Kỷ luật tự giác giả tạo đang hủy hoại chúng ta ra sao?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có một câu nói lan truyền trên Internet: “Kỷ luật tự giác có thể mang lại tự do”. Tuy nhiên, có quá nhiều người hô khẩu hiệu “kỷ luật tự giác” mà hành động lại không theo kịp. Họ dường như đã nỗ lực rất nhiều, nhưng chỉ để gây ấn tượng với bản thân chứ không mang lại kết quả thực sự. Những người như vậy đang đẩy mình vào vòng luẩn quẩn của “kỷ luật tự giác giả tạo”.

Có hiệu quả mới gọi là nỗ lực, không có thành tựu chỉ có thể coi là dốc sức làm bừa. Đến tuổi trung niên, đừng để kỷ luật giả tạo hủy hoại bạn.

1. Dương cờ mà không có hành động thì chỉ là một mảnh giấy vụn

Trong cuộc sống luôn có những người như vậy. Họ thường dương cao đủ loại cờ, nhưng có thể hoàn thành thì ít lại càng ít. Nguyên nhân là do họ không đủ năng lực để hành động.

Cô bạn thân gọi điện, khóc lóc kể cho tôi nghe về quá khứ cay đắng của cô ấy khi tham gia kỳ thi nghiên cứu sinh.

Bức tường nhà cô đầy rẫy những kế hoạch:

- Thức dậy từ 5h đến 7h để tập thể dục và ăn sáng.

- Học thuộc lòng các từ tiếng Anh từ 7h00 đến 8h00.

- 8 giờ - 11 giờ làm đề toán.

- Buổi chiều làm bộ bài, buổi tối sửa đề.

Ảnh minh hoạ. (Pexels)

Cô từ chối tất cả các hạng mục giải trí, gần như dành thời gian cho việc học tập, nhưng kết quả cuối cùng, lại không được như ý muốn.

Nguyên nhân chính là tình trạng học tập của cô.

Lúc đầu, cô bước vào học tập với trạng thái của sự tự tin. Nhưng vừa gặp phải vấn đề khó khăn không biết làm, cô ấy bắt đầu cáu kỉnh, vò đầu gãi tai.

Sau đó, cô nhịn không được liền nhấc điện thoại lên lướt Tik tok, Facebook, Chat, chẳng mấy chốc, nửa tiếng cứ như vậy trôi qua.

Lại mùi thơm từ trong bếp bay ra, cô không nén nổi bèn đi tới dùng đũa gắp mấy món mới nướng xong, cắn vài miếng, sau đó quay lại chơi với mèo con trong nhà một lúc…

Vào buổi chiều, thân ở đây mà tâm để ở bên ngoài. Bất cứ lúc nào, sự chú ý của cô đều bị thu hút bởi chuyển động bên ngoài.

Cô bạn nói, cô ấy đã quyết định tham gia thi nghiên cứu sinh lần thứ 2, nhưng tôi biết rõ, nếu cô ấy không thể nâng cao khả năng hành động của mình thì thi đi thi lại bao nhiêu lần, kết quả cũng không thay đổi.

Có một từ trên Internet gọi là "Kẻ thất bại tích cực". Nó đề cập đến một nhóm người luôn tự đặt cho mình những lá cờ khác nhau, nhưng lần nào cũng không làm được.

Họ có thái độ tích cực và muốn tiến bộ, nhưng hành động lại không đến nơi đến chốn, trong mọi trường hợp, họ không đạt được bất kỳ tiến bộ nào đáng kể.

Quả thật, trong nội tâm mỗi người chúng ta đều có khát vọng muốn trở nên tốt hơn, nhưng nếu để cho mình rơi vào vòng luẩn quẩn của tự kỷ giả tạo, thì không chỉ lãng phí thời gian, hao tổn tinh lực, mà còn có thể sinh ra cảm giác thất bại, đánh mất dần tính tích cực làm việc của mình.

Theo thời gian, mục tiêu của bạn sẽ không đạt được, hoàn cảnh của bạn sẽ không thay đổi và bạn sẽ không bao giờ có thể sống cuộc sống mà bạn mong muốn.

Luôn ghi nhớ: Mục tiêu phù hợp, cộng với hành động hiệu quả, mới là con đường dẫn đến thành công.

2. Đừng giả vờ rất cố gắng, kết quả sẽ không diễn cùng bạn

Cũng có một số người tưởng chừng như làm việc rất chăm chỉ và dành phần lớn thời gian cho việc học, nhưng lại chưa bao giờ đạt được kết quả công việc và kết quả học tập như ý.

Không phải là họ không hành động mà là họ đang hành động nhưng kết quả không được như ý.

