Giáo sư Trương Côn Luân: Ánh bình minh của nghệ thuật (4)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tôi nhận thấy rằng, việc có thể vượt qua khảo nghiệm khi đứng trước cái danh còn quan trọng hơn cả quá trình đạt được vinh quang. Tôi nói ra câu nói từ tận đáy lòng này, coi như một sự khích lệ lẫn nhau giữa những nghệ sĩ chúng ta.

Bức tranh “Ngày 25 tháng 4”

Vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công đã đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, được các nhà sử học gọi là phong trào dân quyền có quy mô lớn nhất, hòa bình lý tính nhất, công chính vô tư nhất trong lịch sử, là một sự kiện lớn đánh dấu mốc trong sự thật lịch sử về Pháp Luân Công, cũng là đề tài mà những họa sĩ thông thường không dám làm.

Tuy nhiên, bức tranh khổng lồ này đã xuất hiện và đạt giải vàng trong “Cuộc thi quốc tế tranh sơn dầu tả thực” do Đài Truyền hình NTD (Tân Đường Nhân) tổ chức vào năm 2019. Khi biết được quá trình sáng tác ra bức tranh này, bạn sẽ cảm thấy đây dường như là một kỳ tích. Kỳ tích “cải tử hoàn sinh” của một họa sĩ.

Tác giả của bức tranh “Ngày 25 tháng 4” theo học mỹ thuật chủ nghĩa hiện đại, và tốt nghiệp tại một học viện nghệ thuật hàng đầu Trung Quốc. Sau khi cô nhập học, ngoài việc học một số kỹ năng tả thực cơ bản trong năm đầu tiên, toàn bộ tôn chỉ học tập sau đó của cô là đi chệch khỏi chính thống, sùng bái sự xấu xí quái dị, đồng thời, còn có sự truy cầu danh lợi.

Tác phẩm tốt nghiệp của cô vẽ về xác chết trong ngôi mộ cổ, có thể tưởng tượng rằng những tác phẩm như vậy xấu xí và đáng sợ đến nhường nào. Con của cô đã sợ hãi gào khóc khi nhìn thấy tác phẩm của cô. Khi cô tổ chức triển lãm cá nhân, cả phòng triển lãm là một nơi u ám đáng sợ, mẹ cô muốn vào xem nhưng không thể bước vào được, bà nói rằng có một nguồn lực đen tối nào đó đã đẩy bà ra ngoài.

Chúng tôi không muốn để mọi người nhìn thấy chúng ở đây, vì để tránh làm tổn thương thân tâm. Điều kỳ lạ là lại có người muốn trả giá rất cao cho một tác phẩm như vậy, và tác giả cũng nổi tiếng từ việc này. Có thể thấy đạo đức nhân loại đã bại hoại đến mức nào.

Nền văn minh đã bại hoại như vậy, theo lý mà nói, có lẽ đã sớm bị hủy diệt, nhưng Sáng Thế Chủ từ bi trân quý những sinh mệnh, tuy hồ đồ nhưng đều là những sinh mệnh nguyên thủy đến từ Thiên thượng. Vì vậy, các học viên Pháp Luân Đại Pháp giảng chân tướng muốn thông qua Thần Vận (Shen Yun), truyền thông, “Triển lãm Nghệ thuật Chân - Thiện - Nhẫn”, và các cuộc thi khác nhau, muốn dốc sức để những người bị lừa dối biết được sự thật, và quay trở lại với đạo đức truyền thống do Thần an bài. Họ đã xây dựng nhiều “Con tàu Nô-ê” để cứu càng nhiều người càng tốt trước cuộc đại đào thải.

Vị họa sĩ này là một người đã được cứu độ, đồng thời, cô cũng trở thành một người sử dụng nghệ thuật để cứu rỗi con người, đây quả là một niềm vui và một điều kỳ diệu lớn lao.

Hình 1: Một phần của tác phẩm đạt giải vàng “Ngày 25 tháng 4” trong “Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực toàn thế giới” do Đài Truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức vào năm 2019. (NTD).

