Kỷ nguyên 'vàng' của Thung lũng Silicon đang khép lại?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự độc quyền của Thung lũng Silicon, cũng như vị thế đặc quyền của nó với tư cách là một nhà tuyển dụng hào phóng, phải chăng đang trên đà sụp đổ?

Mạng xã hội trở nên rúng động khi tỷ phú Elon Musk và cũng là ông chủ Twitter sa thải 3.700 nhân viên thuộc thế hệ Millennials. Millennials (hay còn gọi là Gen Y) chỉ những người được sinh ra trong khoảng từ năm 1981 đến năm 1996.

"Sao ông dám!", những thét chói tai của những người nổi tiếng (những người tưởng tượng mình là luật sư nhân quyền).

"Hãy kiện họ!", các đảng viên Dân chủ la hét và dẫm đạp lên nhau để giành được điểm tín dụng xã hội (social credit points).

Sự phẫn nộ về mặt đạo đức là một điểm đáng lưu ý. Trong đó, những nhân vật nổi tiếng như Dân biểu Đảng Dân chủ, cô Alexandria Ocasio-Cortez, đã gây sốt khi đăng tải những thông điệp để các nhân viên (Twitter) đối đầu với ông Musk.

"Nếu quý vị là nhân viên Twitter (hoặc bất kỳ nhân viên nào) bị sa thải hàng loạt, (hãy nhớ rằng) New York cũng có Đạo luật Thông báo về Điều chỉnh và Đào tạo lại Người lao động, thường được gọi là WARN. Đạo luật này yêu cầu các nhà tuyển dụng lớn phải thông báo trước về việc sa thải hàng loạt ít nhất 60 ngày. Những nhà tuyển dụng vi phạm quy định này có thể bị yêu cầu hoàn lại tiền lương và phúc lợi cho quý vị".

Có thể cô ấy đã đăng bài viết này mà không nhận ra rằng, ông Elon Musk, tỷ phú giàu nhất và thành công nhất thế giới, đã hỏi ý kiến ​​luật sư của mình trước khi sa thải một nửa lực lượng lao động của doanh nghiệp. Nhiều người dùng trên Twitter cũng đã "góp ý" cho cô ấy.

Bất chấp gói bồi thường hậu hĩnh của ông Musk, nhiều thành viên Đảng Dân chủ phàn nàn rằng các công ty “không thể chỉ biết sa thải người lao động!”, như thể công việc đã trở thành một quyền lợi hơn là một đặc ân (trừ khi quý vị không được tiêm phòng).

Họ đã bỏ qua một yếu tố quan trọng.

Khi Elon Musk mua lại Twitter, đó là một khối tài sản khổng lồ đang chảy máu hàng triệu USD. Doanh nghiệp này đầy rẫy những phòng ban không cần thiết, đội ngũ công nghệ kém hiệu quả và "vùng an toàn" báo hiệu việc nhân viên có nhiều khả năng ngủ gật hơn là đánh máy.

Không một công ty nào có thể tồn tại với kiểu thái độ làm việc: “Tôi chỉ làm việc khi sức khỏe tinh thần của tôi cho phép”. Đây là kiểu tâm lý phổ biến ở những nhân viên công nghệ trẻ.

Hình ảnh ông chủ Tesla bước vào trụ sở của Twitter và ôm một chiếc bồn rửa mặt tại San Francisco, Mỹ vào ngày 26/10/2022. (Ảnh chụp màn hình trên Twitter)

Chúng tôi gọi đây là một môi trường làm việc "thư thái" mà cựu Giám đốc điều hành Jack Dorsey đã tạo ra và được duy trì bởi Giám đốc điều hành vừa bị sa thải Parag Agrawal. Trong thời gian bùng phát đại dịch Covid-19, Twitter đã nghiêng về phía sau để xoa dịu cảm giác "sợ hãi" của nhân viên. Đặc biệt, doanh nghiệp này không bao giờ đặt câu hỏi tại sao nhân viên của mình không ngại uống rượu trong quán bar mà lại sợ khi ngồi làm việc trong văn phòng.

