Hệ miễn dịch diệu kỳ (Phần cuối): Một kiệt tác ‘thiết kế’ để bảo vệ cơ thể chúng ta

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong loạt bài “Hệ miễn dịch diệu kỳ” này, chúng ta sẽ khám phá sức mạnh thực sự của khả năng miễn dịch, cách các cơ quan hoạt động không mệt mỏi để bảo vệ cơ thể. Chúng tôi cũng sẽ cung cấp những biện pháp thiết thực để bảo vệ những món quà quan trọng mà trời ban này.

Hệ miễn dịch diệu kỳ hoạt động giống như một đám mây bí ẩn và tuân theo những quy tắc bí mật của riêng nó. Điều đó khiến chúng ta tự hỏi, khi nào nó sẽ phát huy tác dụng kỳ diệu của mình và khi nào nó có thể làm chúng ta thất vọng.

Chúng ta thường chỉ quan tâm đến hệ miễn dịch của mình khi nó bất ngờ gặp trục trặc. Mỗi chúng ta đều nhớ đến lần mà một trận cúm dai dẳng tấn công và khiến chúng ta bị sốt, đau họng, đau nhức cơ thể và sưng hạch. Những cảm giác đó chính là sức mạnh của hệ miễn dịch khi nó anh dũng chiến đấu chống lại các thế lực xâm lược và quyết tâm bảo vệ cơ thể của chúng ta.

Hệ miễn dịch cũng quan trọng như trái tim đang đập và hơi thở trong phổi của chúng ta. Trên thực tế, nó là một trong những hệ thống cơ quan lớn nhất và phổ biến nhất trong toàn bộ cơ thể người. Tuy nhiên tầm quan trọng của nó thường bị bỏ qua.

Trong suốt loạt bài này, chúng ta đã khám phá những khía cạnh quan trọng của hệ miễn dịch, làm sáng tỏ những bí ẩn và đặc điểm đáng chú ý của nó. Mục tiêu của chúng tôi là trang bị cho mỗi người kiến thức về cách củng cố và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Các cơ quan nội tạng của Hệ miễn dịch diệu kỳ.
Các cơ quan nội tạng của Hệ miễn dịch diệu kỳ. Ảnh: Epoch Times

'Thiết kế' của Hệ miễn dịch của chúng ta

Trong suốt loạt bài này, chúng tôi đã sử dụng nhiều lần từ "thiết kế" để mô tả các chức năng khác nhau của hệ miễn dịch. ‘Thiết kế’ tức là ý nói rằng ở đây có sự chủ động của một lực lượng nào đó, chứ không hề có sự ngẫu nhiên.

Ví dụ, khi nhìn vào bóng đèn của Thomas Edison, một vật được thiết kế, chúng ta hiểu rằng mục đích của nó là mang lại ánh sáng cho con người vào ban đêm. Sự sắp xếp các thành phần của nó phục vụ một chức năng cụ thể. Mặt khác, việc sắp xếp ngẫu nhiên các dây và quả cầu thủy tinh không có mục đích rõ ràng sẽ không được coi là một thiết kế.

Tương tự, khi người ta xây một ngôi nhà, mọi khía cạnh đều được thiết kế cẩn thận nhằm phục vụ mục đích mang lại một không gian sống tiện nghi. Cách bố trí, nội thất và tiện ích đều được sắp xếp chu đáo để thực hiện được mục tiêu đó.

Thiết kế cũng bao hàm sự tinh tế và sử dụng tài nguyên tối ưu. Hãy xem xét một chiếc máy bay, nơi có không gian rất hạn chế. Mỗi mét vuông đều được bố trí thiết kế tỉ mỉ để tối đa hóa chức năng và tính hiệu quả của nó.

Tương tự như vậy, hệ miễn dịch của con người chúng ta là một điều kỳ diệu tự nhiên thể hiện những đặc điểm giống như thiết kế này. Nó hoạt động không mệt mỏi với sứ mệnh rõ ràng là bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi những kẻ xâm lược có hại và duy trì sức khỏe tổng thể của con người. Nó bao gồm một hệ thống mạng lưới phức tạp gồm các phân tử, tế bào, mô và các cơ quan nội tạng. Tất cả đều có vai trò cụ thể trong việc bảo vệ cơ thể.

