Hiệu trưởng người Anh: ‘Nghĩa vụ pháp lý của tôi là bảo vệ trẻ em không bị nguy hại’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mike Fairclough không phải là một hiệu trưởng mẫu mực điển hình trong con mắt những người làm giáo dục ở Anh - phương pháp của ông là cho trẻ em tiếp xúc rất sớm với dao, lột da da thỏ và bắn súng.

Cách tiếp cận của ông trong việc giảng dạy đã từng bị chỉ trích trong quá khứ, nhưng chính việc kiên quyết lên tiếng việc phong tỏa và vắc xin COVID-19 cho trẻ em mới trở thành thách thức lớn nhất của ông.

Fairclough có 20 năm kinh nghiệm điều hành Trường Tiểu học West Rise do nhà nước tài trợ dành cho học sinh từ 7 đến 11 tuổi ở Eastbourne. Ông cũng là một trong số rất ít người trong ngành giáo dục bày tỏ quan ngại về phản ứng đối với đại dịch COVID-19 và tác động của nó đối với trẻ em.

Ông nói với tờ The Epoch Times rằng, ông là một “nhà vận động bất đắc dĩ”, nhưng ông cảm thấy đó là “nghĩa vụ pháp lý của mình để bảo vệ trẻ em không bị nguy hại”.

Ông nói: “Tôi có thể thấy rằng có những tác hại tiềm ẩn có thể xảy ra khi đứa trẻ tiêm vaccine. Chúng tôi chắc chắn không biết gì về những tác hại cũng như độ an toàn dài hạn và đó là lý do tại sao chúng tôi cần phải báo động.”

Fairclough gần đây đã viết cuốn sách “Quay về thời thơ ấu”, trong đó ông sử dụng kinh nghiệm từng bị nhốt để kêu gọi các bậc phụ huynh tham gia “vào một cuộc nổi loạn: một sự giải phóng, thay đổi, vui tươi, được chứng minh là khuyến khích sự tự tin và kiên cường ở trẻ em.”

'Quay về thời thơ ấu'

Ở Anh, gần 5 triệu trẻ em từ 5 đến 15 tuổi được yêu cầu tiêm hai liều vaccine COVID-19.

Fairclough gần đây đã bị khóa tài khoản Twitter vì viết rằng: “Thủ tướng tiếp theo phải cam kết thực sự bảo vệ trẻ em của quốc gia chúng ta khỏi bị tổn hại” và ông đặt ra câu hỏi “Theo dữ liệu mới về thương tích và số ca tử vong do vaccine, bạn đứng ở đâu khi điều này xảy ra?”

Không giống như nhiều người trong lĩnh vực giáo dục, ông đã công khai chia sẻ quan điểm của mình: “Chính phủ mù quáng theo chân Trung Quốc tiến hành phong tỏa, và phong tỏa đã gây hại cho con em chúng tôi”.

Cách tiếp cận của Fairclough đối với giáo dục cũng rất khác. Có 362 học sinh tại West Rise chủ yếu là đến từ điền trang của hội đồng địa phương, những nơi thường là một phần của các khu dân cư nghèo nhất nước Anh.

Ông nói: “Nó phục vụ cho một cộng đồng có hoàn cảnh kinh tế và xã hội khá cao”.

Ông nói thêm rằng ngôi trường có mối liên hệ rất gần gũi với thiên nhiên, với một trang trại, một trường học trong rừng, các điểm nuôi ong, và trẻ em được dạy sử dụng dao và súng và kiếm thức ăn.

Epoch Times Photo
Học sinh học cách nhổ lông chim bồ câu tại Trường THCS Wise Rise ở Eastbourne, Vương quốc Anh. (Được sự cho phép của Trường THCS West Rise)

'Lựa chọn phù hợp với cá nhân'

Fairclough cho rằng điều quan trọng là trẻ em “không chỉ tuân theo sự hướng dẫn”.

“Đó hoàn toàn không phải là về giáo dục, về cơ bản đó chỉ là việc tạo ra những cá nhân thụ động. Đó là toàn bộ quan điểm của tôi về lũ trẻ. Giống như trẻ em không chỉ dễ tiếp thu những nội dung truyền cảm hứng rõ ràng, mà bản thân chúng còn đưa nó lên một tầm cao mới để chúng khám phá một cách tự nhiên” - ông nói.

“Có một lý do tại sao tất cả những đặc điểm đó lại bị bỏ qua và bị thế giới người lớn coi thường. Đó là bởi vì nếu bạn có những đứa trẻ hay đặt câu hỏi và giàu trí tưởng tượng, chúng chấp nhận rủi ro và thoải mái với những điều chưa biết…nhưng sau đó chúng biến thành những người trưởng thành với những đặc điểm giống nhau” - Fairclough nói.