Nền tảng này từng tuyên bố rằng, việc quyết định về địa điểm làm việc, quyết định xem việc đi lại có an toàn hay không, cũng như việc nhân viên có tham gia vào các hoạt động của công ty hay không, tất cả đều do chính nhân viên quyết định.

Làn sóng sa thải hàng loạt

Những gã khổng lồ công nghệ khác của Thung lũng Silicon đã và đang thử nghiệm các mô hình việc làm kết hợp. Họ có đủ tiền để trải nghiệm sự kém hiệu quả. Đó có lẽ là lý do tại sao những cấu trúc này chỉ được tìm thấy ở những công ty có đội ngũ nhân viên yếu kém.

Ông Elon Musk đã không trở thành người giàu nhất thế giới khi chấp nhận đội ngũ làm việc kém hiệu quả. Ngoài việc sa thải "chaff", ông đã đưa ra những yêu cầu hoàn toàn hợp lý đối với những nhân viên còn lại. Họ sẽ làm việc tại văn phòng toàn thời gian trong tuần (thay vì ở nhà).

"Cơ bản là nô lệ!" một số hét lên, dường như không biết rằng phần còn lại của đất nước đang làm việc chăm chỉ hơn họ.

Tạp chí Fortune viết: "Yếu ớt, thảm họa và tàn nhẫn: Các nhà quản lý nhân sự đã cân nhắc đến việc sa thải hàng loạt trên Twitter của ông Elon Musk. Hy vọng ông Musk sẽ sa thải bộ phận nhân sự trước".

Tuy nhiên, việc sa thải 3.700 nhân viên lý tưởng của ông Musk có phần nhạt nhòa hơn so với làn sóng sa thải của Facebook.

Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đã cắt giảm đội ngũ nhân sự của mình 13%, tương đương với 11.000 việc làm. Điểm khác biệt duy nhất là ông Zuckerberg đã cố gắng hết sức để tỏ vẻ xin lỗi, gọi họ là "những nhân viên tài năng", trong khi ông Musk không xin lỗi vì đã sửa lỗi trên Twitter.

Những người đấu tranh cho công lý xã hội từng gọi ông Zuckerberg là "phát xít", "bạo chúa" và "Hitler" đang ở đâu? Các đảng viên Đảng Dân chủ từng khao khát để đánh chìm Facebook trong các vụ kiện đang ở đâu?

Nếu ông Musk được cho là tệ, chẳng phải ông Zuckerberg thậm chí còn tệ hơn sao?

Cả hai công ty đều sa thải nhân viên vì cùng một lý do. Ông Zuckerberg nói: “Để trở thành một công ty tinh gọn hơn và hiệu quả hơn, chúng tôi sẽ tiến hành cắt giảm chi tiêu và kéo dài thời gian đóng băng tuyển dụng cho đến hết quý I”.

Người sáng lập và Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg điều trần tại Phiên điều trần chung của Ủy ban Tư pháp và Thương mại Thượng viện ở Washington, Hoa Kỳ, vào ngày 10/4/2018. (Samira Bouaou/The Epoch Times)
Người sáng lập và Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg điều trần tại Phiên điều trần chung của Ủy ban Tư pháp và Thương mại Thượng viện ở Washington, Mỹ, hôm 10/4/2018. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)

Công ty của ông Zuckerberg đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nền tảng truyền thông xã hội mới nổi. Là thực thể truyền thống có cơ sở khách hàng lớn nhất, Facebook đã phải vật lộn để cải thiện cấu trúc phức tạp của mình trong khi vẫn duy trì mức độ kiểm duyệt gắt gao. Facebook có một số lượng lớn người dùng, nhưng số tài khoản không hoạt động ngày càng tăng, điều này làm ảnh hưởng đến việc kiếm tiền.

Facebook (bây giờ thường được gọi là "Meta") có 87.000 nhân viên trên toàn thế giới. Mỗi ngày lại có thêm những câu chuyện sa thải hàng loạt tại các đội ngũ nước ngoài.

“Làm thế nào mà chúng ta đi đến bước này?”, ông Zuckerberg đặt câu hỏi trong một bức thư.

