạng, có ba nữ sinh nằm trên mặt đất, và một phụ nữ mặc đồ đen đang quan sát tình trạng của học sinh.

Trước sự việc đau lòng này, cư dân mạng nói gì?

Sự việc nhóm ba học sinh đồng loạt rơi từ một tòa nhà đã gây ra một cuộc thảo luận giữa các cư dân mạng đại lục:

"Tôi đã xem đoạn video. Ba cô bé nằm trên mặt đất và co giật. Điều này thật khủng khiếp".

Hi vọng sớm ngày điều tra rõ ràng. Hãy giải thích rõ ràng cho phụ huynh!".

“Nhảy từ tầng 5 xuống".

“Trời ơi! Đây là một cuộc nhảy lầu tập thể?"

Một cư dân mạng "âm thầm" bình luận: "Ba đứa trẻ ở Khải Đông, tỉnh Giang Tô đã cùng nhau nhảy lầu tập thể. Trường học của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là nhà tù hay trường học? Những bi kịch do ĐCSTQ gây ra vẫn tiếp tục!"

Ngày 15/11, ba nữ sinh rơi từ tòa nhà của một trường tiểu học ở thành phố Khải Đông, Giang Tô. (Ảnh: Epoch Times)
Ngày 15/11, ba nữ sinh rơi từ tòa nhà của một trường tiểu học ở thành phố Khải Đông, Giang Tô. (Ảnh: Epoch Times)

Sự việc này sau khi được tờ Epoch Times tiếng Trung đưa tin, cũng nhận được rất nhiều bình luận từ độc giả.

Có độc giả cho rằng:

Nếu có các bậc cha mẹ nói về chuyện này, xin hãy nhớ - Khi nhà trường và con cái bạn ở trường, có một số mâu thuẫn hoặc xung đột (bất kể là do kết quả học tập, khả năng làm bài tập, kỷ luật, cảm xúc, v.v.)! Hãy đứng về phía con cái của các bạn! ! ! Trẻ em trong giai đoạn dậy thì tâm lý chưa trưởng thành, một khi có lỗi hành vi hoặc thái quá thì thường bộc phát (nhất thời), không phải là vấn đề đạo đức vĩnh viễn. Cách đây một năm, đã xảy ra trường hợp một học sinh nhảy từ trên cầu Thượng Hải xuống. Vì mẹ của học sinh này không hiểu con mình, hùa theo nhà trường để khiển trách con mình là sai. Thế là từ trên cầu khi đang xảy ra kẹt xe, cậu con trai mở cửa xe nhảy xuống tử vong”.

Một độc giả khác bình luận:

“Điều cư dân mạng chưa biết: Do hệ thống giáo dục của Trung Quốc còn nhiều thiếu sót, học sinh không được đào tạo thành nhân tài, mà học sinh bị đào tạo thành nô tài. Chán học, sa đọa, tương lai vô vọng; Hậu quả là hàng năm có hơn 500 em học sinh tiểu học “gặp nạn” nhảy cầu, nhảy sông tự tử (nhất là các em miền núi phía trong, con số này thuộc quốc gia cơ mật). Tình huống này Trung Nam Hải đều hiểu rõ”.

Học sinh tự tử, những con số biết nói

Những năm gần đây, trên mạng Internet ở Trung Quốc đại lục thường xuyên có những tin tức về các vụ tự tử của học sinh. Một số phụ huynh cho biết: Tình trạng học sinh tiểu học, trung học cơ sở tự tử hiện nay ngày càng nghiêm trọng. Sau kỳ thi tuyển sinh đại học cuối cấp hàng năm, thậm chí còn có làn sóng học sinh tự tử. Hệ thống giáo dục của ĐCSTQ đang hủy hoại con người.

Trong một bài báo của tờ Epoch Times hồi tháng 9 năm 2020, bà Li, một phụ huynh ở đại lục đã nói rằng không chỉ có sinh viên đại học tự tử, mà trên thực tế, hiện nay học sinh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở cũng tự tử rất nhiều.

Bà Li cho biết: Nhiều học sinh tiểu học và trung học cơ sở tự tử bằng cách nhảy lầu. Đây là do hệ thống giáo dục có vấn đề, áp lực lên giáo viên và phụ huynh rất lớn, áp lực đối với trẻ em lại càng lớn hơn.

Trung Quốc tham vọng áp dụng AI vào các trường học | NTD Việt Nam (Tân Đường Nhân)
Đây là do hệ thống giáo dục có vấn đề, áp lực lên giáo viên và phụ huynh rất lớn, áp lực đối với trẻ em lại càng lớn hơn. (Ảnh: Youtube)

"Ở các trường học tại Trung Quốc, cần phải xếp loại giáo viên. Nếu cả lớp bị xếp hạng cuối, hai lần liên tiếp thì giáo viên chủ nhiệm bị cho nghỉ, vì vậy giáo viên rất nghiêm khắc. Có giáo viên còn đánh, tát học sinh".

