Sự nóng lên toàn cầu có thể không phải là lỗi của chúng ta

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, môi trường của Trái đất đã và đang trải qua những thay đổi nhanh chóng, và những biến đổi này được cho phần lớn là do các hoạt động của con người. Trong số những thay đổi này, hiện tượng nóng lên toàn cầu hay còn được biết đến là hiện tượng bề mặt Trái đất ấm dần lên dường như là nguyên nhân chính gây ra lo ngại với những hậu quả lâu dài như hạn hán, bão lũ và sông băng tan chảy…

Mặc dù chúng ta thường nghe đến nguyên nhân chủ yếu của việc gia tăng nhiệt độ là do chúng ta sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nhưng sự thật là Trái đất của chúng ta không phải là một điểm nóng cô lập - toàn bộ vũ trụ này đang trở nên nóng hơn. Liệu rằng có phải Trái đất được hâm nóng lên cùng với phần còn lại của thiên hà? Và hoạt động của con người thực sự ảnh hưởng đến những thay đổi của Hành tinh xanh này ở mức độ nào?

Vũ trụ của chúng ta đang mở rộng

Theo NASA, vũ trụ của chúng ta đang giãn nở nhanh hơn khoảng 9% so với dự kiến. Bằng cách theo dõi độ sáng của một ngôi sao được gọi là Cepheids - được biết là hiển thị các xung năng lượng khác nhau ở các khoảng cách khác nhau - các nhà thiên văn học đã đo khoảng cách giữa các thiên hà để biết được tốc độ giãn nở vũ trụ chính xác nhất cho đến nay.

Đó là vào năm 1920, nhà thiên văn học Edwin Hubble, sau khi phát hiện các ngôi sao thay đổi trong một số tinh vân, lần đầu tiên phát hiện ra rằng vũ trụ không tĩnh. Mặc dù những gì ông nhìn thấy là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy các thiên hà đang di chuyển ra xa nhau, công nghệ thời đó không đủ để tìm ra tốc độ di chuyển của chúng.

Người ta cho rằng sự giãn nở của vũ trụ bị chậm lại bởi lực hấp dẫn của vật chất; nhưng vào năm 1998, các quan sát được thực hiện bởi Kính viễn vọng Không gian Hubble cho thấy sự giãn nở của vũ trụ luôn tăng tốc, chỉ là mỗi thời điểm thì tốc độ khác nhau. Lực thúc đẩy sự giãn nở gia tốc này được gọi là “năng lượng tối” và vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất của khoa học.

global-warming-wikimedia-commons
Một biểu diễn đồ họa về sự giãn nở của vũ trụ. Sự mở rộng liên tục tạo ra tất cả không gian và thời gian đã biết. (Hình ảnh: Nhóm Khoa học NASA / WMAP qua Wikimedia Commons)

Vũ trụ càng mở rộng càng nóng

Dựa trên suy nghĩ thông thường, các nhà khoa học dự đoán rằng khi các thiên hà và ngôi sao tiếp tục tách rời nhau, vũ trụ sẽ liên tục nguội đi, trở nên tối tăm và không có sự sống. Nếu theo lý thuyết này, cái được gọi là Siêu băng giá (Big chill) hay Siêu đóng băng (Big freeze) - đưa ra giả thuyết vũ trụ sẽ kết thúc khi tất cả các ngôi sao không còn tỏa sáng, các lỗ đen và cân bằng nhiệt động lực học biến mất.

Nhưng nghiên cứu mới nhất đã phát hiện ra rằng số phận của vũ trụ của chúng ta lại hoàn toàn khác. Theo Trung tâm Vũ trụ học và Vật lý Hạt thiên văn, nhiệt độ vũ trụ của chúng ta đã tăng hơn mười lần trong vòng mười tỷ năm qua và sự kiến sẽ tiếp tục tăng.

Yi-Kuan Chiang, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích rằng: trong không gian, khi lực hấp dẫn kéo vật chất tối và chất khí với một lực cực mạnh, chất khí này bị xóc và nóng lên, khiến nhiệt độ tăng lên.

Theo ông Chiang, những sự kiện vũ trụ này dẫn đến sự hình thành các thiên hà và cụm thiên hà mới - là một phần tự nhiên của quá trình tiến hóa của vũ trụ và sẽ tiếp tục diễn ra khi nó tiếp tục mở rộng.

Thay đổi tự nhiên hay khủng hoảng khí hậu do con người tạo ra?

Mặc dù các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt mà chúng ta thấy ngày nay có thể tăng cường do biến đổi khí hậu, nhưng chúng có thể không hoàn toàn do tác động của con người. Trên thực tế, có bằng chứng cho thấy các điều kiện môi trường khắc nghiệt, chẳng hạn như nhiệt độ thiêu đốt, lượng mưa lớn và hạn hán nghiêm trọng, không có gì mới.

Năm nay, cơ quan thời tiết quốc gia của Vương quốc Anh, Văn phòng Met, đã công bố dữ liệu thu thập được từ các quan sát lượng mưa viết tay có niên đại từ năm 1836. Các kho lưu trữ này, chứa 130 năm hồ sơ về lượng mưa, cung cấp cho các nhà khoa học khí hậu dữ liệu quan sát trước năm 1960 mà rất hiếm có sẵn trước đây.

Theo các tài liệu chi tiết, Quần đảo Anh thậm chí còn có những mùa khô hơn những năm gần đây, với năm 1855 là năm khô hạn nhất trong lịch sử. Tương tự, nhiều khu vực ở phía nam có lượng mưa lớn nhất từng được ghi nhận vào tháng 11 cùng năm.

Hạn hán là một hiện tượng tự nhiên xảy ra trong chu kỳ khí hậu. Nó có thể phát triển ở mọi nơi trên thế giới và tồn tại trong một khoảng thời gian khác nhau. (Hình ảnh: Mario A. Villeda qua Pexels)
Hạn hán là một hiện tượng tự nhiên xảy ra trong chu kỳ khí hậu. Nó có thể phát triển ở mọi nơi trên thế giới và tồn tại trong một khoảng thời gian khác nhau. (Hình ảnh: Mario A. Villeda qua Pexels)

Điều này đã khiến nhiều người hoài nghi về môi trường, làm lung lay ý tưởng biến đổi khí hậu là do con người gây ra, chẳng hạn như Ben Pile - người có bằng Cử nhân Chính trị và Triết học từ Đại học York. Theo quan điểm của Pile, các mô phỏng trên máy tính mà các nhà môi trường dựa trên dự đoán của họ về thảm họa môi trường được cho là không nhất quán khi được đo với dữ liệu trong thế giới thực - đề cập đến hồ sơ lượng mưa được thu thập nói trên.

Ông cho biết: “Bằng chứng về sự thay đổi khí hậu do con người gây ra không mạnh mẽ và cũng không đòi hỏi nhiều hành động như đã được tuyên bố rộng rãi”. Trên trang cá nhân của mình, ông cảnh báo chống lại chủ nghĩa báo động khí hậu cũng như các nhóm lợi ích chính trị tiềm ẩn đằng sau nó.

Từ Tịnh

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Sự nóng lên toàn cầu có thể không phải là lỗi của chúng ta