Nghiên cứu mới về não bộ cho thấy chúng ta không nhìn ở thời điểm hiện tại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cơ thể chúng ta là một kỳ quan tuyệt vời đến mức khó có thể nhận thức bằng bộ não hạn chế của con người.

Với tất cả những gì chúng ta biết hiện nay về giải phẫu cơ thể người, đâu đó vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn về cách mà nó hoạt động, đặc biệt là bộ não của chúng ta. Một trong những bí ẩn lớn nhất là làm thế nào mà con người chúng ta sắp xếp chính xác tất cả các dữ liệu trực quan liên tục đập vào mắt mình để có một thế giới quan ổn định.

Câu hỏi này được Mauro Manassi và David Whitney quan tâm. Ông Manassi có bằng tiến sĩ khoa học thần kinh và là giảng viên Khoa Tâm lý học tại Đại học Aberdeen ở Scotland. Ông Whitney có bằng tiến sĩ từ Đại học Harvard và quan tâm nghiên cứu chính cũng là khoa học thần kinh nhận thức, là giáo sư tâm lý học tại Đại học California-Berkeley. Cả hai đã hợp tác để thực hiện một loạt thí nghiệm đơn giản nhưng tinh vi có thể thay đổi cách chúng ta nghĩ về nhận thức thị giác. Ngày 12/1, nghiên cứu của họ đã được công bố trên tạp chí Science Advances, đã chỉ ra rằng não của chúng ta thu thập tích cực nhất dữ liệu hình ảnh đầu vào bằng cách giữ cho nhận thức của chúng ta trong khoảng 15 giây ở quá khứ.

Với chuyển động mắt liên tục, tại sao thế giới không thay đổi?

Giống như những hình ảnh được tạo ra bởi máy quay phim, đôi mắt của chúng ta thường xuyên gửi những bức ảnh chụp nhanh thông tin hình ảnh đến não của chúng ta. Khi chúng ta xem phim, máy chiếu chỉ hiển thị cho chúng ta những bức ảnh tĩnh trong mỗi khung hình, chuyển động từ một đến 24 lần tiếp theo mỗi giây, nhưng bộ não của chúng ta cảm nhận đó là chuyển động liên tục.

Trong cuộc sống thực, đôi mắt của chúng ta cũng luôn chuyển động: Khi bạn đọc nội dung này ngay bây giờ, mắt bạn không lướt qua các từ một cách trơn tru, mà lướt qua từng dòng trong ba hoặc bốn lần chuyển động, sau đó nhảy từ cuối dòng này đến đầu của dòng tiếp theo. Và bạn làm điều này mà không cảm thấy chóng mặt. Thay vào đó, bộ não của bạn cảm nhận một bức tranh liên tục, mượt mà của văn bản. Nhưng nếu chúng ta di chuyển máy quay phim giống như di chuyển mắt, bộ phim thu được sẽ bị giật và khó xem, giống như một bộ phim quay thử. Những hình ảnh sẽ bị nhiễu đến mức chúng ta có thể bị chóng mặt.

Đọc Hiểu, Sách, Con Gái, Đàn Bà, Ánh Sáng Mặt Trời, Hồ
Khi bạn đọc nội dung này ngay bây giờ, mắt bạn không lướt qua các từ một cách trơn tru, mà lướt qua từng dòng trong ba hoặc bốn lần chuyển động, sau đó nhảy từ cuối dòng này đến đầu của dòng tiếp theo. Và bạn làm điều này mà không cảm thấy chóng mặt. (Ảnh: Pixabay)

Vậy vì sao mà con người lại nhìn thế giới bằng những hình ảnh ổn định, mượt mà?

Có một điều mà các nhà thần kinh học gọi là hiện tượng mù thoáng qua được coi như cơ chế hỗ trợ sự ổn định của hình ảnh. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Psychology vào năm 2018, hiện tượng mù thoáng qua là “khi một tác nhân kích thích trải qua sự thay đổi mà người quan sát nó không nhận ra điều này”. Nói cách khác, bộ não của chúng ta không cảm nhận được những thay đổi khi những thay đổi đó không đủ lớn để trở nên quan trọng. Trong khi một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng não người tham gia vào quá trình mù thoáng qua này, đây là một cơ chế thụ động. Tuy nhiên, những gì mà Manassi và Whitney tranh luận là não cũng đang tích cực làm mượt những hình ảnh mà mắt chúng ta thu nhận.

