Gương có màu gì và có từ bao giờ? Soi gương nhiều sẽ chóng già

Giúp NTDVN sửa lỗi

Từ thời xa xưa chiếc gương được coi là một trong những đồ vật cần thiết nhất trong số các đồ nội thất gia đình. Gương thường được dùng để trang điểm, trang trí, hoặc tô điểm kiến trúc.

Thế nhưng, đã bao giờ bạn tự hỏi gương soi có màu gì? Chúng ta cùng tìm hiểu về chiếc gương nhé.

Nguồn gốc của gương

Có nhiều ý kiến cho rằng người Trung Quốc đã phát minh ra gương soi. Tuy nhiên, theo các chứng cứ đáng tin cậy thì đây chưa hoàn toàn là điều chính xác.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Jay Enoch công bố trên tạp chí Optometry and Vision Science vào năm 2006, người dân ở Anatolia (vùng đất Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) đã tạo ra những chiếc gương đầu tiên bằng đá thủy tinh núi lửa (obsidian) đánh bóng khoảng 8.000 năm trước. Nhà khảo cổ học Mellaart phát hiện một số mảnh vỡ của chúng trong ngôi mộ có niên đại năm 6200 trước Công nguyên tại thành phố cổ Catal Huyuk thuộc khu vực Konya, phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Đường kính mỗi chiếc gương khoảng 9cm với bề mặt phản chiếu hình tròn hoặc hình nón. Nhà khảo cổ học Mellaart khẳng định: “Các vật này được dùng làm gương soi với đầy đủ chức năng của một bề mặt phản chiếu. Đó là điều không thể tranh cãi.”

Thành phố cổ Catal Huyuk sau lần khai quật đầu tiên bởi nhà khảo cổ học James Mellaart. (Ảnh: wikimedia)

Ai Cập là nơi tiếp theo xuất hiện gương soi, đặt dấu mốc mới trong bản đồ lịch sử gương soi. Người ta cho rằng những phiến đá tảng đã được sử dụng làm gương soi trong thời kỳ Tiền triều đại Ai Cập. Trong ghi chép của những nhà khảo cổ khác cũng cho biết rằng nước bốc hơi rất nhanh trên những phiến đá này. Ngoài ra, những chiếc bát gốm được thiết kế để chứa đầy nước được dùng làm gương soi cũng được phát hiện tại vùng Badari với niên đại khoảng 4500 năm TCN. Các vật dụng tìm thấy ở Badari cũng có dấu vết của gỗ bao xung quanh được cho là khung gương.

Gương có màu gì?

Gương ghi và phản ánh bất cứ đồ vật hay hình ảnh nào trong tầm của nó. Vì vậy, nhiều người tưởng rằng, gương không có màu hay mang màu sắc mà vật thể nó phản ánh.Thực tế không phải như vậy.

Các loại gương được tráng nhôm hoặc tráng bạc bằng thủy tinh thông thường phản xạ hầu như tất cả ánh sáng. Khi ánh sáng trắng chiếu vào gương, ánh sáng phản xạ có màu trắng tự nhiên. Do đó, chúng ta có thể nói rằng gương có màu trắng dưới góc độ quang học.

Tuy nhiên, câu trả lời này vẫn chưa hoàn toàn chính xác bởi chúng ta đâu thực sự nhìn thấy màu trắng là màu sắc thực của gương. Kim loại nhôm hoặc bạc được sử dụng để làm gương không có màu đúc cụ thể, thủy tinh silica trong gương thường là loại có khả năng hấp thụ ánh sáng xanh kém nhất.

Do đó có thể nói rằng gương có màu trắng với một chút màu xanh lá cây. (Ảnh: pexels)

Ở Grenada, Tây Ban Nha vào năm 2004, 2 nhà nghiên cứu là Raymond L. Lee, Jr. và Javier Hernández-Andrés đã tiến hành một thí nghiệm tại một trong những Bảo tàng Khoa học hấp dẫn nhất, các đường hầm gương.

Các đường hầm gương là một chi tiết chứa 2 gương đối diện nhau với 2 lỗ mắt được cắt ra để du khách tò mò nhìn vào.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi sự phản chiếu của các gương bị dội qua lại hơn 50 lần, bước sóng màu xanh lá cây trở thành bước sóng chiếm ưu thế mà chúng ta có thể nhìn thấy.

Đổi lại, chúng ta có thể bắt đầu nhìn thấy sự thật màu xanh lá cây bên dưới và đối với tất cả chúng ta, khoa học cho thấy bước sóng màu xanh lá cây là 552 nanomet hoặc mơ hồ hơn ở bất cứ đâu trong khoảng 495 đến 570 nanomet.

Do đó có thể nói rằng gương có màu trắng với một chút màu xanh lá cây.

Mọi thứ chúng ta nhìn thấy là do ánh sáng mà nó phát ra đi vào mắt chúng ta và được chiếu lên võng mạc thông qua sự khúc xạ của cấu trúc nhãn cầu. Các tín hiệu ánh sáng được chuyển đổi thành tín hiệu điện bởi các tế bào cảm thụ quang, sau đó được truyền đến não qua các dây thần kinh. Các màu sắc khác nhau mà chúng ta nhìn thấy thực sự tương ứng với sự kết hợp khác nhau của các bước sóng khác nhau của ánh sáng khả kiến.

Soi gương nhiều sẽ chóng già

Trong suốt 15 năm, các nhà nghiên cứu ở một trong các viện của New York đã nghiên cứu hiệu quả của chiếc gương soi đối với con người với sự giúp sức của thiết bị dò từ - âm cực nhạy. Những người đứng quá lâu trước gương có thể thấy mệt mỏi và trí nhớ trở nên sút kém. Các thí nghiệm tiết lộ rằng, chiếc gương soi có thể tích tụ năng lượng của con người. Người ta sẽ mất năng lượng sau 3 phút nhìn vào gương.

Các nhà nghiên cứu cũng có một ghi nhận ngạc nhiên: Người nào thường xuyên soi gương sẽ chóng già hơn. (Ảnh: pexels)

Và các nhà nghiên cứu cũng có một ghi nhận ngạc nhiên: Người nào thường xuyên soi gương sẽ chóng già hơn. Các chuyên gia sinh học năng lượng giải thích hiện tượng này như sau: Năng lượng chúng ta phát ra được chiếc gương phản ánh và sau đó phá hủy vầng hào quang bảo vệ chúng ta.

Tố Như
(Tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Gương có màu gì và có từ bao giờ? Soi gương nhiều sẽ chóng già