Tại đây, tôi sẽ kể cho các bạn nghe diễn biến của câu chuyện: vị họa sĩ này có căn cơ rất tốt (thực ra, hầu hết mọi người đều có căn cơ rất tốt đến từ Thiên thượng), ngay khi biết được sự thật về Pháp Luân Công, cô ấy đã bắt đầu kiên định tu luyện.

Năm 2014, cô nhìn thấy quảng cáo về “Cuộc thi quốc tế tranh sơn dầu tả thực” của Đài Truyền hình NTD (Tân Đường Nhân), cô rất muốn tham gia cuộc thi, nhưng lại không biết vẽ gì.

Theo kiến nghị của người khác, cô đã sáng tác ra một bức tranh nhỏ dựa trên một bức ảnh trên Internet - một đứa trẻ cầm biểu ngữ nhỏ kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công, kết quả là cô đã được chọn vào vòng trong.

Đây là sự khích lệ rất lớn đối với cô, bởi để vẽ được bức tranh này không hề dễ dàng. Những quan niệm và phương pháp quan sát sai lệch hình thành trong quá trình học tập tại học viện nghệ thuật rất khó thay đổi: dưới sự quan sát của cô, cô bé xinh đẹp trong bức ảnh đã biến thành một chiếc đầu lâu, và một con quái vật xấu xí. Cô rất đau đớn nên buộc mình phải sửa lại quan niệm và phương pháp quan sát của mình.

Tôi nghĩ rằng vì cô ấy có cái tâm muốn đi trên con đường đúng đắn nên Sáng Thế Chủ nhất định sẽ giúp đỡ cô ấy, vì vậy, bức tranh này đã được hoàn thành, hơn nữa, còn đạt được giải khuyến khích, cô ấy rất phấn khởi: "Ồ! Thì ra tôi có thể sáng tác ra tác phẩm tả thực!”

Tại buổi giao lưu của cuộc thi, cô ấy nói rằng cô ấy đã được khích lệ rất lớn khi nhìn thấy một vài câu mà tôi đã viết trên Internet:

Chính Pháp vũ trụ tầng tầng, vô lượng từ hồng quan đến vi quan
Nghệ thuật nâng đỡ bầu trời đẹp đẽ nhất này
Sáng Thế Chủ đã đặt sự vinh diệu vô hạn trên vai chúng ta
Tôi sẽ hoàn toàn vô ngã cống hiến, tự do bay lượn

Cô luôn dùng những lời này để khích lệ bản thân, vì vậy, cô muốn sáng ra tác phẩm lớn hơn để tham gia “Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân - Thiện - Nhẫn”.

Vì cô từng đích thân tham gia cuộc thỉnh nguyện “Ngày 25 tháng 4” của các học viên Pháp Luân Công tại Bắc Kinh, nên cô muốn vẽ bức tranh “Ngày 25 tháng 4”. Mặc dù cô ấy có trải nghiệm trong sự việc này, nhưng để chuyển từ hiện thực trong cuộc sống thành hiện thực trong nghệ thuật thì cô ấy cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa của sự việc này, đồng thời, cô ấy cũng phải có hình thức ngôn ngữ phù hợp để diễn đạt chủ đề này, tức là một bố cục khéo léo. Bố cục vô cùng quan trọng, nó giống như biên kịch và đạo diễn của một bộ phim vậy.

Lúc đầu, cô ấy đã vẽ tổ hợp bốn bức tranh, trong đó có bức tranh về học Pháp, luyện công. Mặc dù đây là những tình huống chân thực về sự kiện “Ngày 25 tháng 4”, nhưng cách xử lý phân tán như vậy rõ ràng là không thành công. Sau đó, cô ấy đã vẽ một bức Pháp tượng lớn của Sáng Thế Chủ, bên dưới là những học viên tham gia thỉnh nguyện, mà điều này lại hoàn toàn không phù hợp với tình huống thực tế lúc bấy giờ.

Mặc dù cô ấy chưa bao giờ học hoặc tham gia vào công việc sáng tác chính quy như vậy, nhưng tâm niệm phải hoàn thành nó của cô thật đáng trân quý.

