Đặt tên cho biến thể mới là ‘Omicron’, phải chăng WHO sợ chọc giận ĐCS Trung Quốc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào ngày 26 tháng 11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt tên cho biến thể virus mới nhất là "Omicron" với chữ cái thứ 15 là "O" trong bảng chữ cái Hy Lạp, bỏ qua chữ cái thứ 13 và 14.

Biến thể mới nhất của virus Corona, "B.1.1.529" Omicron đang càn quét khắp thế giới với tốc độ “sét đánh”. Hiện tại, Vương quốc Anh, Canada và các nước phương Tây khác đã tuyên bố đóng cửa các chuyến bay từ Nam Phi, nhưng điều này vẫn không thể ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của chủng biến thể mới này.

Vào ngày 26 tháng 11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt tên cho biến thể virus mới nhất này là "Omicron" với chữ cái thứ 15 là "O" trong bảng chữ cái Hy Lạp. Trên thực tế, WHO đã bỏ qua chữ cái "Nu" thứ 13 và "Xi" thứ 14. Bỏ qua chữ cái thứ 13, bởi vì cách phát âm của nó là "Niu", giống với "New" trong tiếng Anh, để tránh nhầm lẫn với biến thể mới.

Bảng chữ cái Hy Lạp. (Ảnh: Wikipedia)
Bảng chữ cái Hy Lạp. (Ảnh: Wikipedia)

Vậy vì sao lại bỏ qua chữ cái thứ 14? Bất kỳ ai tinh ý đều có thể nhận ra rằng “Xi” phát âm giống họ của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện tại là Tập Cận Bình. Và phải chăng bởi vì vậy nên WHO sợ sẽ chọc giận ĐCSTQ?

Lật lại thời gian khi căn bệnh viêm phổi này mới bắt đầu xuất hiện, chúng ta sẽ có thể thấy những điều tương tự xoay quanh cái tên COVID-19 do WHO đặt tên. Dường như từ đầu cho đến nay, WHO đang tránh hết mức có thể để không động chạm đến ĐCSTQ, khi đặt tên cho căn bệnh vốn bắt đầu xuất hiện ở đất nước này.

Vào tháng 5, WHO thông báo rằng họ sẽ sử dụng một hệ thống đặt tên mới để xác định vô số các chủng biến thể nhằm tránh gây nhầm lẫn và kỳ thị quốc gia nơi biến thể lần đầu tiên được ghi nhận.

Omicron trong hệ thống đặt tên Pango (Phylogenetic Assignment of Named Global Outbreak, viết tắt là Pango) dưới tên khoa học là B.1.1.529, đây là tên gọi của giới khoa học.

Mục đích của việc sử dụng bảng chữ cái Hy Lạp là để tạo điều kiện thuận lợi cho những người phi khoa học sử dụng thực tế. WHO tuyên bố rằng việc sử dụng tên của quốc gia nơi biến thể được phát hiện đầu tiên để xác định biến thể có thể gây ra "kỳ thị" do "không công bằng". Bởi vì biến thể có thể không bắt nguồn từ những quốc gia này, mà chỉ được phát hiện ở đó lần đầu tiên.

Chắc hẳn chúng ta còn nhớ hơn một năm trước đây, đã những tranh cãi về tên gọi của virus gây ra đại dịch toàn cầu. Khi đó, ĐCSTQ thích cái tên “virus corona mới”. Những người khác gọi nó là virus Vũ Hán, theo nơi mà nó khởi phát, là cách dùng phổ biến trong việc đặt tên các căn bệnh. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng “Virus ĐCSTQ” mới là tên gọi chính xác cho loại virus này. Họ cho rằng, cái tên này khiến ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm cho việc xem nhẹ mạng sống con người và hệ quả từ một đại dịch nguy hiểm cho vô số các quốc gia trên thế giới. Và cái tên này cũng để nhằm phân biệt giữa nạn nhân với thủ phạm; người dân Vũ Hán và Trung Quốc là nạn nhân của sự khoác lác và bất tài của ĐCSTQ, thể hiện ngay trong đại dịch virus này.

Biến thể mới có cùng nguồn gốc với virus HIV-AIDS?

