Câu nói nổi tiếng 'Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên', câu tiếp theo mới là kinh điển, nhưng ít người biết

Giúp NTDVN sửa lỗi

Câu: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên” (Sống chết là số mệnh, vinh hoa phú quý là do trời định), vốn xuất phát từ "Luận ngữ của Khổng Tử", sau câu này còn có nửa câu chính là điểm mấu chốt, nhưng phần lớn mọi người đều không biết về nó.

Trong "Hồng Lâu Mộng" - một trong bốn tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc, Lâm Đại Ngọc bất lực nói trước giường bệnh rằng: "Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên" (Sống chết là số mệnh, vinh hoa phú quý là do trời định). Tuy nhiên, câu này vốn xuất phát từ "Luận ngữ của Khổng Tử", thực tế, sau câu này còn có nửa câu chính là điểm mấu chốt, nhưng phần lớn mọi người đều không biết về nó.

Nửa câu đầu đề cập đến “Sống chết là số mệnh, vinh hoa phú quý là do trời định”, có nghĩa là con người dù chết hay giàu sang lúc nào là do trời định, cá nhân không thể làm chủ và thay đổi được. Tuy nhiên, trong môi trường xã hội cạnh tranh gay gắt hiện đại, không ít thanh niên khi thấy khó khăn trong việc thăng tiến đã lựa chọn từ bỏ, an nhiên không cố gắng, nghĩ rằng vì số mệnh của chính mình đã định, cần gì phải vất vả, nên có thái độ đối nhân xử thế như vậy.

Tuy nhiên, đây không phải là ý nghĩa đầy đủ của câu, để hiểu được nội dung của câu này, chúng ta cần tìm hiểu bối cảnh ra đời của nó. Tư Mã Ngưu vốn là con nhà quý tộc thời nhà Tống, nhưng vì phạm phải sai lầm nghiêm trọng mà buộc phải rời khỏi nước Tống, sau đó ông chọn sang nước Lỗ phát triển, trở thành học trò của Khổng Tử.

Lúc đó, Tử Hạ cũng trở thành học sinh của Khổng Tử, bởi vì chăm chỉ hiếu học nên được Khổng Tử yêu mến. Vì những thay đổi lớn trong cuộc đời, Tư Mã Ngưu cảm thấy cô đơn và u sầu, thấy hầu hết học trò của Khổng Tử đều có bạn tốt, ông không khỏi thốt lên rằng "ai cũng có anh em, chỉ có ta chết một mình".

Ảnh chụp màn hình Aboluowang.

Không ngờ Tử Hạ sau khi nghe xong lại thốt ra câu nói nổi tiếng này: “Sống chết là số mệnh, vinh hoa phú quý là do trời định”. Hầu hết mọi người chỉ nhớ nửa đầu của câu, và nửa sau của câu là “Quân tử kính mà không mất, cùng người cung mà hữu lễ, trong tứ hải đều là huynh đệ”. Nửa câu đầu của Tử Hạ là khuyên nhủ Tư Mã Ngưu không cần quá để ý đến chuyện sinh tử và phú quý trong cuộc sống, nhưng nửa câu sau Tử Hạ cũng nhắc nhở Tư Mã Ngưu làm bất kể chuyện gì đều phải giữ thái độ nghiêm túc, cần tôn trọng lẫn nhau khi đối xử với bất cứ ai.

Sau khi nghe Tử Hạ nói xong, Tư Mã Ngưu vô cùng cảm kích, không còn than thở về hiện trạng của bản thân nữa, thay vào đó tập trung năng lượng của mình để làm mọi việc. Từ đây, không khó để nhận ra Tử Hạ quả thực là một học trò hết sức ưu tú của Khổng Tử, từ lời nói của ông, chúng ta có thể học được một số cách đối nhân xử thế.

Đối với bản thân, chúng ta cần giữ thái độ tôn trọng người khác dù có chuyện gì xảy ra, khiêm tốn với mọi người, như vậy mới có thể được người khác công nhận. Câu nói “Sống chết tại mệnh, vinh hoa phú quý tại trời” không phải khuyên chúng ta hãy từ bỏ cố gắng trước số phận đã định, thay vào đó, nó thuyết phục chúng ta giàu có hay không là một trong những nhân duyên của cuộc đời, chúng ta cần duy trì một thái độ đúng đắn đối với những tình huống này.

Đừng tủi thân vì xuất thân tầm thường, thay vào đó, chúng ta nên thay đổi tất cả những điều này thông qua nỗ lực của chính mình. Ngoài ra, đừng cảm thấy vượt trội hơn người khác chỉ vì sự giàu có của mình, phân biệt đối xử với những người có điều kiện gia đình không tốt bằng mình, khi vận mệnh của bản thân thay đổi một lần nữa, bạn có thể cô đơn vì thái độ của mình đối với người khác trước đây.

Khi nói đến việc lịch sự và nhã nhặn với người khác, chúng ta phải nói đến câu chuyện thành ngữ nổi tiếng "Trình môn lập tuyết". Chuyện kể rằng, thời xa xưa có một người đàn ông tên là Dương Thời đã bất chấp gió tuyết đến cửa nhà Trình Hạo, một học giả nổi tiếng thời bấy giờ xin thỉnh giáo. Lúc này ông thấy thầy đang nằm nghỉ, vì không muốn quấy rầy thầy nghỉ ngơi, ông lựa chọn đợi ở cửa, tuyết trên mặt đất tích tụ dày một thước, Trình Hạo mới tỉnh dậy.

Luôn khiêm tốn và tôn trọng người khác. (Ảnh chụp màn hình Aboluowang)

Nhìn thấy thái độ khiêm tốn của Dương Thời đối với việc học, Trình Hạo đã dạy tất cả những kiến ​​​​thức mình có. Sau đó, Dương Thời thực sự trở thành một học giả nổi tiếng. Khi còn học, Dương Thời luôn giữ thái độ tôn trọng và khiêm tốn, không vì nhu cầu của bản thân mà bỏ qua sự tôn trọng người khác, càng thể hiện sự khiêm tốn càng tốt. Với thái độ như vậy, đương nhiên sẽ được đối phương yêu mến và truyền hết kiến ​​thức cho mình.

Trong nền giáo dục hiện đại, nhiều sinh viên nghĩ rằng mình đã đóng học phí, mình là người tiêu dùng đối với giáo viên dạy kiến thức của mình. Dựa trên quan điểm coi khách hàng là thượng đế, họ cũng có thái độ phớt lờ người thầy, phớt lờ một cách có chọn lọc khi giáo viên truyền đạt kiến ​​thức, không nhận ra tầm quan trọng của kiến ​​thức này cho đến khi bản thân làm việc chăm chỉ trong xã hội.

Ngoài ra, trong quá trình phát triển doanh nghiệp ngày nay luôn theo đuổi cái gọi là "văn hóa sói", là một nền văn hóa hoàn toàn theo đuổi lợi ích, không ngần ngại làm tổn hại lợi ích của người khác để thu được lợi ích của mình. Những điều này thực sự là sai, và chúng là một loại phá hoại bầu không khí xã hội hài hòa, vì vậy chúng không đáng để ủng hộ. Đời người ai cũng phải trải qua nhiều chuyện, đối nhân xử thế nhất định phải giữ nguyên tắc đúng đắn thì mới có thể mở ra một tương lai tươi sáng.

Theo Vương Hòa - Aboluowang

Ngọc Liên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Câu nói nổi tiếng 'Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên', câu tiếp theo mới là kinh điển, nhưng ít người biết