Trong cuộc đời của mình, tôi đã viết mấy lời cảm khái như thế này: Hai mươi năm tu luyện, tôi nhận ra mọi thứ đều là hư ảo, thứ tồn tại duy chỉ có một niệm, một niệm định càn khôn, một niệm có thể xẻ núi, dù đó là một niệm không thể nhìn thấy, một niệm giữa phàm tục và Thánh thiêng.

Chính là bởi vì cô ấy cảm động trước ý một niệm quý giá của nghệ sĩ, nên có chuyên gia đã đưa cho cô ấy bản kết xuất hoàn chỉnh trên máy tính của bức tranh này, ngoài ra, còn có chuyên gia đã chủ động dạy cô phương pháp phủ màu cổ điển. Tác phẩm khổng lồ gồm bốn trăm người, mọi thứ đều phải được học và vẽ lại từ đầu, điều này đòi hỏi rất nhiều dũng khí để vượt qua khó khăn, rất nhiều nghị lực không sợ vất vả cùng tinh thần khiêm tốn ham học rất lớn.

Lúc này, tư tưởng của cô ấy hoàn toàn thoát khỏi sự ràng buộc của danh lợi vị tư, nguyện vọng duy nhất trong tâm niệm của cô đó là cứu rỗi con người thông qua hội họa, và cô đã hoàn thành bức tranh này sau năm năm làm việc miệt mài. Với nền tảng hội họa của cô ấy, dù để đạt được sự nghiệp nghệ thuật của riêng mình, hay để ghi lại sự kiện lịch sử trọng đại này, cô ấy có thể xây dựng một tấm bia lịch sử như vậy và kho tàng văn hóa nghệ thuật này, thì đều là sự gợi mở cho con người: Chỉ cần bạn có ý niệm ngay chính, bạn có thể tạo nên kỳ tích.

Bây giờ, hãy nói về những chỗ hay của bức tranh này: (Xem toàn bộ bức tranh: bấm vào đây)

Bức tranh này rất giống một bức ảnh chân thực, khán giả thoạt nhìn thì sẽ tin rằng đây chính là bằng chứng lịch sử. Nhưng không có bức ảnh nào có thể thay thế hay vượt qua nó, bởi bố cục của bức tranh chứa đựng nhiều bí ẩn, nội dung chủ đề cũng rất đầy đủ và sâu sắc. Đỉnh tường, lề đường, số đầu người, bàn chân và các cảnh khác trong bức tranh đã tạo thành nhiều đường ngang dài song song; người và cây đều là những đường thẳng đứng ngắn, tận dụng tối đa ngôn ngữ hình thức của đường nét như “phẳng rộng mở, thẳng kiên nghị” để thể hiện chính xác số lượng lớn, phân bố rộng rãi, tinh thần khoáng đạt, sự ôn hòa lý trí của các đệ tử Đại Pháp và sự kiên định không lay chuyển của họ đối với đức tin.

Nếu bạn nhìn vào những đám mây đen trên bầu trời và những Pháp Luân xoay tròn trên không trung, chúng báo trước cuộc chiến giữa thiện và ác ở một không gian khác. Bóng người của một hàng cảnh sát đội mũ ở phía dưới cùng của bức tranh gợi nhớ đến đội quân trấn áp sẵn sàng đàn áp tàn bạo bất cứ lúc nào của Đảng Cộng sản Trung Quốc tà ác, đây thực sự là một cách xử lý tuyệt diệu khi sự im lặng còn đắt giá hơn cả âm thanh.

Xét về trình tự thị giác của một khung cảnh lớn như vậy, trung tâm thị giác là một bà lão đang nói với cảnh sát sự thật về việc cháu gái bà được cứu nhờ tu luyện Pháp Luân Công, nhà khoa học nói sự thật về việc tu luyện Đại Pháp giúp khai mở trí tuệ, v.v. Tình tiết chính được đặt trên vạch vàng, màu sắc tươi sáng khiến người xem nhìn chú ý đến nó đầu tiên. Sau đó, người xem sẽ nhìn thấy cô bé đang giới thiệu cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” của Pháp Luân Đại Pháp cho cảnh sát. Tiếp theo, người xem sẽ nhìn thấy học viên lâu năm tặng hoa sen giấy cho cảnh sát, chúc phúc viên cảnh sát đối xử tốt với đệ tử Đại Pháp, vì họ hiểu được chân tướng về Đại Pháp, v.v.