Sau đó, ông đổ lỗi cho "tăng trưởng doanh thu quá mức"; không thể đoán trước được hành vi của người dùng; doanh thu quảng cáo đáng thất vọng do đại dịch Covid-19 và sự gia tăng của thương mại điện tử. Để tồn tại, ông Zuckerberg cũng giống như ông Musk, phải thu nhỏ doanh nghiệp và đầu tư một cách khôn ngoan.

"Chúng tôi đã cắt giảm chi phí trong toàn bộ hoạt động kinh doanh, bao gồm thu hẹp ngân sách, giảm phụ cấp và thu hẹp diện tích bất động sản của mình. Chúng tôi đang tái cơ cấu đội ngũ của mình để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn", ông nói

Ngay cả chính sách "desk-sharing" của Facebook cũng đang được sửa đổi. Nền tảng này đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn.

Vị thế độc quyền của thung lũng Silicon đối mặt với nguy cơ sụp đổ

Đối với nhiều người, thời kỳ hoàng kim của công nghệ đã sụp đổ trong một thời gian. Đã qua rồi những bữa trưa miễn phí, mức lương cao ngất ngưởng và những bức ảnh chụp cảnh nhân viên "làm việc tại hồ bơi". Sự độc quyền của Thung lũng Silicon, cũng như vị thế đặc quyền của nó với tư cách là một nhà tuyển dụng hào phóng, đang trên đà sụp đổ.

Australia cũng từng trải qua sự việc tương tự, với việc các công nghệ "cây nhà lá vườn" dẫn đầu lĩnh vực này cách đây 20 năm, nay đang dần bị thay thế bởi lực lượng lao động giá rẻ từ Ấn Độ và Trung Quốc.

Tại sao các doanh nghiệp phải trả cho một nhà phát triển người Australia 200 AUD (133 USD) một giờ, trong khi có một số người nghèo sẵn sàng làm việc đó chỉ với 2 USD một giờ nhưng ở một múi giờ khác? Công việc giá rẻ không quan trọng, quan trọng là chất lượng phải "đủ tốt".

Không thể tránh khỏi việc các nhân tài bị bỏ lại sẽ bắt đầu phát triển các sản phẩm mới. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến một thị trường công nghệ cạnh tranh và bùng nổ, đe dọa đến vị thế tối cao của Thung lũng Silicon.

Chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra trong thế giới truyền thông xã hội.

Khởi đầu, mạng xã hội là một ý tưởng thú vị nhằm kết nối mọi người trên khắp thế giới để con người có thể trò chuyện cùng nhau. Tuy nhiên, khi tốc độ phát triển vượt quá tầm kiểm soát, mạng xã hội đã trở thành một công cụ chính trị mạnh mẽ và một mỏ vàng của các ông trùm công nghệ.

Mạng xã hội là một món đồ chơi cho các chính sách và các Giám đốc điều hành. Nền tảng này tràn ngập các quảng cáo, buộc các nhà phát triển kiểm duyệt bất kỳ nội dung nào gây hại cho doanh nghiệp của họ. Đồng thời, họ cũng khai thác dữ liệu cá nhân của người dùng để bán lại trên các thị trường thương mại.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại một thực thể xã hội như vậy.

Tương lai của các nền tảng xã hội phụ thuộc vào việc chúng thuộc sở hữu của ai. Chúng rơi vào tay những Giám đốc điều hành không cưỡng lại được tham vọng săn mồi, bị kiểm soát bởi chính phủ, hay chúng được mua bởi những doanh nhân coi trọng tự do ngôn luận?

Ông Elon Musk thuộc giới thứ hai. Cùng chờ xem liệu ông có thể sống sót hay không.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Huyền Anh

Tác giả Alexandra Marshall là biên tập viên của tờ The Spectator Australia, người đóng góp cho nhiều ấn phẩm khác nhau. Bà cũng là bình luận viên chính trị trên GB News và Sky News Australia.



BÀI CHỌN LỌC

Kỷ nguyên 'vàng' của Thung lũng Silicon đang khép lại?