“Học sinh phải được xếp loại, nếu chúng bị điểm kém, thì phụ huynh không còn mặt mũi nào mà ngẩng cao đầu trước mặt giáo viên. Đối với phụ huynh học sinh bị điểm kém, tổ chức họp phụ huynh chẳng khác nào tổ chức họp phê bình, thậm chí có phụ huynh còn bị giáo viên ‘lên lớp’ ngay ở nơi công cộng. Có phụ huynh bật khóc, lúc đó họ chẳng khác gì tội đồ trước mặt giáo viên. Từ đó, cha mẹ gây áp lực lên thân con cái, nên con cái rất khổ sở. Hơn nữa, các em học sinh tiểu học hàng ngày phải học rất nhiều, áp lực quá lớn đang là vấn đề nan giải của hệ thống giáo dục".

Bà Li cho biết, bà thường xuyên thấy tin tức về những đứa trẻ nhảy lầu, đặc biệt là trước kỳ thi cuối cấp hoặc sau kỳ thi tuyển sinh đại học là những làn sóng tự tử, nhưng truyền thông đại lục không đưa tin.

Bà Li nói: “Bây giờ trẻ em từ khi đi nhà trẻ đã bắt đầu phải chịu áp lực, cho nên, tuổi tự sát càng ngày càng trẻ hóa, càng ngày càng nhỏ, có những em nhỏ nhất là bảy, tám tuổi”.

Theo một bài báo vào ngày 28 tháng 6 năm 2020 của Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Trung Quốc, căn cứ bộ dữ liệu được báo cáo công khai bởi chính quyền Trung Quốc, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về tình trạng trẻ em tự tử. Bài báo trích từ báo cáo "Tỷ lệ tự tử ở Trung Quốc: 1995-1999" đăng trên tạp chí The Lancet năm 2002, tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ năm ở Trung Quốc.

"Dựa trên phân tích này của một số nhà nghiên cứu, số vụ tự tử thực tế thường cao gấp 3 đến 5 lần con số tự tử được công bố. Người ta ước tính rằng số vụ tự tử ở Trung Quốc có thể lên tới hơn 600.000 vụ mỗi năm. Trung bình cứ hai phút lại có 1 người chết do tự tử, và 8 người cố gắng tự tử".

Bài báo cũng nói rằng tự tử là nguyên nhân số một gây tử vong ở những người từ 15 đến 34 tuổi ở Trung Quốc. Số vụ tự tử của lứa tuổi từ 15 đến 24 chiếm 26,64% tổng số vụ tự sát; số vụ tự tử của trẻ em từ 5 đến 14 tuổi chiếm 1,02% tổng số vụ tự sát (năm 1988). Và số vụ tự tử ở lứa tuổi này cũng đang có xu hướng tăng lên. Nếu lấy 600.000 người làm cơ sở, thì số vụ tự tử từ 5 đến 24 tuổi hàng năm lên tới 150.000 người hoặc hơn.

Dữ liệu này là dữ liệu thống kê trước năm 2000. Ngoại giới cho rằng với sự gia tăng liên tục số lượng thanh thiếu niên đại lục mắc chứng lo âu và trầm cảm trong những năm gần đây, thì trên thực tế, số vụ học sinh tự tử hiện nay sẽ nhiều hơn, và ĐCSTQ đã không công bố dữ liệu về các vụ việc này.

Ngoại giới cho rằng với sự gia tăng liên tục số lượng thanh thiếu niên đại lục mắc chứng lo âu và trầm cảm trong những năm gần đây, thì trên thực tế, số vụ tự tử của học sinh hiện nay sẽ nhiều hơn. (Ảnh: Pixabay)

Nguyên nhân vì sao?

Ông Wei, một phụ huynh từ lâu đã quan tâm đến vấn đề giáo dục thanh thiếu niên ở Trung Quốc đại lục, nói với Epoch Times rằng những gì được báo cáo hiện nay chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Ông phân tích 4 nguyên nhân sau đây dẫn đến tỷ lệ học sinh tự tử ngày càng gia tăng:

Thứ nhất, không có tín ngưỡng chân chính.

“Sau khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền, tín ngưỡng chân chính của Trung Quốc đã biến mất. Cho đến nay, thế hệ học sinh trẻ tuổi ngày nay, bao gồm cả việc học tập, đều vì mục tiêu tìm kiếm một công việc tốt và kiếm nhiều tiền hơn trong tương lai. Chúng đều là xuất phát từ lợi ích của bản thân, tinh thần của chúng rất trống rỗng, khả năng tự thân chống lại áp lực và khó khăn là rất yếu, một chút trở ngại liền dẫn đến ý nghĩ tự tử”.