孔海燕在《一九九九年四月二十五日》的創作中,畫了近400個真人的肖像。

Thực sự là “thoạt nhìn giống như hồi chuông báo động, nhưng xem kỹ lại là một vở kịch”, các hình ảnh giống như có thể đọc thành lời, khiến khán giả hiểu sâu sắc hơn. Nếu bạn nhìn học viên bên trái đang chỉ vào Pháp Luân trên không trung, bạn sẽ nhìn theo tầm mắt của anh ấy và nhìn một vòng toàn bộ bức tranh từ trên xuống dưới, bạn sẽ cảm thấy có tinh khí và kinh mạch đang lưu chuyển tuần hoàn trong bức tranh, và toàn bộ bức tranh chính là một sinh mệnh thể mang theo sự sống.

Tác giả của bức tranh “Ngày 25 tháng 4” đã đạt đến cảnh giới hoàn toàn vô ngã cống hiến, tự do bay lượn. Cô đã hoàn toàn thoát khỏi lớp vỏ thấp kém bị ràng buộc bởi sự vị tư, vị ngã, vị lợi của một người bình thường, thay vào đó, cô dành hết tâm sức để nâng đỡ bầu trời nghệ thuật đẹp đẽ nhất này. Khi bạn thực sự đạt đến cảnh giới “không” trong Phật gia và “vô” trong Đạo gia, khi đó, bạn đã ở trong cảnh giới của Thần, vì vậy, mới có thể ‘tự do bay lượn’. Đây là cột mốc quan trọng khi họa sĩ từ trong cơn ác mộng theo đuổi danh lợi, nhắm mắt rơi vào địa ngục, chuyển đổi thành buông bỏ tự ngã và bước lên bậc thang Thiên đường.

Tất nhiên, đằng sau sự nổi tiếng còn có vấn đề không ngừng tinh tấn tiến về phía phía trước. Có được vinh quang là nhờ buông bỏ tự ngã, một khi con người theo đuổi cái danh này, vậy thì căn bệnh lâu năm là tự ngã sẽ quay trở lại mà không thể ngăn cản, và biến thành một thứ xấu xí trên cái danh này.

Có bài thơ viết: Danh là rắn phụ thể, khiến người không thanh tỉnh. Danh tế bào ung thư, làm thân tâm biến dạng. Danh Chúa những chiếc nhẫn, truy cầu biến tà linh. Danh là sợi dây dính, dính chết ở tầng bùn.

Tôi nhận thấy rằng, việc có thể vượt qua khảo nghiệm khi đứng trước cái danh còn quan trọng hơn cả quá trình đạt được vinh quang. Tôi nói ra câu nói từ tận đáy lòng này, coi như một sự khích lệ lẫn nhau giữa những nghệ sĩ chúng ta.

Theo đuổi nghệ thuật có hai “con đường khác nhau”:

Ích kỷ vì mình dạ hẹp hòi
Quỹ đạo nghệ thuật như ném vật
Thiện ác hữu báo ấy luật Trời
Địa ngục nhân gian tác giả ở

Phật tâm vô ngã đẹp tuyệt vời
Chân Thiện Nhẫn sáng khắp muôn nơi
Đức sánh Thiên Địa tác giả chơi
Thiên đình vẻ vang cao vô thượng

Những họa sĩ tham gia cùng các tác phẩm đạt giải này, chỉ là ánh bình minh khi mặt trời vừa ló rạng, khi đông đảo các nghệ sĩ tỉnh ngộ dưới sự soi sáng của Thánh quang Sáng Thế Chủ, một kỷ nguyên nghệ thuật huy hoàng xán lạn, vĩnh thịnh bất suy sắp đến.

(Còn tiếp)

Trương Côn Luân - Epoch Times
Gia Ý biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Giáo sư Trương Côn Luân: Ánh bình minh của nghệ thuật (4)