7 địa điểm thần bí ở Trung Quốc: Những bí ẩn ngàn năm chưa có giải đáp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hoa Sơn - Hang động bí ẩn

Hang động bí ẩn Hoa Sơn nằm giữa 29°39′34”29°47′7” vĩ độ bắc. Đây là kỳ quan duy nhất của nhóm hang động trên đường bí ẩn ba mươi độ vĩ bắc.

Ngoài ra trên tọa độ bí ẩn này còn có: Tam giác Bermuda ở Bắc Đại Tây Dương; các kim tự tháp Ai Cập và các tượng Nhân sư; lục địa Atlantis; sa mạc Sahara,v.v.

Ba mươi sáu hang động đã được phát hiện. Một số hang động có lỗ thủng, một số hang được chống bằng cột đá, một số là thung lũng trống với hồ âm u, bên trên tường không có bức bích họa nào hay tượng Phật nào và cũng không có văn tự, đặc biệt là có hai cửa động mở ở trong sông Tây An, càng tăng thêm cảm giác bí ẩn.

Sức hấp dẫn của các hang động là do hàng loạt “bí ẩn”. Chúng được xây dựng như thế nào? Tại sao những hang động này được tạo lên? Hàng triệu khối đá được đào lên đã đi đâu? Vào thời đó nó được khai thác và vận chuyển như thế nào?

Trong hang có nhiều bức tường đá dày 10cm vì sao không đục nó ra để nó ở giữa sảnh đá? Mục đích của những lỗ mờ vuông và tròn trên cột đá trong hang là gì? Tại sao không có ghi chép lịch sử nào về một chùm hang quy mô lớn như vậy? Các chuyên gia đã đưa ra nhiều suy đoán và phân tích khác nhau, nhưng vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời thống nhất và chắc chắn.


Hang động bí ẩn Hoa Sơn. (Ảnh qua ntdtv)

La Bố Bạc (Lop Nur)

Vì để tìm hiểu sự thực của La Bố Bạc, vô số nhà thám hiểm đã hy sinh mạng sống của mình để đi sâu vào đó, và có rất nhiều câu chuyện bi hài, khiến La Bố Bạc càng trở nên bí ẩn. Có người nói khu vực La Bố Bạc là “khu tam giác quỷ” trên lục địa Châu Á, con đường tơ lụa cổ xưa đi qua, từ xưa đến nay có rất nhiều yêu ma lưu lạc đến đây, xác chết la liệt khắp nơi.

Khi Pháp Hiển, một cao tăng thời Đông Tấn, du hành về phía Tây để nghiên cứu kinh sách và đi ngang qua, ông đã từng viết rằng: “sông cát có nhiều ma dữ, gió nóng, kẻ gặp sẽ chết, không trừ một ai….”. Nhiều người bị chết khát tại chỗ cách con suối không xa, có nhiều điều khó tin khác xảy ra.

Năm 1949, một chiếc máy bay bay từ Trùng Khánh đến Di Hua(Urumqi - Tân Cương) đã biến mất trên bầu trời huyện Thiện Thiện. Năm 1958, nó được phát hiện ở phía đông La Bố Bạc, và tất cả những người trên máy bay đều chết, điều khó hiểu là chiếc máy bay ban đầu bay theo hướng tây bắc, tại sao nó lại đột ngột đổi hướng và bay về hướng nam?

Basin of Lop Nur 90.25E, 40.10N, Desert of Lop, Kum Tagh and Astin Tagh.jpg
Hoang mạc La Bố Bặc Tân Cương. (Phạm vi công cộng)

Thần Nông giá

Trong hàng ngàn năm, một bóng đen bí ẩn vẫn bao phủ trong tâm trí người dân địa phương ở Thần Nông giá. Không ai có thể biết nó là gì và mọi người đang truyền nhau một cái tên - “người hoang”. Ngoài ra, hiện tượng động thực vật hóa trắng khiến người ta kinh ngạc.

Cho đến nay, nhiều loại động vật hóa trắng đã được tìm thấy trong khu vực Rừng Thần Nông Giá, chẳng hạn như khỉ mũi trắng, sóc trắng, nhện trắng, quạ trắng, gấu trắng, sói trắng, rắn trắng, rùa trắng và quỷ trắng... Nó được mệnh danh là quê hương của các loài động vật màu trắng. Ở những nơi khác trên thế giới, động vật màu trắng cũng được tìm thấy, nhưng chúng rất hiếm. Việc phát hiện ra rất nhiều động vật màu trắng ở Thần Nông Giá đã khiến các chuyên gia bối rối.

Đỉnh Thần Nông - Thần Nông Giá. (Phạm vi công cộng)

Tam Tinh Đôi

Bảo tàng Tam Tinh Đôi là một nơi vô cùng thú vị, hầu như ai đến đây cũng sẽ bị thu hút bởi có rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp đều tập trung ở đây. Mặt nạ thần thú bằng đồng là mặt nạ lớn nhất trong số nhiều mặt nạ, với chiều cao 65cm và chiều rộng là 138cm.

Hai con mắt nổi rõ lẽ nào ám chỉ rằng đây là “mắt dọc” trong truyền thuyết? Hình dáng như vậy dễ khiến người ta liên tưởng đến người ngoài hành tinh.

