Dịch bệnh covid bùng phát khó kiểm soát hiện nay: Bài học của người Việt xưa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Như vậy, dịch bệnh có thể còn kéo dài, và chúng ta phải sống chung với dịch bệnh. Vậy chúng ta có thể học được những điều gì từ kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh của người Việt xưa.

Tình hình dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh

Dịch bệnh virus covid-19 (còn gọi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, vì được phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc) đã càn quét khắp thế giới trong gần 2 năm qua. Thế giới đã chứng kiến những thảm kịch như các lò thiêu hoạt động hết công suất ở Vũ Hán, Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, tuy nhiên do chính quyền Bắc Kinh che giấu số liệu nên số người mắc bệnh, số người tử vong thực tế có lẽ mãi mãi là một bí mật.

Theo thống kê của worldometer, đến nay toàn thế giới đã có 211.11 triệu người nhiễm bệnh, trong đó 4.58 triệu người tử vong, tỷ lệ tử vong 2.07%. Quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất là Mỹ với 40.77 triệu người nhiễm bệnh, trong đó 665.8 nghìn người chết, tỷ lệ tử vong 1.63%. Nước có số người nhiễm bệnh và tử vong thứ 2 là Ấn Độ với 32.99 triệu ca nhiễm bệnh và 440.6 ca tử vong, tỷ lệ tử vong là 1.3%.

Ở Việt Nam, sau đợt dịch bệnh thứ nhất và thứ 2 khá nhẹ nhàng, thì đợt dịch thứ 3 với biến chủng Delta lây lan cực nhanh, và tỷ lệ tử vong cao đã tràn khắp 3 miền. Theo trang tin của Bộ Y tế, đến ngày 5/9/2021, cả nước có 511.170 ca nhiễm bệnh, trong đó 12.793 ca tử vong, tỷ lệ tử vong 2.5%. Trong đó hầu hết là ở các tỉnh thành phía Nam.

Hiện tại, Hà Nam đã phát hiện 12 ca nhiễm liên quan đến ổ dịch tại thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân. (Ảnh: hanamtv.vn)
Phong toả thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. (Ảnh: hanamtv.vn)

Các ca bệnh tăng rất nhanh trong thời gian ngắn khiến hệ thống y tế các tỉnh thành phía Nam quá tải, đội ngũ nhân viên y tế và tình nguyện viên các địa phương được huy động chi viện, thậm chí chính quyền còn điều động quân đội và cảnh sát từ ngoài Bắc vào chi viện, nhưng dường như vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phòng chống dịch.

Các biện pháp giãn cách, phong tỏa để kiểm soát dịch được áp dụng mạnh mẽ, đồng thời nó cũng đem lại những hậu quả không mong muốn. Đã xuất hiện nhiều hình ảnh và video về những dòng người ùn ùn chạy trốn dịch, những khu nhà trọ người dân giơ biển cầu xin cứu trợ, hay gần đây nhất là cảnh hàng trăm người tranh nhau đồ ăn, phá cả hàng rào trong một khu cách ly ở một bệnh viện dã chiến Bình Dương.

Trong cơn hoạn nạn chung, chúng ta cũng chứng kiến những cửa hàng “0 đồng”, những ATM gạo miễn phí, những quầy hàng “0 đồng”, những suất ăn miễn phí, cũng rất nhiều chuyến xe miễn phí, thậm chí đội mai táng miễn phí hoạt động. Người dân yêu thương đùm bọc nhau, động viên nhau vượt qua dịch bệnh. Mọi người mong muốn và hy vọng dịch bệnh sớm đi qua để khôi phục cuộc sống bình thường.

Chàng trai 23 tuổi ở Vĩnh Long đã trở về quê nhà xin được gần 7 tấn lương thực gồm gạo, khoai, trứng, rau củ và một chuyến xe tải miễn phí chở lên thành phố tặng những hoàn cảnh khó khăn đang ở “điểm nóng” Gò Vấp. (Ảnh tổng hợp)
Chàng trai 23 tuổi ở Vĩnh Long đã trở về quê nhà xin được gần 7 tấn lương thực gồm gạo, khoai, trứng, rau củ và một chuyến xe tải miễn phí chở lên thành phố tặng những hoàn cảnh khó khăn đang ở “điểm nóng” Gò Vấp. (Ảnh tổng hợp)

Tuy nhiên, trước thực tế dịch bệnh trong nước và tình hình dịch bệnh trên thế giới, cộng thêm hiệu quả vaccine giảm sút trước biến chủng Delta, và điều đáng lo ngại hơn là biến chủng Mu xuất hiện ở Colombia hồi tháng 1/2021, hiện đã lan đến 43 quốc gia. Đáng sợ hơn là loại biến chủng này nguy cơ lây lan nhanh, tử vong cao và có khả năng kháng vaccine.