Thứ hai, thiếu thốn văn hóa truyền thống, không có lòng kính sợ đối với sinh mệnh, giữa người và người không quan tâm, tôn trọng lẫn nhau.

“Bây giờ giáo viên đứng lớp, căn bản không có nói đến ý nghĩa nhân sinh, không nói đến lòng kính sợ đối với sinh mệnh. Đứa bé kia từ nhỏ đã không có những ấn tượng này, không chú ý tới những phương diện này, thậm chí có một số trẻ rất nhỏ, tầm lớp hai, lớp ba vì cãi nhau, hoặc bố mẹ không cho chơi game, hoặc bị bố mẹ mắng, liền nói ‘con không muốn sống nữa’. Những đứa trẻ sinh sau năm 00 có thường những ý nghĩ này, đây là chuyện rất phổ biến”.

“Lúc học sinh gặp phải khó khăn, thậm chí có học sinh còn nói: ‘Tại sao mẹ lại sinh ra con? Nếu không sinh ra con, con sẽ không phải gánh chịu những nỗi khổ này’. Trong giáo dục văn hóa truyền thống đều giảng rằng, ‘cha mẹ đã sinh ra con cái, dưỡng dục con cái, thì con cá cần phải cảm ân cha mẹ’, nhưng bây giờ không còn như vậy nữa. Điều này cũng cho thấy, xã hội bây giờ không có cảm giác an toàn cho trẻ em, cũng không mang đến hy vọng cho chúng, mà sự an toàn và hy vọng là quan trọng nhất đối với những người trẻ tuổi. Nếu không có những điều này, đứa trẻ ấy có thể sẽ không còn muốn sống”.

Thứ ba, hệ thống giáo dục tà ác của ĐCSTQ.

"Hiện nay giáo dục theo định hướng đảng phái trong trường học, kiểu giáo dục đỏ này đòi hỏi một loại tư tưởng bóp nghẹt những suy nghĩ độc lập của học sinh, và bây giờ nó cũng yêu cầu bọn trẻ phải tuyệt đối phục tùng, với một phương thức thô bạo. Những điều này thực sự đang bóp nghẹt trái tim của những đứa trẻ, cuối cùng diễn biến thành bóp nghẹt sinh mạng".

“Giáo dục học đường ngày nay hoàn toàn là giáo dục hướng đến lợi ích thuần túy: “Đọc sách là để đạt điểm số”. Trước đây, giáo viên tự giáo dục bản thân để cống hiến cho đất nước, nhưng giờ thì không. Ngoài ra, giáo viên ở nhiều trường học ở Trung Quốc cũng không chăm chú dạy học, sau đó yêu cầu phụ huynh cho đứa trẻ lên lớp, mỗi khóa mỗi người bao nhiêu tiền, cũng là vì lấy tiền. Và điều đó vô tình tạo ra ấn tượng cho học sinh là ‘có tiền thì sẽ học tốt’. Những trẻ mà gia đình điều kiện tài chính không tốt sẽ bắt đầu có tâm lý tự ti, thậm chí oán trách cha mẹ không tạo điều kiện tốt cho mình, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc tự tử".

Thứ tư, khoảng cách giữa tuyên truyền và thực tế.

Ông Wei nói: "Hiện nay mạng Internet và các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đang tuyên truyền rằng mọi thứ đều tốt đẹp, vật chất cũng phong phú. Tuy vậy, đến khi học sinh đối mặt với đủ loại sự tình trong cuộc sống, chúng thấy rằng thực tế là quá bất lực và thất vọng. Cái tâm lý chênh vênh này sẽ dần tích tụ, đến một thời điểm thì sẽ bùng phát, có đứa trẻ thì tự sát, có đứa trẻ giết người, hoặc làm ra những chuyện đau lòng khác”.

"Bây giờ toàn bộ nền giáo dục đều đã trở thành như thế này. Thật sự không có lối thoát nếu không có sự thay đổi. Và loại giáo dục này không thể bồi dưỡng nên nhân tài, ngay cả những đạo lý cơ bản để làm người cũng đều không hiểu. Nói nghiêm trọng hơn một chút, nền giáo dục của ĐCSTQ chính là đang hủy hoại con người”.

Có thể thấy rằng, vụ việc đau lòng vừa xảy ra tại trường tiểu học ở Giang Tô đã khiến các bậc phụ huynh không khỏi bàng hoàng. Đây cũng là sự việc một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động cho tình trạng xã hội và thực trạng giáo dục của Trung Quốc đại lục ngày nay.

Quỳnh Chi
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

3 nữ sinh lớp 6 ở Giang Tô nhảy lầu tập thể tại trường học, chuyện gì đã xảy ra? (Radio)