Mặc dù sức lan truyền của biến thể mới rất lớn, gấp 8-10 lần so với biến thể Delta của Ấn Độ, nhưng theo phản ứng lâm sàng hiện tại, virus mới có phản ứng nhẹ với cơ thể người, và bệnh nhân chỉ bị ho nhẹ và mệt nhẹ, hơn nữa bệnh nhân chiếm đa số là nam giới. Vậy tại sao bây giờ chính phủ các nước lại lo sợ như vậy, ai nấy đều đóng chặt biên giới, coi như đối mặt với kẻ thù? Có thực sự chỉ là do sự lan truyền của chủng biến thể mới?

Biến thể mới này xuất hiện lần đầu tiên ở Nam Phi, còn được gọi là biến thể Nam Phi, mà Nam Phi, thậm chí toàn bộ châu Phi, là nơi phổ biến của bệnh HIV- AIDS.

Tỷ lệ nhiễm HIV ở Nam Phi là 17,3%, Botswana là 22,2% và Zimbabwe là 13,4%. Mười nơi có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất hiện nay đều nằm ở châu Phi. HIV đã lây lan khắp châu Phi từ nam đến bắc.

Tổ chức Y tế Thế giới đã đặt tên cho loại virus biến thể mới B.1.1.529 lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi là Omicron. (Shutterstock)
Tổ chức Y tế Thế giới đã đặt tên cho loại virus biến thể mới B.1.1.529 lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi là Omicron. (Shutterstock)

Hiện nay, HIV chủ yếu bao gồm hai kiểu gen là HIV-1 và HIV-2. Trong đó, HIV-1 phân bố rộng rãi trên toàn thế giới và là chủng chính gây ra đại dịch AIDS toàn cầu. Virus Covid-19 đã thiết lập mối quan hệ với HIV khi bắt đầu bùng phát vào năm 2020. Trước hết, một số đoạn của virus Covid-19 giống với HIV một cách đáng ngạc nhiên. Ngoài ra, việc điều trị lâm sàng cho thấy, một số loại thuốc kháng virus HIV đã đạt được những hiệu quả nhất định trong điều trị lâm sàng bệnh Covid-19. Ví dụ, thuốc Kelizhi dùng để điều trị AIDS có thể được thử nghiệm để điều trị kháng virus của Covid-19.

Ngoài ra, coronavirus mới có thể gây suy giảm miễn dịch ở những người bị nhiễm như HIV; các tế bào T và tế bào B của một số người bị nhiễm Covid-19 ở trạng thái không hoạt động. Các nhà khoa học tại Viện Sinh học Whitehead, Mỹ cho biết, RNA của coronavirus mới có thể được phiên mã ngược giống như HIV và tích hợp vào bộ gen của tế bào bị nhiễm bệnh.

Do đó, coronavirus mới và HIV, cả hai đều là virus RNA, có những điểm tương đồng về mô hình tiến hóa và cơ chế gây bệnh. Về phương thức tiến hóa, tất cả chúng đều sử dụng đột biến đơn nucleotide, chèn nhiều base, mất đoạn, tái tổ hợp và glycans bề mặt để tiến hóa và chọn lọc dưới áp lực miễn dịch, đồng thời hình thành các dòng đột biến lưu hành có đột biến ở các vùng biểu mô quan trọng. Các biến thể này mang lại khả năng kháng tương đối để trung hòa các kháng thể. Đặc biệt, đột biến xảy ra trên protein đột biến Spike làm tăng đáng kể khả năng liên kết của virus với thụ thể ACE2 trên bề mặt tế bào chủ, từ đó làm cho virus hoạt động mạnh hơn.

Hiện nay, một loại biến thể mới lại xuất hiện ở Châu Phi, nơi sinh ra bệnh AIDS. Mặc dù chính phủ của tất cả các quốc gia hiện tuyên bố rằng vắc-xin là lối thoát duy nhất, và họ khuyến khích mọi người tiêm vắc-xin. Nhưng chúng ta cần biết rõ rằng đã 40 năm kể từ khi bệnh HIV-AIDS được phát hiện, con người vẫn chưa phát triển được vắc-xin ngừa HIV-AIDS.

Rất nhiều người có đức tin đều tin rằng, sự xuất hiện của virus là kết quả cho sự băng hoại đạo đức của con người, và cuộc phán xét vĩ đại của nhân loại bắt đầu từ đây. Chỉ có tuân theo sự thuần thiện của sinh mệnh, giữ gìn thiện niệm, làm việc thiện, mới chính là lối thoát của con người.

Lý Tuệ
Theo Sound of Hope



BÀI CHỌN LỌC

Đặt tên cho biến thể mới là ‘Omicron’, phải chăng WHO sợ chọc giận ĐCS Trung Quốc?