(Ghi chú: Change blindness hay hiện tượng mù thoáng qua là thuật ngữ được các nhà tâm lý học sử dụng để mô tả việc con người ta có khuynh hướng bỏ lỡ những thay đổi ngay trong tầm nhìn trước mắt).
Hiện tượng tích cực của việc làm trơn tru nhận thức của chúng ta có một cái tên là sự phụ thuộc vào chuỗi cảm nhận. Nói cách khác, bộ não của chúng ta cố gắng xem các hình ảnh khác nhau theo thời gian như một chuỗi liên quan chứ không phải là một loạt các bức ảnh chụp nhanh ngẫu nhiên.

Như các nhà khoa học đã nói, sự phụ thuộc vào chuỗi cảm nhận đã “khiến các sự vật tại bất kỳ thời điểm nào bị nhìn nhận sai là giống với các sự vật trong quá khứ gần đây hơn”. Nghiên cứu của họ cho thấy rằng chúng ta thực sự không nhìn thấy một vật thể trước mặt như bây giờ. Thay vào đó, chúng ta thấy nó trong quá khứ.

Bằng cách sử dụng Amazon’s Mechanical Turk, một nền tảng tìm nguồn cung ứng cộng đồng, Manassi và Whitney đã trả cho các cộng tác viên 20 xu mỗi người để tham gia vào những gì họ mô tả với những người tham gia là “Một cuộc khảo sát rất rất ngắn”. Các đối tượng đủ tiêu chuẩn sau đó được gửi đến một nghiên cứu trực tuyến. Đối với thí nghiệm đầu tiên, các nhà khoa học bắt đầu với hai hình ảnh của cùng một khuôn mặt ở các độ tuổi khác nhau. Họ yêu cầu các nhóm người khác nhau đánh giá độ tuổi của người trong ảnh "trẻ" và ảnh " già". Tuổi trung bình ước tính cho bức ảnh đầu tiên là 13 và 25,5 cho bức ảnh thứ hai. Các đánh giá này đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu độ tuổi tham khảo cho mỗi hình ảnh.

Đây là nơi mà mọi thứ bắt đầu trở nên thú vị. Khi hình ảnh trước mặt họ thay đổi từ từ, quá khứ thu hút các đối tượng này là mạnh nhất. Sau đó, các đối tượng được xem một hình ảnh giống hệt với hình ảnh “cũ” và được yêu cầu để đánh giá lại độ tuổi. Sau khi xem đoạn clip dài 30 giây, các đối tượng liên tục đánh giá độ tuổi của hình ảnh là trẻ hơn tuổi tham chiếu, khoảng 5 năm.

Bị hấp dẫn bởi kết quả này, các nhà khoa học đã thử làm ngược lại với thí nghiệm tương tự, biến hình ảnh "già" thành hình ảnh "trẻ" trong đoạn phim 30 giây. Sau đó, các đối tượng được xem khuôn mặt "trẻ" và yêu cầu đánh giá nó. Lần này các đối tượng đánh giá độ tuổi trung bình lớn hơn 5 tuổi so với độ tuổi tham khảo. Dường như bộ não bám vào hình ảnh quá khứ hơn là hình ảnh hiện tại.

Hiểu Biết, Tia Lửa, Tia Chớp, Tay, Nghĩ, Nguồn Cảm Hứng
Dường như bộ não bám vào hình ảnh quá khứ hơn là hình ảnh hiện tại. (Ảnh: Pixabay)

Chúng ta có thực sự “nhìn thấy” quá khứ không?