Theo trang web của Bộ Công thương, ngày 29/8 “Thủ tướng nhấn mạnh, phải nhận thức, xác định tính chất phức tạp, khốc liệt, khó lường, khó dự báo của dịch bệnh. Chúng ta đặt mục tiêu kiềm chế, kiểm soát dịch bệnh, song cũng xác định cuộc chiến này còn lâu dài, phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp…”.

Như vậy, dịch bệnh có thể còn kéo dài, và chúng ta phải sống chung với dịch bệnh. Vậy chúng ta có thể học được những điều gì từ kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh của người Việt xưa.

Người Việt xưa phòng chống dịch bệnh như thế nào

Thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) triều Lê là thời kỳ hoàng kim của dân tộc, văn hóa, kinh tế phát triển, quân sự hùng mạnh, hình luật rõ ràng, chính trị trong sạch, thuần phong mỹ tục quay trở lại. Vua đã ban hành bộ luật Hồng Đức, khiến Đại Việt trở thành nhà nước pháp quyền khá sớm trên thế giới. Đặc biệt trong bộ luật này cũng có những quy định về cách phòng chống ứng phó với dịch bệnh.

Luật Hồng Đức còn nêu rõ: "Trong kinh thành hay phường, ngõ làng, xóm cỏ kẻ đau ốm mà không ai nuôi nấng, nằm ở đường sá, cầu, điếm, chùa, quán thì xã quan ở đó phải dựng lều lên mà giữ gìn săn sóc, cho họ cơm cháo, thuốc men, cốt sao cứu cho họ sống, không được bỏ mặc cho họ rên rỉ khốn khổ. Nếu không may mà họ chết thì phải trình quan trên và tùy điều điền kiện mà chôn cất, không được để lộ thi hài; nếu trái lệnh này thì quan phường, xã phải tội biếm hay bãi bãi chức...".. (Nguồn baoquangnam.vn)

Vua cho xây dựng các “Nhà Tế sinh” ở các địa phương để chữa bệnh cho dân, còn đưa vào luật là những địa phương có dịch bệnh thì quan cai quản địa phương được phép lấy tiền ngân khố để cung cấp thuốc men, cơm cháo chữa bệnh cho dân: “Từ nay về sau, phủ nào có dịch lệ thì cho phép các quan bản xứ lấy tiền thuế mua thuốc chữa cho dân”. Điều này có nghĩa, quan lại các địa phương có dịch bệnh mà không thực hiện được việc thu gom, cung cấp thuốc men, thức ăn cho người bệnh thì có nghĩa là phạm luật, sẽ bị trừng trị.

Câu chuyện của người Việt: “vua không xem quốc sử”
“Thánh chúa nếu biết sửa bỏ lỗi lầm thì đó là phúc lớn vô hạn của xã tắc”. Chân dung vua Lê Thánh Tông. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Thời Vua Gia Long, vua ra dụ rằng: "Nuôi dân như nuôi con là việc đầu của vương giả phát chính thi nhân. Trẫm thường lấy lòng thương người mà làm chính sách thương người, mong xa gần đều thông đức hóa, phong tục trở nên thuần hậu. Gần đây nghe có người đau ốm giữa đường, dân sở tại đã không nhận nuôi lại còn ruồng đuổi, chẳng chút lòng thương xót giúp nhau, phong tục ấy rất là bạc bẽo. Từ nay quân dân đi đường có người đau ốm thì chủ quản ở làng xóm đều phải tùy tiện bảo dưỡng, không được ruồng đuổi, mỗi ngày nuôi dưỡng bao nhiêu, nhà nước trả tiền, chết thì cấp tiền chôn cất, để cho kẻ còn người mất đều được nhờ ơn, không một ai phải bơ vơ thất sở. (Cấp tiền nuôi dân và quân mỗi ngày 30 đồng; cấp tiền chôn quân 3 quan, dân 1 quan). " (Nguồn: Phạm Cao Phong/ BBC)

Sử sách ghi chép, thời vua Gia Long có dịch bệnh lớn khiến 206.835 ca tử vong, triều đình đã xuất công quỹ 730.000 quan tiền để phát chẩn và mai táng. Dân số Đại Nam lúc đó khoảng 10 triệu, tỷ lệ tử vong vì dịch bệnh chiếm 2% dân số, quả là con số rất lớn.