Ảnh minh hoạ. (Pexels)

Trong một lần phỏng vấn, nhạc sĩ, nhà văn Đài Loan Lưu Nhược Anh kể lại một câu chuyện thú vị về cuộc sống của mình từ nhỏ với ông bà nội.

Khi còn bé, cô đặc biệt thích đánh đàn piano, ngày thường sẽ chủ động đánh đàn. Bà nội thấy được hứng thú của cháu gái, liền đăng ký cho cô học đàn piano.

Cô giáo nói với cô rằng, nếu muốn trở thành một nhạc sĩ, cô phải luyện đàn từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày.

Nghe xong lời này, Lưu Nhược Anh ngạc nhiên, cô chỉ là thích chơi đàn thôi làm sao có thể ngồi được thời gian dài như vậy?

Sau khi tập đàn được vài ngày, cô bắt đầu cảm thấy mệt mỏi nên bắt đầu giở trò.

Cô ghi âm lại bản nhạc mình muốn đàn, đến thời gian luyện đàn, cô liền đóng cửa phòng, mở băng ghi âm, lén đọc tiểu thuyết.

Bà nội cảm thấy yên tâm khi nghe thấy tiếng đàn ngoài cửa, nghĩ rằng quả thực cháu gái đang ngoan ngoãn tập đàn.

Ba ngày sau, chiêu trò nhỏ của Lưu Nhược Anh bị bại lộ khi bà của cô, người cũng biết chơi đàn, nghe và thắc mắc tại sao cô cứ mắc lỗi ở một chỗ, sau khi luyện tập trong vài ngày.

Khi bà cô làm bài kiểm tra lại, trình độ đàn của cô vẫn như mấy ngày trước, không hề tiến bộ chút nào, thậm chí cô còn quên mất kiến ​​thức mà giáo viên đã dạy ba ngày trước.

Lúc này Lưu Nhược Anh mới nhận ra sai lầm của mình, hóa ra giả vờ đang tập piano sẽ không tiến bộ. Vì vậy, cùng với bà nội cô bắt đầu tập đàn trở lại.

Không biết bạn đã từng trải qua chuyện này chưa?

Thề chắc như đinh đóng cột là sẽ giảm cân, tập thể dục một lúc, chụp ảnh đăng lên mạng xã hội cá nhân. Sau đó, đến một quầy bán đồ ăn mang gọi món gà rán, kết quả là một tháng sau, không những không giảm cân mà còn tăng thêm 3-4kg.

Kế hoạch phải dậy lúc 5 giờ mỗi ngày để chạy bộ buổi sáng. Ngày đầu tiên, đồng hồ báo thức reo lên. Sau một hồi vật lộn, cảm thấy rất tuyệt sau khi chạy vòng quanh một lúc. Ngày hôm sau, không thức dậy sớm vậy nữa mà 7 giờ mới dậy. Chạy một lần và tính mình đã luyện tập xong một lần. Ngày thứ ba, tỉnh dậy một cách tự nhiên giờ nào dậy thì dậy.

Trong kỳ thi CET-4 và CET-6, dự định mỗi ngày sẽ ghi nhớ 100 từ. Sau đó mua vài cuốn sách từ vựng và học thuộc lòng trong ba ngày, cũng tải xuống các phần mềm khác nhau, trong nhóm truyền cảm hứng cho mọi người, hô vang khẩu hiệu cố gắng mỗi ngày một lần. Nhưng sau ba ngày, ném cuốn sách sang một bên và không bao giờ mở phần mềm nữa.

Nỗ lực không phải để người khác xem, nỗ lực hời hợt có thể đánh lừa người khác mang lại cho bản thân được an ủi về mặt tâm lý, nhưng kết quả sẽ không diễn được.

Kết quả là câu trả lời chân thật nhất cho sự cố gắng của bạn. (Ảnh minh hoạ Pexels)

Từng giọt mồ hôi của bạn đang được cuộc sống ghi lại như một người ngoài cuộc và nó sẽ cho bạn những hồi báo tương xứng.

Nỗ lực chân chính, là thật sự đầu tư tình yêu và tinh lực của mình, kiên trì không ngừng theo đuổi ước mơ. Chỉ bằng cách dừng lại những nỗ lực hời hợt, chúng ta mới thực sự chịu trách nhiệm về những lựa chọn và cuộc sống của chính mình.

3. Có hiệu quả mới gọi là cố gắng, không có kết quả chỉ có thể tính là vật lộn

Đôi khi, chúng ta sẽ thấy rằng hầu hết chúng ta đều bận rộn cả ngày, nhưng buổi tối khi xem lại chúng ta thấy mình không làm được mấy việc.