Ngay từ khi mới sinh ra, hệ miễn dịch đã học cách nhận biết và nhắm mục tiêu vào các mầm bệnh cụ thể, thích nghi và phát triển để bảo vệ chúng ta suốt đời. Nó có khả năng vượt trội trong việc phân biệt giữa bản thân và vô ngã. Từ đó xác định và loại bỏ hiệu quả các vật chất có hại như virus, vi khuẩn và tế bào ung thư.

Hệ miễn dịch hoạt động thông qua các cơ chế như bạch cầu, kháng thể và tế bào trí nhớ. Nó phát hiện, vô hiệu hóa và ghi nhớ các mối đe dọa mà nó đã gặp phải trước đó. Khả năng thích ứng này cho phép nó tạo ra nhiều loại tế bào miễn dịch với những khả năng độc đáo, đảm bảo phản ứng phù hợp với những mối nguy hiểm cụ thể. Chức năng bộ nhớ của nó cũng cho phép phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn đối với các đợt lây nhiễm tái phát.

Về bản chất, bằng cách sử dụng thuật ngữ "thiết kế" để mô tả hệ miễn dịch, chúng tôi muốn nêu bật cách tổ chức có mục đích, tính hiệu quả cũng như khả năng thích ứng và bảo vệ bằng cách sử dụng một mạng lưới các thành phần phức tạp.

Một số điểm chính từ loạt bài về Hệ miễn dịch diệu kỳ của chúng tôi

Amidan là một thành phần thường bị bỏ qua nhưng không thể thiếu của hệ bạch huyết. Nó cung cấp cơ chế bảo vệ chiến lược trong cổ họng, hoạt động như người gác cổng và sứ giả cho hệ miễn dịch. Mặc dù phẫu thuật cắt amidan được coi là một thủ thuật "nhỏ", nhưng nó có khả năng làm tăng nguy cơ lâu dài mắc các bệnh về đường hô hấp, nhiễm trùng và thậm chí một số loại ung thư.

Hệ bạch huyết hoạt động như một "người quản lý mạng lưới miễn dịch", được thiết kế để xử lý các chất độc và những kẻ xâm lược bên trong và bên ngoài cơ thể. Một hệ bạch huyết khỏe mạnh, với dòng bạch huyết chảy trơn tru liên tục, có thể loại bỏ các tế bào ung thư, virus, chất độc, v.v. khỏi các mô và tế bào, ngăn ngừa vòng luẩn quẩn của bệnh tật.

Thật không may, vaccine mRNA COVID-19, được bao quanh bởi lớp vỏ lipid, được thiết kế đặc biệt để được các tế bào bạch huyết hấp thụ và phân phối đến toàn bộ cơ thể qua hệ thống bạch huyết. Từ đó gây ra các tác dụng phụ và thương tích nghiêm trọng ở một số người.

Mặc dù nhỏ nhưng lá lách thực hiện vô số chức năng quan trọng. Nó đóng vai trò như một bể chứa trong hệ tuần hoàn. Lá lách chủ yếu điều chỉnh các chức năng phòng vệ miễn dịch, tạo ra kháng thể và lọc máu để loại bỏ mầm bệnh, đặc biệt là vi khuẩn có vỏ.

Việc cắt bỏ lá lách, thường được thực hiện do chấn thương, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Tuyến ức là một cơ quan có các chức năng thiết yếu tiếp tục tồn tại ở tuổi trưởng thành. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc huấn luyện tế bào T (tế bào miễn dịch thích ứng mạnh nhất) và sản xuất các hormone quan trọng điều chỉnh hệ miễn dịch.

Mặc dù tuyến ức sẽ co lại theo tuổi tác nhưng nó vẫn rất quan trọng đối với sức khỏe lâu dài. Rối loạn chức năng của tuyến ức có thể dẫn đến tăng khả năng dễ bị nhiễm trùng và tự miễn dịch. Có nhiều yếu tố chúng ta có thể kiểm soát để giảm tỷ lệ teo tuyến ức và giữ cho nó hoạt động tốt. Mặc dù tuyến ức có thể bị thoái hóa nhưng nó cũng có khả năng tái tạo mạnh mẽ.

Tủy xương đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể. Điều thú vị là máu dường như cũng có nguồn gốc từ ruột và vi khuẩn đường ruột. Điều này có ý nghĩa quan trọng. Bằng cách nhận ra ảnh hưởng của đường ruột và thực hiện các bước để thúc đẩy hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, chúng ta có thể tăng cường sản xuất tế bào máu và tăng cường khả năng miễn dịch.