Sách “Đại Nam thực lục” có ghi chép: “Giáp tuất, Gia Long năm thứ 13 [1814], Quảng Đức có dịch. Sai dinh thần lập sở dưỡng tế ở Thế Lại (tên xã) cho người ốm ở, nhà nước cấp cho tiền gạo thuốc thang. Người chết thì cho tiền và vải để chôn (tiền 1 quan, vải 10 thước). Định lệ thuế bách công. Mỗi năm mỗi người nộp 1 quan 5 tiền, vải trắng 2 tấm. Người nào ứng dịch ở Kinh thì miễn”. (Nguồn BBC).

Dân gian chống dịch - Lịch sử Cao Lãnh

Năm Đinh Sửu (1817), ông Đỗ Công Tường, tên tục là Lãnh, và vợ từ miền Trung vào vùng đất mà nay là thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp lập nghiệp. Tính tình ông chính trực ngay thẳng nên được dân làng cử làm chức “câu đương”, một chức danh để phân xử những vụ tố tụng trong làng.

Sau mấy năm khai hoàng trồng vườn, ông bà đã có được một vườn quýt rộng lớn và mát mẻ, thuận lợi cả đường sông và đường bộ, nên người dân dần dần tụ tập về buôn bán. Ông bà Lãnh bèn bỏ tiền ra làm những chiếc lều quán che mưa che nắng cho những người buôn bán, thế nên người đến mua bán ngày càng nhiều, và hình thành khu chợ, người dân gọi là Chợ Vườn Quýt.

Năm Canh Thìn (1820), dịch bệnh hoành hành trong vùng, người bệnh người chết rất nhiều. Ông bà Tường mời thầy thuốc về chạy chữa cho dân, nhưng hiệu quả vẫn rất thấp, người nhiễm bệnh, tử vong vẫn rất nhiều, xóm làng xơ xác, chợ quán đìu hiu.

Người xưa cho rằng, dịch bệnh là do Trời Đất, Thần Thánh gây ra để trừng phạt người dân, vì có những hành vi bất kính với Trời Đất, Thần Phật. Ông Lãnh bèn lập bàn thờ giữa sân chợ để khấn vái xin Trời Đất, Thần Thánh giúp dân thoát khỏi tình cảnh chết chóc bệnh hoạn ấy.

Trong khi làm lễ cầu khấn, ông bà nguyện thế mạng mình để cầu cho dân chúng thoát cảnh đau thương. Hai ông bà cầu nguyện và trai giới từ ngày mồng 6 đến mồng 9, thì bà lâm bệnh dịch và qua đời khoảng 10 giờ đêm hôm đó. Đang lo việc tẩm liệm cho vợ, thì ông cũng tắt thở lúc 3 giờ rạng sáng hôm sau, tức ngày mồng 10, vì bệnh dịch.

Nhân dân trong làng lo việc chôn cất ông bà xong thì bệnh dịch cũng tự dứt luôn. Mọi người trở lại cuộc sống an nhàn như cũ. Họ cho rằng nhờ vợ chồng ông Lãnh thế mạng nên cứu được chúng dân. Để tưởng nhớ công ơn, dân làng lập miếu ngay trên ngôi mộ của hai ông bà, tại làng Mỹ Trà bên bờ kinh Thầy Khâm để thờ phụng, gọi là miếu ông Chủ Chợ.

Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường tại chợ TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam (wikipedia/CC BY-SA 4.0)

Chợ Vườn Quýt từ đó được gọi theo chức danh và tên ông là chợ Câu Lãnh. Chợ Câu Lãnh ngày càng thịnh vượng, người đến mua bán lại đọc chệch từ Câu Lãnh thành Cao Lãnh, và dần phát triển thành thành phố Cao Lãnh như hiện nay.

Bài học phòng chống và tránh dịch bệnh

Trần Đoàn, ông tổ của môn Tử vi xem số mệnh con người qua ngày giờ sinh, cũng là một bậc Tông sư của Đạo gia, còn được gọi là Trần Hy Di hay Hy Di tổ sư, và là tác giả của bộ sách xem tướng nổi tiếng “Tâm tướng thiên”. Những câu nói quen thuộc với chúng ta như “tướng do tâm sinh”, “tướng tùy tâm diệt” đều từ bộ sách này. Đặc biệt trong bộ sách này còn có đoạn viết về dịch bệnh rằng: “Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà là do nhục mạ Trời nhục mạ Đất”.

