Lời nói thật: Mất lòng trước, được lòng sau

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi chúng ta không chân thật thường là bởi sợ mất lòng người, tổn hại lợi ích bản thân, dần dần sẽ hình thành thói quen không nói lời chân thật...

Lời hay thì không thật, lời thật thì không hay

Lão Tử đã từng nói: “Lời hay thì không thật, lời thật thì không hay". Tương truyền có một câu chuyện như sau: Quê nhà Lão Tử nổi tiếng với hoa mẫu đơn. Một hôm có vị nọ vào làng bán mẫu đơn, nhưng thực chất đó là gốc cây củ gai được bày trên nền vải đỏ, người bán hàng đó ngâm ca nịnh nọt khách mua:

“Một đoá mẫu đơn toả ánh hồng
Màu sắc rọi ngời khắp nhà thơm
Đoá hoa lớn cỡ cái thau chậu
Diễm lệ vô cùng, vua loài hoa!”...

Lão Tử nghe ông ta nói ngon ngọt như vậy liền mua một cây về trồng. Không lâu sau khi cây lớn, lần lần lộ ra nguyên hình cây củ gai. Sang xuân năm sau, Lão Tử lại gặp một người bán mẫu đơn khác, lần này Lão Tử cảnh giác, ông hỏi: “Thứ ông bán, có phải mẫu đơn chăng?”

Người bán hàng lần này không nói nhiều, nhìn Lão Tử rồi nói thẳng: “Chỉ có ngần này, muốn mua thì mua, không mua thì thôi!”.

Lão Tử thấy kỳ lạ về người bán hàng này, không khoe mẽ về hàng của họ, rồi ông mua một gốc cây về trồng, không lâu sau cây mẫu đơn đó nở ra hàng mười mấy bông vừa to vừa diễm lệ, khiến dân làng kéo tới xem trầm trồ hỏi han, khen ngợi không ngớt. Lão Tử khi này mới điềm tĩnh mà kể lại chuyện hai lần mua mẫu đơn cho họ.

Về sau trong cuốn Đạo đức kinh, ông đã viết: “Lời hay thì không thật, lời thật thì không hay", ý nói rằng: lời chân thật thì không hoa mỹ, lời hoa mỹ thì không phải là lời chân thật vậy.

Về sau trong cuốn Đạo đức kinh, ông đã viết: “Lời hay thì không thật, lời thật thì không hay", ý nói rằng: lời chân thật thì không hoa mỹ, lời hoa mỹ thì không phải là lời chân thật vậy.
Về sau trong cuốn Đạo đức kinh, ông đã viết: “Lời hay thì không thật, lời thật thì không hay", ý nói rằng: lời chân thật thì không hoa mỹ, lời hoa mỹ thì không phải là lời chân thật vậy. (Ảnh: Pixabay).

Lời nói thật: Mất lòng trước, được lòng sau

Khoảng năm, sáu năm về trước, tôi có quen một vị lão tiên sinh, ông đã 80 tuổi, gặp qua vô số người, vậy nên những ai tiếp xúc với vị tiên sinh già này, chỉ cần nói chuyện với ông một ngày, ông liền có thể nắm đại khái về tính cách và nỗi lòng của người đó. Tôi nhớ một lần tại nhà ông, ông đột nhiên nói với tôi: “Cậu là một người mà có oan ức cũng ngại ngùng không nói ra, cứ buồn bã giữ phiền muộn trong lòng”.

Đúng lúc ông vừa nói dứt lời, bên ngoài bắt đầu nổ pháo bông, ông liền nắm lấy cơ hội nói với tôi: “À! Giống như pháo bông vậy, nổ rớt đi chẳng phải không có chuyện gì nữa hay sao!”

Những lời này của ông đã nói trúng phóc, trước đó tôi thật sự là một người hay ngại ngùng, không dám biểu đạt cách nghĩ chân thực của bản thân, qua bao năm tháng tích tồn rác rưởi trong tâm: ấm ức cùng hoài nghi. Thảo nào thân tâm luôn cảm thấy buồn chán, tâm tình phiền muội. Đúng là tự làm khổ bản thân.