Sự trục trặc của tủy xương có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như bệnh bạch cầu, một dạng ung thư máu do những bất thường trong tế bào gốc tủy xương. Ngoài ra, các yếu tố khác như tiếp xúc với hóa chất độc hại, bức xạ điện từ, nhiễm virus, chế độ ăn nhiều chất béo và béo phì, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tủy xương.

Chiến lược để bảo vệ và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

Có nhiều cách để bảo vệ và hỗ trợ chức năng miễn dịch của chúng ta. Dưới đây, chúng tôi sử dụng từ viết tắt "RESILIENCE" (cũng có nghĩa: Sự kiên cường) để nhắc nhở chúng ta về những cách thiết thực để bảo vệ và tăng cường khả năng của Hệ miễn dịch.

R - Luôn giữ gìn cẩn thận các cơ quan nội tạng của chúng ta; tránh việc loại bỏ không cần thiết.
E - Ăn thực phẩm nguyên chất tốt cho sức khỏe, giàu chất dinh dưỡng, vitamin (D, A, C) và vi chất dinh dưỡng (kẽm); tránh thực phẩm chế biến sẵn.
S - Đáp ứng nhu cầu nước của cơ thể.
I - Bổ sung trà xanh và các loại thảo mộc tự nhiên trong chế độ ăn uống của chúng ta.
L - Ngủ ngon và đủ giấc.
I - Cách ly khỏi chất độc môi trường, khói và bức xạ có hại.
E - Thường xuyên tập thể dục và vận động cơ thể.
N - Nuôi dưỡng việc giảm căng thẳng thông qua thực hành chánh niệm.
C - Hãy nuôi dưỡng lòng vị tha và sự đồng cảm trước nỗi đau khổ của người khác.
E - Giữ gìn sự kết nối với thiên nhiên.

Chiến lược để bảo vệ và tăng cường sức khỏe Hệ miễn dịch diệu kỳ.
Chiến lược để bảo vệ và tăng cường sức khỏe Hệ miễn dịch diệu kỳ. Ảnh: Epoch Times

Như được đề cập trong loạt bài này, sự phối hợp và giao tiếp của hệ miễn dịch rất đáng kinh ngạc. Nó điều phối các tương tác phức tạp của tế bào, giải phóng các phân tử tín hiệu để triệu tập quân tiếp viện và điều chỉnh các phản ứng miễn dịch. Sự phối hợp phức tạp này đảm bảo sự cân bằng tinh tế trong việc bảo vệ chống lại mầm bệnh và tránh các phản ứng thái quá có hại.

Khả năng phục hồi của hệ miễn dịch được thể hiện rõ ở khả năng vượt qua vô số thử thách, chữa lành vết thương và khôi phục lại sự cân bằng ngay cả trong nghịch cảnh. Khả năng tự điều chỉnh và tự sửa chữa của nó quả thực là kỳ diệu.

Qua loạt bài này, chúng tôi hy vọng cung cấp cho độc giả những bằng chứng khoa học mới nhất để hiểu biết rộng hơn về hệ miễn dịch. Đồng thời truyền cảm hứng cho việc khai mở tư duy y học gắn kết với tự nhiên, hạn chế tiếp cận các mô hình y học hiện tại với nhiều loại dược phẩm có hại.

Hệ miễn dịch bẩm sinh của chúng ta được thiết kế là một hệ thống phòng thủ đặc biệt, giúp bảo vệ chúng ta một cách không mệt mỏi giúp chúng ta tránh mọi sự tấn công từ bên ngoài. Khả năng thích ứng, phối hợp, ghi nhớ, tự điều chỉnh và khả năng tái tạo khiến nó trở thành một kỳ quan thực sự của tự nhiên. Sự hoạt động âm thầm đằng sau hậu trường để bảo vệ sức khỏe của chúng ta khi chúng ta hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.

Khi biết trân trọng những món quà thiêng liêng này và cố gắng hết sức để bảo vệ chúng, chúng ta sẽ gặt hái được những lợi ích lâu dài nhờ khả năng miễn dịch và khả năng phục hồi mạnh mẽ của chúng.

Hết!

(Bài đăng trên The Epoch Times - Epoch Health của các tác giả: Makai Allbert Yuhong Dong)

Cát Mộc biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Hệ miễn dịch diệu kỳ (Phần cuối): Một kiệt tác ‘thiết kế’ để bảo vệ cơ thể chúng ta