Không có cơ hội nào bị lãng phí: Tận dụng tối đa mọi nguyên liệu trong nhà bếp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Là một người làm vườn và một đầu bếp ưa khám phá, cô Alexis deBoschnek gửi đến các đầu bếp tại gia một hướng dẫn rất sáng tạo nhằm giảm thiểu sự lãng phí và tối đa hóa vị ngon cho món ăn.

Nửa bó cải xoăn bị héo trong tủ lạnh. Một củ cà rốt nằm lăn lóc ở phía sau lò chiên. Và những quả táo không còn tươi giòn nữa. Có thể làm được gì để “cứu rỗi” chúng khỏi vận mệnh bị ném vào thùng rác?

Cô Alexis deBoschnek trả lời là có cách! Bó cải xoăn này? Thật hoàn hảo, cô ấy rất thích món salad cải xoăn với nước cốt chanh và phomai Parmesan.

Một củ cà rốt? Cô ấy sẽ không chút chần chừ mà ngâm nó vào trong nước muối và trữ trong tủ lạnh, không cần đóng hộp. Chúng sẽ góp thêm vị nồng nhẹ, giòn rụm khi ăn kèm với bánh mì sandwich, salad, hạt dinh dưỡng và thậm chí là với cả trứng chiên.

Còn đối với những quả táo héo kia thì cô đã có công thức cho món bánh táo bơ nâu, sẽ biến những trái cây chán đời này thành thứ gì đó hấp dẫn. Khi được nấu lên thì việc táo có giòn hay không không còn quan trọng nữa. Mục tiêu của cô chính là tận dụng tối đa các nguyên liệu và giảm thiểu rác thải thực phẩm nhiều nhất có thể.

Cô deBoschnek nói: “‘Bền vững’ là từ ngữ của thế kỷ nhưng không ai có thể thật sự biết dùng nó như thế nào”.

Rất nhiều điều đã từng là sự thông thái của thế hệ trước đã bị mai một mà nguyên nhân chính là do lối sống hiện đại thay đổi, mặc cho những sự quan tâm đến tính vững bền. Cô DeBoschnek đã giúp thay đổi điều này thông qua cuốn sách nấu ăn đầu tay của cô, “To the Last Bite” (tạm dịch: Ngon miệng đến miếng cuối), cô chủ đích ra một lộ trình cho việc sử dụng các nguyên liệu một cách có ý thức và hiệu quả.

Cô nói: “Nếu chúng ta thật sự muốn khuyến khích mọi người ý thức hơn và sử dụng triệt để hơn, thì tôi cần khiến nó phải thực hiện được”.

Nội dung cuốn sách rất phù hợp với giai đoạn hiện nay, nhưng chính sự nhiệt tình, hài hước và thích mạo hiểm của deBoschnek mới thực sự khiến cách tiếp cận nấu ăn của cô ấy trở nên tỏa sáng. Đối với cô ấy, đây là một điều rất tự nhiên.

Cuốn sách nấu ăn đầu tay của cô deBoschnek được dành tặng cho người mẹ của cô, cũng chính là người luôn truyền cảm hứng cho cô. (Ảnh: Nicole Franzen)
Cuốn sách nấu ăn đầu tay của cô deBoschnek được dành tặng cho người mẹ của cô, cũng chính là người luôn truyền cảm hứng cho cô. (Ảnh: Nicole Franzen)

 

Khởi đầu từ khu vườn

Lớn lên ở Catskill, New York (Mỹ), cô deBoschnek đã theo chân mẹ - là một người làm vườn giỏi - đi khắp khu vườn lộng lẫy của họ.

Cô nói: “Chúng tôi có hoa và rau quả, và thật tuyệt vời khi bạn bước vào khu vườn và thưởng thức những gì do chính tay bạn gieo trồng”.

Cô deBoschnek mô tả rằng ngôi nhà của cô luôn tràn ngập cây cối: “Đó là nhờ vào sự khéo sắp xếp của mẹ”.

Cô dành riêng cuốn sách tặng mẹ - người truyền cảm hứng chính cho cô. Mẹ cô là người Hà Lan đến Mỹ khi khoảng 20 tuổi. Sống ở New York, bà đã bắt đầu bằng công việc tình nguyện viên cho vườn bách thảo Wave Hill và “vì quá giỏi làm vườn nên họ đã thuê bà”. Sau khi chuyển đến Catskill, bà đã làm công việc làm vườn của chính mình trong nhiều năm.

Cô vui vẻ nói tiếp: “Bà có thể làm tốt được mọi thứ, có thể trồng được bất kỳ cây nào”.

Gia đình của cô ấy không chọn Catskills, mà là Catskills đã chọn họ. Họ đã sống ở Williamsburg, Brooklyn khi cô deBoschnek còn bé, và khi người ta phun cát bảo trì cây cầu Williamsburg, cô đã bị ngộ độc. Cô có một người chú sống ở Catskills, và gia đình cô cơ bản là đã ‘bỏ trốn’ đến đây.

Cô nói: “Kế hoạch là sẽ không ở đây. Dự tính là rời thành phố trước rồi sau đó tính tiếp”.

Nhưng Catskills đã “kêu gọi” họ vì vậy họ đã ở lại.