Con người hiện đại bận rộn với công việc kinh doanh, phải chịu đựng áp lực lớn và cạnh tranh khốc liệt, dần dần giữa họ bắt đầu hình thành sự so sánh. Hơn nữa người phương Đông vốn có tính cách hướng nội, giữ tâm tính, vui vẻ hay tức giận đều không biểu lộ ra ngoài, vì vậy lời chân thật nói ra lại càng khó. Còn có những người thậm chí lo rằng nói lời chân thật, người khác nghe xong liền không vui, do đó chỉ dám nói những lời tốt đẹp hoa mỹ mà không thật lòng. Đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay, người ta khi nói chuyện thường lo sợ, úp mở không dám biểu đạt ý kiến, khiến cho mối quan hệ giữa người với người càng ngày càng xa lánh, hiểu nhầm và nghi ngờ ngày càng tăng thêm. Nếu như chúng ta có thể nói ra những lời thật tâm của mình, có lẽ rất nhiều mâu thuẫn sẽ được hóa giải.

Thực ra, để nói lời chân thật thì không có gì khó, chúng ta chỉ cần quan sát trẻ nhỏ nhiều hơn thì sẽ phát hiện rằng nói lời chân thật chính là thiên tính của con người, chỉ là thuận theo sự gia tăng tuổi tác cùng với sự dưỡng thành của quan niệm hậu thiên mà thiên tính này bị che lấp.

Thực ra, để nói lời chân thật thì không có gì khó, chúng ta chỉ cần quan sát trẻ nhỏ nhiều hơn thì sẽ phát hiện rằng nói lời chân thật chính là thiên tính của con người
Thực ra, để nói lời chân thật thì không có gì khó, chúng ta chỉ cần quan sát trẻ nhỏ nhiều hơn thì sẽ phát hiện rằng nói lời chân thật chính là thiên tính của con người. (Ảnh: Peakpx).

Bốn năm trước, có một người bạn đưa tôi đi gặp một nhà sư đến từ Myanmar. Đến nơi, tôi thấy rất đông người chờ ông để được chữa bệnh. Mãi tôi mới tìm được một góc ngồi quan sát. Một lúc sau tôi thấy nhà sư cầm điếu thuốc lên và hút, cảnh tượng làm tôi kinh ngạc. Tôi hỏi người bạn bên cạnh tại sao người xuất gia rồi mà vẫn còn hút thuốc. Người bạn đó nói: "Ông ấy dùng khói thuốc để chữa bệnh cho người ta". Tôi nghĩ những người này đúng là mê muội. Ngay sau đó, đột nhiên có một bé gái lấy tay vỗ vỗ chân nhà sư đó và nói: “hôi, hôi". Tôi quả thật khâm phục cháu bé, chỉ có cháu bé đó mới nói lời chân thật!...

Trẻ em đều rất đơn thuần, không hề lo rằng lời nói ra sẽ bất lợi cho bản thân, vậy nên lời chúng nói ra có thể khiến người lớn đỏ mặt, có thể bị người lớn cho rằng không lễ phép. Thực ra trẻ em vô tư, chỉ là người lớn quá trọng sĩ diện thôi.

Thiển nghĩ, có một số phương pháp có thể khiến bạn nói lời thật mà không làm tổn thương đối phương:

Một là, đừng nghĩ thay người khác, bạn rất dễ rơi vào tình trạng phán xét họ.

Hai là, nói rõ ràng và đi thẳng vào vấn đề, càng úp mở càng khiến bạn không thật với chính lòng mình và khiến người khác hoài nghi.

Ba là, hãy sẵn sàng lắng nghe, vì thông thường sự thật và không khí thoải mái trong giao tiếp thường có quan hệ đến cả hai bên, vì vậy nếu bạn có thể nói ra sự thật thì bạn cũng có thể lắng nghe nó, cả bạn và người đối diện sẽ đều cởi mở trong cuộc thoại.

Thực ra nói lời chân thật sẽ giúp tâm cảnh bản thân chúng ta nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Thiển nghĩ chữ “Chân" bao hàm nhiều phương diện, không chỉ là biểu hiện về sự “chân thật” bên ngoài, mà còn phải xuất phát từ “chân tâm" cùng thái độ “chân thành".

Trúc Lâm

Tác giả: Trương Nhã Phương
Theo zhengjian.org



BÀI CHỌN LỌC

Lời nói thật: Mất lòng trước, được lòng sau