Kiến tạo nên biểu tượng: Cầu cảng Sydney hiện hữu như thế nào

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều người trong chúng ta đều biết về sự hiện diện của cây cầu cảng Sydney, là biểu tượng hùng vĩ của thế giới, nằm sừng sững ở một trong những bến cảng đẹp nhất thế giới và hình ảnh của nó cũng đã tô điểm cho vô số  bưu thiếp những năm qua.

Cây cầu dài 503m và cao 134m so với mặt nước, mất 8 năm để hoàn thành và chính thức thông xe vào năm 1932.

Ngày nay, cây cầu chính là huyết mạch quan trọng kết nối bắc và nam Sydney. Người dân ở đây sử dụng chiếc cầu, cho dù là đi bộ, đạp xe, lái ô tô, hay đi phương tiện công cộng thì đều được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ của cảng Sydney và nhà hát Opera.

Thật khó để có thể tượng tượng ra được những thiết kế khác như thế nào, nhưng các nhà chức trách Úc và kỹ sư John Bradfield đã cân nhắc 70 đề xuất trước khi quyết định xây dựng cầu vòm thép - kiểu thiết kế quen thuộc, lấy cảm hứng từ chiếc cầu Cổng Địa ngục ở thành phố New York.

The Sydney Harbour Bridge in Sydney, Australia, Feb. 20, 2007. (Ian Waldie/Getty Images)
Cầu cảng Sydney ở thủ đô Sydney, Australia ngày 20/02/2007. (Ảnh: Ian Waldie/Getty)

Được khuyến khích để tái tạo lại những “câu chuyện lịch sử và hiện tại”, một xưởng phim hoạt hình 3D địa phương Arterra Interactive đã có được bảy thiết kế cầu nguyên bản được đề xuất lúc đó, được Cơ quan Lưu trữ bang New South Wale cấp.

Nhóm đã cật lực trong khoảng 800 giờ và sử dụng hơn 200 plugin, để kết nối các chi tiết cùng nhau, tạo nên cảnh quan thành phố ngay từ ban đầu - mang đến một cái nhìn thoáng qua về thành phố Sydney.

Dự án Dorman Long and Co

Nhóm ở Dorman Long and Co đã gửi lên bảy nhà dự thầu cho cuộc thi dự án cầu Cảng Sydney. Thiết kế này gồm có cầu đúc hẫng dài 490m và sử dụng các khối bê tông đúc sẵn.

Epoch Times Photo
Một thiết kế cầu đúc hẫng được trình lên bởi Dorman Long and Co Project cho cuộc thi cầu Cảng Sydney. (Ảnh: Arterra Interactive)

Norman Selfe - Cầu công xôn thép

Norman Selfe là một kỹ sư và kiến trúc sư. Thiết kế này gần như đã thực hiện được và rất được khen ngợi về đường nét kiến trúc và kiểu dáng yêu kiều.

Epoch Times Photo
Một thiết kế cầu công xôn được trình lên bởi Dorman Long and Co Project cho cuộc thi cầu Cảng Sydney. (Ảnh: Arterra Interactive)

Norman Selfe - Cầu ba vòm

Một thiết kế khác từ Selfe. Thay vì chỉ có một nhịp vòm thì thiết kế này có đến 3 vòm. Là bản thiết kế thật sự đã chiến thắng được các nhà chức trách New South Wales nhưng vì sự suy thoái kinh tế và cũng như sự thay đổi của Chính phủ đã khiến nó đi vào lịch sử. Vùng ngoại ô Normanhurst sau này được đặt theo tên của Selfe để ghi nhận các cống hiến của ông.

Epoch Times Photo
Một thiết kế cầu ba vòm đã được trình lên bởi Norman Selfe cho cuộc thi cầu Cảng Sydney. (Ảnh: Arterra Interactive)

Thiết kế của Francis Ernest Stowe năm 1922

Thiết kế gây ấn tượng mạnh mẽ này chính là bản cấp tiến nhất và có liên quan đến cấu trúc ba chiều kết nối Balmain, Millers Point và Balls Head với tòa tháp kiểu dáng nhà thờ cao hơn 152m trên Đảo Goat. Tháp trung tâm cao gấp đôi như là một đài tưởng niệm chiến tranh với hòn đảo được đổi tên, Anzac Isle.