Cô deBoschnek nói: “Khi còn nhỏ ở Catskills, thật sự rất tuyệt vời, tôi đã dành phần lớn thời gian để ở bên ngoài khám phá. Đây là khu vực làm nông nghiệp, nông trại này tiếp nông trại khác. Đất đai thì không tuyệt chút nào, có nhiều đá và cả tính axit. Bạn cần phải biết cách nuôi dưỡng nó thì cây cối mới sinh tồn được”.

Cô deBoschnek mô tả: “Khí hậu Catskills khá là khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, và có thể tháng 5 cũng có tuyết rơi. Bạn thực sự phải tận dụng triệt để mùa trồng trọt và tìm cách kéo dài nó ra bằng cách đóng hộp, bảo quản và tiết kiệm các thứ bỏ đi”.

Cô nói tiếp: “Làm vườn là một phần cuộc sống của tôi, là đam mê của tôi”.

Cô deBoschnek học tại trường dạy nấu ăn, sau đó bước vào lĩnh vực truyền thông ẩm thực, và trở thành nhà phát triển công thức nấu ăn và là người dẫn video của chuỗi chương trình “Chef out of Water” trên BuzzFeeed Tasty. Cô đã sống ở New York 7 năm và Los Angeles 7 năm. Tháng 10/2020, cô và chồng chưa cưới chuyển về nhà mẹ đẻ của cô, định là ở tạm thời. Và họ đã rất thích Catskills vì vậy mà quyết định ở lại.

Ở trong bếp, cảm hứng nấu ăn của cô deBoschnek bắt đầu từ những gì đang có trong vườn. (Ảnh: Nicole Franzen)
Ở trong bếp, cảm hứng nấu ăn của cô deBoschnek bắt đầu từ những gì đang có trong vườn. (Ảnh: Nicole Franzen)

Truyền cảm hứng cho các đầu bếp tại gia

Lớn lên ở vùng Catskills, rồi sinh sống ở các thành phố lớn và làm việc trong lĩnh vực truyền thông ẩm thực chính là lợi thế để cuốn sách của cô deBoschnek đạt được “vị trí độc tôn”.

Cô nói: “Toàn bộ ý tưởng của cuốn sách là khuyến khích mọi người suy nghĩ ý thức hơn và hiệu quả hơn trong nhà bếp, trong khi cắt giảm lãng phí thức ăn theo cách thức thực sự hào hứng”.

Cuốn sách đã đề xuất nhiều công thức nấu ăn và các mẹo để sử dụng hết nguyên liệu thừa còn lại trong tủ lạnh, và tập trung vào các loại đặc biệt dễ bị nhiễm khuẩn như sản phẩm sữa, thảo mộc, và rau. Cuốn sách cung cấp một cách sáng tạo và hài hước các ý tưởng để sử dụng tối đa mọi nguyên liệu, sử dụng luôn cả những phần được cho là thừa thãi trong nhà bếp.

Học cách tiết kiệm những thứ bỏ đi và bảo quản những nông phẩm thu hoạch được là một phần tuổi thơ của cô deBoschnek. (Ảnh: Nicole Franzen)
Học cách tiết kiệm những thứ bỏ đi và bảo quản những nông phẩm thu hoạch được là một phần tuổi thơ của cô deBoschnek. (Ảnh: Nicole Franzen)

Cô deBoschnek cũng cung cấp những hướng dẫn đơn giản để giúp các đầu bếp học cách tận dụng những mảnh vụn thường bị vứt đi. Phần đuôi cà rốt có thể cắt nhỏ ra và làm món sốt pesto; lõi bắp thì có thể ninh để lấy nước hầm thơm ngon. Và bạn có biết rằng có thể trồng lại hành lá và thậm chí là cả diếp cá bằng cách cho phần rễ đã tỉa vào nước?

Một phần của cuốn sách cũng lấy ý tưởng từ khu vườn Victory, có từ Thế chiến thứ 2, khi đó mọi người cần trồng rau trong các hộp treo khung cửa sổ để cải thiện việc thiếu lương thực. Cô muốn chỉ ra cho mọi người rằng, dù không có vườn thì họ vẫn có thể “trồng được thứ gì đó trên bệ cửa sổ”.

Phương pháp làm vườn, nấu nướng và ăn uống của cô deBoschnek là trải nghiệm, học hỏi, tận hưởng và sử dụng một cách sáng tạo những gì đang có sẵn. Cô am hiểu sâu sắc những nỗ lực và thời gian cần bỏ ra để trồng một loại cây nào đó, và sự tôn trọng đối với các nguyên liệu chính là cố gắng tận dụng tất cả, và thưởng thức trọn vẹn cho đến miếng cuối cùng.

“To the Last Bite: Những công thức nấu ăn và ý tưởng để tận dụng tối đã các nguyên liệu” viết bởi cô Alexis deBoschnek (Simon & Schuster, $32.50)
“To the Last Bite: Những công thức nấu ăn và ý tưởng để tận dụng tối đã các nguyên liệu” viết bởi cô Alexis deBoschnek (Simon & Schuster, $32.50)

Du Du

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Không có cơ hội nào bị lãng phí: Tận dụng tối đa mọi nguyên liệu trong nhà bếp