Trần Đoàn, tự Đồ Nam, tự hiệu Phù Dao Tử. Ông là người Chân Nguyên, Hào Châu thời kỳ Ngũ Đại và đầu thời nhà Tống, được coi là “Ông Tiên ngủ” trong lịch sử. (Hình: phạm vi sử dụng cộng đồng)
Trần Đoàn, tự Đồ Nam, tự hiệu Phù Dao Tử. Ông là người Chân Nguyên, Hào Châu thời kỳ Ngũ Đại và đầu thời nhà Tống, được coi là “Ông Tiên ngủ” trong lịch sử. (Hình: phạm vi sử dụng cộng đồng)

Từ câu nói này của Trần Đoàn, và những lần đại dịch lịch sử, cùng với câu chuyện ông bà Lãnh, chúng ta thấy rất có thể đây chính là nguyên nhân gốc rễ của dịch bệnh. Tại sao thời hiện đại, khi khoa học, y tế, công nghệ, các biện pháp phòng chống, chẩn đoán, chữa trị, các loại vaccine rất phát triển như ngày nay mà dịch bệnh lại liên tiếp xuất hiện, càng ngày càng nhiều, quy mô càng rộng, như HIV Aids, SARS, Ebola, virus Zika, dịch hạch, sốt xuất huyết, virus corona…

Tất cả đều có mẫu số chung là người hiện đại sau khi phát triển khoa học đến mức độ cao, đổ bộ lên Mặt trăng, bay vào vũ trụ, thì tự cho mình là người làm chủ trái đất, chủ nhân của vũ trụ. Người hiện đại phủ nhận sự tồn tại của Thần, phỉ báng Thần Phật, đàn áp người tu luyện, coi những chuyện tu luyện, tôn giáo, quỷ Thần, nhân quả, luân hồi… là mê tín, ngu muội.

Trước thiên tai dịch bệnh liên tiếp ập xuống, những người có lý trí, xem chuyện xưa để soi xét ngày nay, biết thu cái tâm ngạo mạn khinh nhờn Trời Đất Thần Phật của mình lại, thành tâm sám hối, tự sửa mình, sống theo đạo đức, thiện lương… thì những người đó thường không bị mắc bệnh, hoặc rất nhanh chóng khôi phục sức khỏe mà không để lại di chứng nào.

Người Việt có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, tuy nhiên ngày nay có những người chuyển sang thái quá, cái gì cũng cầu, chùa chiền miếu mạo nào cũng cúng bái, cầu xin, nhưng có lẽ cũng khó thoát được đại dịch. Bởi vì “thờ” ở đây là “tôn thờ”, tôn kính, là cái tâm kính ngưỡng Thần Phật chứ không phải lễ bái mâm cao cỗ đầy.

Còn “kiêng” thì cũng bị hiểu sai, thành ra kiêng ngày 7, ngày 3, kiêng ra ngõ gặp gái, kiêng bước chân trái ra khỏi cửa, kiêng nhà hướng khắc. Nhưng “kiêng” chân chính ở đây là chú ý lời nói hành vi, tránh vô tình hay hữu ý xúc phạm Thần Thánh. Trước những sự vật, hiện tượng, câu chuyện mà chúng ta nghe được, thì theo lời khuyên của người xưa là “Thà tin là có, chớ tin là không”. Bởi vì như thế sẽ giữ được cái tâm kính ngưỡng, mới tránh buông thả phóng túng, tránh cao ngạo, từ đó xúc phạm Thần Phật.

Thành tâm sám hối, Thần Phật sẽ nhìn thấy rõ ràng, bởi chính người cũng đang đợi con người quay trở về.
Thành tâm sám hối, Thần Phật sẽ nhìn thấy rõ ràng, bởi chính người cũng đang đợi con người quay trở về. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Trong Phật giáo cũng có câu: “Sám hối diệt tội”. Trong những tội lỗi của con người, sinh ra nghiệp lực lớn nhất thì không phải là sát nhân phóng hỏa, mà là phỉ báng Thần Phật, nhục mạ Trời Đất. Con người không có cái tâm kính ngưỡng, cứ coi đó là những câu đùa giỡn cho vui, nào ngờ đã phạm đại tội, tích nghiệp lớn. Chỉ cần hối lỗi với Thần Phật, và sửa đổi, sống thiện lương, cẩn trọng khi nói năng, thì có lẽ đó là con đường cứu nạn, vượt qua đại dịch. Nó rất dễ, chỉ cần đặt cái tâm cao ngạo xuống, là có thể làm được, đó mới thực sự là “sám hối diệt tội”.

Khi xã hội có tín ngưỡng thì ai nấy tự ước thúc hành vi của mình, tuân theo luật Trời, sống đạo đức, quan làm tròn trách nhiệm chăm lo cho dân, dân sống thiện lương, biết nhường nhịn nhau, như thế thì sao có dịch bệnh được, mà nếu có thì cũng nhanh chóng vượt qua.

Thanh Hà



BÀI CHỌN LỌC

Dịch bệnh covid bùng phát khó kiểm soát hiện nay: Bài học của người Việt xưa