Epoch Times Photo
Thiết kế cầu cấu trúc ba hướng được trình bởi Francis Ernest Stowe cho cuộc thi cầu Cảng Sydney. (Ảnh: Arterra Interactive)

Ô tô sẽ lái từ ba điểm này và đi vào giao lộ trung tâm trước khi chuyển sang hướng khác. Mỗi nhánh của cầu có các cột lớn tương tự như của cầu Brooklyn ở New York.

Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là sẽ như thế nào khi dòng giao thông đông đúc lên?

Epoch Times Photo
Thiết kế cầu cấu trúc ba hướng được trình bởi Francis Ernest Stowe cho cuộc thi cầu Cảng Sydney. (Ảnh: Arterra Interactive)

McClintic Marshall

Công ty của Mỹ này cũng có tham gia vào thiết kế cấu trúc cầu George Washington và cầu Cổng Vàng. Công ty đã trình lên năm bản thiết kế kết hợp thiết kế cầu hẫng, cầu treo và cầu vòm. Thiết kế này đã không được chọn vì các giám khảo cho rằng nó không hài hòa với cảnh quan xung quanh.

Epoch Times Photo
Thiết kế cầu ba hướng được trình bởi McClintic Marshall Products cho cuộc thi cầu Cảng Sydney. (Ảnh: Arterra Interactive)

Thiết kế PE Henderson

Kỹ sư Peter Henderson đã đưa ra một bản thiết kế đơn giản về mặt hình ảnh vào năm 1857, gồm có 2 tòa tháp ở hai đầu cầu và dải sắt phẳng xuyên qua đỉnh tháp.

Epoch Times Photo
Một thiết kế đơn giản được trình bởi Peter Henderson cho cuộc thi cầu Cảng Sydney. (Ảnh: Arterra Interactive)

Biểu tượng của Hy vọng

Thiết kế cuối cùng là được trao vào ngày 24/03/1924 cho Dorman Long and Co vì hai lý do.

Đầu tiên, đó là công ty có kinh nghiệm trước đó khi xây dựng cầu Tyne ở Anh, và thứ hai là bởi vì cầu vòm thép truyền thống không chỉ phù hợp về chi phí mà còn cứng cáp, mạnh mẽ hơn các thiết kế khác.

Cuối cùng, nó cũng chính là biểu tượng hy vọng, kết nối, và sự thay đổi của một nước Úc năng động.

Cầu Cảng Sydney được chiếu ánh sáng tím để đánh dấu năm Thánh Bạch Kim của Nữ hoàng tại Úc, ngày 02/06/2022. (Ảnh: Bredon Thorne/Getty Images)

Một nhà phát ngôn của Arterra nói với The Epoch Times rằng “Chúng tôi nhận thấy rằng dù là chi tiết nhỏ nhất cũng sẽ ảnh hưởng đến cách mà một nhà phát triển, kiến trúc sư, và chính phủ chấp nhận một thiết kế nào đó. Một số thiết kế bị loại ra bởi vì giám khảo thấy rằng nó không phù hợp với môi trường xung quanh hoặc bởi vì nó đơn giản và trang nhã nhưng lại khắt khe về mặt thẩm mỹ”.

“Để kiến tạo được một biểu tượng cần rất nhiều thời gian, sự nỗ lực và kiên nhẫn. Riêng bản thiết kế cũng phải mất vài năm mới được chấp thuận, phải xem xét lựa chọn và nhiều mối quan tâm khác đều cần được giải quyết.

“Và nhóm của chúng tôi tại Arterra Interactive thực sự tin rằng chúng tôi vẫn có khả năng tạo được thêm biểu tượng khác tương tự, miễn là người Úc để tâm vào đó.”

Epoch Times Photo
Pháo hoa giao thừa chào mừng năm mới thắp sáng bầu trời trên cây cầu biểu tượng Sydney và nhà hát Opera ngày 01/01/2022. (Ảnh: David Gray/AFP thông qua Getty Images)

Du Du
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Kiến tạo nên biểu tượng: Cầu cảng Sydney hiện hữu như thế nào