Vào ngày 15/6/2005, một chiếc mặt nạ mắt lồi bằng đồng được trưng bày tại Bảo tàng Sanxingdui ở Quảng Sơn, Tứ Xuyên. Đây được biết đến là Thần thú Chúc Long trong ‘Sơn Hải Kinh.’ (Ảnh: Wikipedia)
Vào ngày 15/6/2005, một chiếc mặt nạ mắt lồi bằng đồng được trưng bày tại Bảo tàng Sanxingdui ở Quảng Sơn, Tứ Xuyên. Đây được biết đến là Thần thú Chúc Long trong ‘Sơn Hải Kinh.’ (Ảnh: Wikipedia)

Học giả người Anh Ronsen đã viết trong cuốn sách “Bí mật của Trung Quốc cổ đại” rằng khoảng 3.000 năm trước, những người thợ thủ công của Tam Tinh Đôi đã thực hiện một công trình vĩ đại, hạng mục phức tạp bao gồm chế tạo rất nhiều cây bằng đồng thanh, với chi phí có thể gây tổn hại đến sức mạnh của quốc gia.

Cây đồng thanh ở Tam Tinh Đôi sử dụng vật liệu quý, tức là nó được đúc bằng đồng thanh, cũng có thể ngụ ý rằng nó đại diện cho một thế giới khác không phải thế giới này. Tuyên bố này có thể quá huyền hoặc, một số học giả cho rằng, một số yếu tố của nền văn hóa Tam Tinh Đôi có thể đã chịu ảnh hưởng bởi các nền văn minh từ Tây Á và Trung Á xa xôi.

Hình ảnh du khách đang xem một di tích văn hóa cây đồng được trưng bày tại Bảo tàng Tam Tinh Đôi, thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 28/5/2005. Tạo hình của các di tích văn hoá khác nhiều với văn hóa Trung Nguyên (Liu Jin / AFP qua Getty Images)
Hình ảnh du khách đang xem một di tích văn hóa cây đồng được trưng bày tại Bảo tàng Tam Tinh Đôi, thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 28/5/2005. Tạo hình của các di tích văn hoá khác nhiều với văn hóa Trung Nguyên (Liu Jin / AFP qua Getty Images)

Di tích Cổ Các

Hoàng tộc của vương quốc Cổ Các là hậu duệ trực tiếp của Vương triều Thổ Phồn Tán Phổ và đã từng rất hùng mạnh. Năm 1630, người Ladakh (La Đạt Khắc - thuộc một bộ tộc của Ấn Độ) xâm lược và xóa sổ Cổ Các. Tuy nhiên, theo ghi chép, những vụ thảm sát và cướp bóc do chiến tranh không đủ để hủy diệt nền văn minh Cổ Các, nhưng sự biến mất của nền văn minh Cổ Các và nền văn minh Maya có những điểm tương đồng nổi bật và cả hai đều xảy ra rất đột ngột.

Gần di chỉ ngày nay thường nhìn thấy cảnh tượng thế này: hơn chục hộ gia đình canh giữ một thành phố với quy mô hàng ngàn người, và hơn chục hộ gia đình này không phải là hậu duệ của Cổ Các. Vậy làm sao lúc đó 10 vạn dân Cổ Các lại biến mất không dấu vết?

Vậy làm sao lúc đó 10 vạn dân Cổ Các lại biến mất không dấu vết? (Ảnh: wikipedia/ CC BY SA 2.0)

Hồ Quang Nham

Hồ Quang Nham nằm cách thành phố Trạm Giang 18 km về phía tây nam. Phong cảnh ở đây thật đẹp, núi xanh, nước biếc, nắng vàng, dung nham đẹp tựa như tranh vẽ, không khí trong lành đến lạ thường, tiếng chim hót réo rắt, đắm chìm và sảng khoái lạ thường, ngoài ra, ở Hồ Quang Nham còn rất nhiều bí ẩn chưa được giải khai, chẳng hạn:

Không có ếch, rắn và đỉa trong hồ, nhưng lại có rất nhiều cá. Nước hồ thuần khiết đến mức không có bọt trắng, lại có khả năng tự thanh lọc. Dù có bao nhiêu chiếc lá rơi xuống hồ cũng không chìm cũng không trôi, không biết chúng đi đâu như một bí ẩn. Ở Hồ Quang Nham có “Rùa thần, cá rồng” xuất hiện, không biết nó là con vật gì. Ở Hồ Quang Nham có từ trường chống nhiễu rất mạnh, đến hồ ngay cả tín hiệu điện thoại di động cũng mất.


Rùa thần cá rồng ở Hồ Quang Nham (Ảnh: Wikipedia/ CC BY SA 3.0)

Hang Hạ Băng ở Hồng Trì

Hồng Trì nằm ở huyện Vu Khê, thành phố Trùng Khánh, nơi có kỳ quan tuyệt thế “Hang Hạ Băng” - sự hình thành băng vào giữa mùa hè và từ một số đợt nóng, vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải. Vào giữa mùa hè, nước mịn trong hang đóng thành băng, tạo thành thác băng, rèm băng, cột băng, măng đá... Có vô số cảnh băng đẹp rực rỡ vào mùa hè, nhưng vào mùa đông lạnh giá, trong động lại có hơi nước nóng bốc lên, chảy nhỏ giọt, như một động nóng..

Cho đến nay, vẫn chưa ai có thể giải thích được hiện tượng kỳ diệu này. Điều này làm tăng thêm màu sắc huyền bí và xúc động cho chuyến đi “núi cao biển hoa” của du khách.

Nguyệt Hà
Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

7 địa điểm thần bí ở Trung Quốc: Những bí ẩn ngàn năm chưa có giải đáp