Trong nghiên cứu này, các đối tượng bị thu hút về quá khứ mạnh nhất khi sự vật trước mặt họ thay đổi từ từ. Những thay đổi đột ngột xuất hiện để kích hoạt cập nhật hình ảnh thường xuyên hơn trong não. Các nhà nghiên cứu đã xác nhận điều này bằng cách chia nhỏ quá trình này từ hình ảnh góc ban đầu thành các đoạn cắt nhảy, thử sáu bước từ trẻ đến già, rồi tiếp tục làm bốn bước và thậm chí chỉ hiển thị khuôn mặt đầu tiên trong 15 giây và sau đó chuyển thẳng đến khuôn mặt kết thúc trong 15 giây. Họ nhận thấy rằng khi rút ngắn các bước sẽ tạo ra các đánh giá độ tuổi chính xác hơn. Tuy nhiên, khi chuyển từ hình ảnh đầu tiên đến hình ảnh cuối cùng thì họ đánh giá là trẻ hơn khoảng hai tuổi so với đánh giá khi họ vừa được đưa cho một bức ảnh tĩnh. Điều này nghe có vẻ giống như sự ủng hộ cho lý thuyết mù thoáng qua, khi những thay đổi liên tục quá nhỏ để não của chúng ta có thể nhận thức được. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã đảm bảo rằng những thay đổi này có thể cảm nhận được.

Để loại trừ khả năng bộ não của chúng ta có xu hướng chỉ thiên về “trung tâm”, họ cũng sử dụng một bộ phim có độ tuổi hình ảnh từ 14,6 đến 20,5 và một bộ phim khác có độ tuổi từ 25,5 đến 20,5. Trong trường hợp đầu tiên, các đối tượng đánh giá hình ảnh là trẻ hơn (19,1 tuổi) so với độ tuổi tham chiếu. Trong trường hợp thứ hai, họ đánh giá hình ảnh giống hệt nhau là lớn hơn (22,1 tuổi). Vì kết quả dựa trên phim mà các đối tượng được xem, các nhà nghiên cứu kết luận rằng ảo ảnh không phải do não có xu hướng thiên về trung tâm của những gì mắt nhìn thấy.

Chúng ta có sống trong quá khứ tốt không?

Nghiên cứu này đặt ra một số câu hỏi hấp dẫn như: bộ não của chúng ta có xu hướng bị dẫn dắt về quá khứ, dường như không thể nhìn thấy những gì đang ở ngay trước mắt, điều này có ý nghĩa gì đối với tâm lý con người? Các bộ phận khác trong não của chúng ta có ưu tiên quá khứ nhiều như bộ phận xử lý đầu vào bằng hình ảnh không?Chúng ta có chủ động làm mượt các loại thông tin khác mà chúng ta nhận được để chúng ta thực sự có thể đang đơn giản hóa hoặc thậm chí nhận thức sai mọi thứ không? Bộ não của chúng ta có nhìn thấy phần lớn thế giới của chúng ta như nó vốn có hay không?

Các thiền sư của Thiền tông nhắc nhở các thiền sinh của họ phải chánh niệm, trải nghiệm trọn vẹn từng khoảnh khắc và sống trong hiện tại. Shunryu Suzuki là một thiền sư và cũng là giáo viên, đã viết trong phần mở đầu cho cuốn sách năm 1970 của mình, “Zen Mind, Beginner’s Mind” (Tâm thiền, tâm ban sơ): “Trong tâm trí của người mới bắt đầu có rất nhiều khả năng, trong tâm trí của chuyên gia thì có rất ít”.

Nghiên cứu mới này cho thấy rằng não của chúng ta thực sự không nhìn thấy mọi thứ như hiện tại. Chúng ta muốn tương tác với thế giới như thực tế của nó chứ không phải như bộ não của chúng ta nhìn và nhận thức nó, chúng ta có thể cần phải liên tục nhắc nhở bản thân rằng trên thực tế, chúng ta không nhìn thấy mọi thứ như chúng vốn có.

Tiến sĩ Jennifer Margulis, Ph.D. là một nhà báo khoa học và tác giả sách từng đoạt giải thưởng, là một cộng tác viên thường xuyên của the Epoch Times. Cô là một diễn giả nổi tiếng, đã từng làm việc trong một chiến dịch sống còn của trẻ em ở Niger, Tây Phi; lên tiếng chống lại chế độ nô lệ trẻ em trên truyền hình vào khung giờ vàng ở Paris, Pháp; và dạy văn chương hậu thuộc địa cho sinh viên đại học tư ở Atlanta, Georgia. Đăng ký nhận email miễn phí hàng tuần của cô ấy tại www.JenniferMargulis.net.

Thiên Hòa

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu mới về não bộ cho thấy chúng ta không nhìn ở thời điểm hiện tại