“Và điều đó thật nguy hiểm cho các chính phủ bởi vì sau đó mọi người bắt đầu đặt câu hỏi cho những người nắm quyền” - ông nói thêm.

Tiến sĩ Tony Hinton, chuyên gia tư vấn của NHS về phẫu thuật tai, mũi và họng, người ủng hộ Fairclough, và là người viết phần tiếp theo cho cuốn sách, cũng đã lên tiếng về tác hại của việc nhốt trẻ em và đã nhiều lần tuyên bố rằng trẻ em không cần phải tiêm vaccine COVID-19.

Vị Tiến sĩ nói với tờ The Epoch Times, bày tỏ sự lo lắng về những gì đã xảy ra với trẻ em trong hai năm qua: “Tôi nghĩ tất cả những người đang bị đối xử tệ nhất, đó là trẻ em”. Ông nói thêm rằng, bằng kinh nghiệm thực tế của mình ông đã thấy sự gia tăng các vấn đề về thính giác hoặc ngôn ngữ ở trẻ em.

Giống như Hiệu trưởng Fairclough, Tiến sĩ Hinton là một tiếng nói hiếm hoi đặt ra các nghi vấn xung quanh câu chuyện COVID-19 trong cộng đồng y tế Anh. Vào tháng 5, Hilton đã bị đóng vĩnh viễn tài khoản Twitter của mình vì nghi ngờ sự an toàn của vaccine COVID-19 ở phụ nữ mang thai.

Về việc trẻ em lớn lên trong một “thế giới kiểm soát và sợ hãi”, Hinton cho biết phương pháp tiếp cận của Fairclough “có giá trị” ở chỗ nó “khuyến khích trẻ em tìm hiểu”.

"Không có lựa chọn"

Fairclough cho biết “có rất nhiều giáo viên và người đứng đầu có cùng quan điểm với tôi,” nhưng nhiều người không thể lên tiếng vì sợ mất việc.

Ông nói: “Tôi đã bị điều tra hai lần vì thẳng thắn về điều này; trong cả hai lần, các nhà chức trách đã bỏ đơn khiếu nại, mà nguyên nhân là do chỉ trích việc tiêm vaccine cho trẻ em”.

“Tôi thường xuyên cảm thấy rất lo lắng về vị trí của mình. Ý tôi là, tôi không thể để mất việc và mất nhà. Tuy nhiên tôi không còn lựa chọn nào khác. Đặc biệt vì tôi là tiếng nói duy nhất trong ngành giáo dục này dám thẳng thắn nói về vấn đề đó,” Fairclough, một người cha của 4 đứa con chia sẻ.

Trước đại dịch, Fairclough và ngôi trường của ông được truyền thông đưa tin rất nhiều, chủ yếu là về một vài tranh cãi xung quanh Ngày hội nông thôn ở trường học - nơi những đứa trẻ học bắn súng ngắn, súng trường và lột da thỏ. Mặc dù nhận phải vài lời chỉ trích, nhưng Fairclough nói rằng những điều này là để “kêu gọi sự ủng hộ quốc tế từ công chúng”.

Tuy nhiên, việc lên tiếng chống lại việc phong tỏa và vaccine COVID-19 cho trẻ em là một điều hoàn toàn khác.

Vị hiệu trưởng này nói rằng, ông luôn “chống lại sự thành lập”. Và trong cuốn sách của mình, ông đã đưa ra ví dụ cụ thể là cách trẻ em học về thế giới đó chính là thông qua trí tưởng tượng, đặc biệt là trong thời kỳ hậu COVID.

Ông chia sẻ: “Tôi nghĩ bọn trẻ đã có mọi thứ chúng cần; sự kiên cường, khả năng chấp nhận rủi ro và đặc biệt biết cảm ân sâu sắc những gì chúng có. Chúng rất hứng thú với những điều chưa biết.”

“Và đó là điều khiến người lớn đau khổ, vì người lớn có xu hướng ngừng xúc động, ngừng vui đùa, ngừng chấp nhận rủi ro, bắt đầu sợ hãi những điều chưa biết. Người lớn ít biết ơn hơn, và bắt đầu học cách không nhìn thấy những điều kỳ diệu trong mọi thứ, và sau đó họ trao quyền quyết định cho người khác, bao gồm nhà nước, đó là những gì đã xảy ra trong vài năm qua”.

Từ Tịnh
Theo The Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Hiệu trưởng người Anh: ‘Nghĩa vụ pháp lý của tôi là bảo vệ trẻ em không bị nguy hại’