Chúng ta chỉ chú trọng tích lũy thời gian làm việc chứ không nghĩ đến vấn đề hiệu suất làm việc, cũng không nghĩ cách nâng cao năng lực của mình.

Đồng nghiệp của tôi, anh Trần là một người hoạt động tích cực được công nhận, anh ấy làm việc chăm chỉ mỗi ngày. Buổi sáng người đầu tiên đến, buổi tối người về cuối cùng.

Bàn làm việc của anh chất đầy sách vở, tài liệu, mỗi khi nhìn thấy anh đều trong trạng thái làm việc rất nghiêm túc. Giải thưởng toàn phần mỗi tháng của công ty anh chưa từng bỏ qua, trong mắt lãnh đạo và đồng nghiệp anh là một nhân viên cần cù chăm chỉ. Tuy nhiên, dù làm việc rất chăm chỉ nhưng anh chưa bao giờ đạt được nhiều thành công trong công việc.

Sau này, tôi phát hiện ra rằng khi anh Trần xử lý những dữ liệu phức tạp tại nơi làm việc, vốn có thể giải quyết chỉ bằng một công thức, nhưng anh ấy phải vật lộn suốt một giờ đồng hồ.

Khi thu thập dữ liệu, có thể thực hiện trong ba phút bằng cách chia sẻ tài liệu và chỉnh sửa trực tuyến, nhưng anh ấy lại tự thống kê mất nửa ngày, kết quả số liệu còn bị sai lầm.

Khi sắp xếp tài liệu, có thể phân loại tìm kiếm trong thư mục, nhưng anh lại lật từng trang từng trang trong rất nhiều thư mục, bởi vậy mỗi lần tìm tài liệu đều phải lãng phí rất nhiều thời gian.

Anh ấy quen làm mọi việc theo cách ngu ngốc của mình, hoàn toàn phớt lờ cái giá phải trả về thời gian.

Ảnh minh hoạ. (Pexels)

Đôi khi đồng nghiệp muốn dạy anh một số phương pháp đơn giản nhưng anh lại mỉm cười nói: “Phiền quá”.

Bởi vì không muốn nghiên cứu phương pháp hữu hiệu, anh Trần mặc dù tốn rất nhiều thời gian, nhưng hiệu quả vẫn rất thấp. Thực tế là anh ấy không muốn bước ra khỏi vùng an toàn của mình.

Nếu có thể nhìn thẳng vào vấn đề của chính mình, muốn làm việc hiệu quả, thì nên bước ra khỏi vùng an toàn của mình, học hỏi từ những đồng nghiệp có năng lực hơn mình.

Không chỉ công việc, cuộc sống cũng vậy. Khó có thể đạt được sự đột phá trong quá trình trưởng thành, nếu cứ sống an nhàn trong một môi trường thoải mái.

Thay vì tập trung tích lũy thời gian làm việc, tốt hơn hết bạn nên dành thời gian trau dồi bản thân để nghiên cứu những phương pháp hiệu quả giúp công việc của mình hiệu quả hơn.

Mỗi người đều có những khả năng khác nhau, nếu không tìm được phương pháp phù hợp cho việc gì đó thì dù có cố gắng thế nào đi chăng nữa, bạn cũng không thể giỏi bằng người khác.

Đối với những vấn đề phức tạp, hãy học cách tìm người hợp tác; đối với những công việc tẻ nhạt, hãy học cách sử dụng tốt các công cụ.

Nâng cao hiệu quả và nỗ lực của bản thân, mới đạt được hiệu quả tốt hơn.

Trong thời đại phát triển nhanh chóng này, nhiều người hiểu được tầm quan trọng của sự chăm chỉ, nhưng hầu hết mọi người đều đang trong tình trạng kỷ luật tự giác giả tạo.

Họ tạo ra ảo tưởng tích cực và đắm mình trong sự hài lòng với những nỗ lực của bản thân. Nhưng mỗi khi kiểm tra kết quả, họ đều không đạt yêu cầu.

Chúng ta cần tìm thấy niềm vui thực sự của tính kỷ luật tự giác, thay vì cắm cờ và tìm kiếm cảm giác hiện diện bằng cách xem có bao nhiêu người xung quanh thích điều đó.

Kỷ luật tự giác không phải là hình thức, đừng để kỷ luật tự giả tạo hủy hoại bạn. Cầu mong tất cả chúng ta tránh xa kỷ luật tự giả tạo, trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

Theo Vương Hoà - Aboluowang - Nguồn: Jiangzuo Meiniang
Tố Như biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Kỷ luật tự giác giả tạo đang hủy hoại chúng ta ra sao?