Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình trong cuộc đời

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lựa chọn như thế nào, quyết định ra sao thì tự bản thân cũng nhận lãnh lấy kết quả. Vì vậy, không ngừng học hỏi, làm mới bản thân đón nhận những điều tốt đẹp.

Ai cũng muốn trở thành người mạnh nhưng chỉ có một số ít người có thể làm được. Sự khác biệt giữa người mạnh và người bình thường là gì? Khoảng cách liệu có thể được bù đắp thông qua những nỗ lực? Câu trả lời nhận được là có thể.

Những người có thể đạt được thành công trên thế giới, xét về phương diện năng lực, chỉ số IQ (chỉ số thông minh), sự tập trung và các khía cạnh khác có thể không mạnh hơn người bình thường. Nhân tố thật sự quyết định họ có thể đứng ở vị trí cao chính là suy nghĩ, kiến thức của họ sâu và rộng. Khi một việc bày ra trước mặt, họ có thể nhanh chóng nhìn rõ chân tướng và đưa ra quyết định tốt nhất.

Nói cách khác, kẻ mạnh thắng ở khả năng nhận thức.

Có một tập trong bộ phim truyền hình Mỹ "Vượt ngục", nhân vật nam chính Mike vào tù để giải cứu anh trai mình. Khung cảnh nhà tù kiên cố, bốn phía là những bức tường vây kín, phòng giam không thể xuyên thủng, và những người cai ngục canh gác nghiêm ngặt. Nhưng những gì Mike nhìn thấy là những lối thoát tràn ngập sự sống: Ống cống, lỗ thông hơi và lối thoát hiểm.

Vì vậy, bạn thấy đấy, nhận thức quyết định chúng ta có thể nhìn thấy được bao nhiêu khi một vật đặt trước mặt, càng nhìn thấy toàn diện thì có nghĩa là chúng ta có thể lựa chọn những quyết định tốt nhất từ ​​đó.

(Pixabay)

Như Schopenhauer đã nói: "Nhà tù lớn nhất thế giới là tâm trí con người." Con người liên tục phải trả giá cho vòng khép kín nhận thức của chính mình trong suốt cuộc đời, bất kể chúng đúng hay sai, tốt hay xấu.

Chúng ta có thể chia đại khái khả năng nhận thức của con người thành 4 loại:

1. Không biết mình không biết

2. Biết mình không biết

3. Biết mình biết

4. Không biết mình biết

Sự khác biệt giữa người với người nằm ở 4 trạng thái này, nguyên nhân hầu hết mọi người chỉ bình thường là bởi họ luôn ở trạng thái đầu tiên- không biết mình không biết. Xét cho cùng, với tư cách là một con người tự mãn, rất khó để thừa nhận sự thiếu hiểu biết của mình, hy vọng mình sẽ luôn đúng ngay cả khi mình không đúng.

Không sẵn lòng hướng vào nội tâm để xét lại bản thân, đó là trở ngại lớn nhất trên con đường nâng cao nhận thức của con người. Có một khái niệm trong tâm lý học gọi là “hợp lý hóa”, có nghĩa là khi không đạt được một mục tiêu nào đó mà chúng ta theo đuổi, chúng ta sẽ tìm lý do nào đó để bào chữa, khiến tâm lý của mình được an ủi.

Vì vậy, trạng thái nhận thức của hầu hết mọi người đều rất hỗn loạn, tức là họ không biết mình không biết, và quanh quẩn lặp đi lặp lại trong trạng thái này.

Khi con người ở trong một trạng thái lâu dài, dần dần sẽ quen với môi trường hiện tại và trong tiềm thức không chịu tiếp nhận những ý tưởng, kiến ​​thức mới.

Cũng giống như nhiều người trung niên và người già không thể chịu đựng được cuộc sống mới lạ của giới trẻ, bởi vì logic của họ đã ăn sâu vào máu thịt của họ, và kênh suy ngẫm đã bị đóng lại từ lâu. Kết quả là có một số thứ họ sẽ không bao giờ có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được.

(Pexels-peggy-anke)

Nhà văn Oscar Wilde đã nói: “Đầu tiên chúng ta tạo ra thói quen, sau đó thói quen tạo nên chúng ta”.

Nếu quen với sự ổn định, không có chí tiến thủ, không sẵn sàng mạo hiểm khám phá những điều mới mẻ thì theo thời gian con người sẽ bị hư hỏng. Họ chỉ có thể tồn tại trên một phần ba mảnh đất của riêng mình, thậm chí có thể không giữ được một phần ba mảnh đất của riêng mình.

Điều khó khăn nhất để đạt được sự nâng cấp về nhận thức là liệu bạn có thể vượt qua rào cản đầu tiên hay không: Nhận ra “mình không biết mà trước nay vẫn ngỡ là biết”.

Trên thực tế, miễn là một người vượt qua được rào cản đầu tiên, học cách suy ngẫm, thì việc nâng cấp nhận thức chỉ là vấn đề thời gian. Chỉ là tất cả mọi người đều quen với việc hợp lý hóa những hành vi sai trái của mình, và nhận thức sự việc dựa trên nhận thức sẵn có của bản thân, nên không có khả năng mở ra cánh cửa nghĩ lại. Con người muốn tiến lên, điều quan trọng nhất là phải trau dồi và nâng cấp năng lực nhận thức của mình.

Chỉ khi nhận ra chân tướng của sự vật thì chúng ta mới tìm được con đường tiến về phía trước, nếu không thì chỉ là người mù sờ voi mà thôi. Trong "Tuân Tử - Khuyến Học" có nói: "Người quân tử sinh ra không khác biệt với mọi người, chỉ là họ giỏi sử dụng sự vật mà thôi”. Cái gì có thể sử dụng sự vật và sử dụng như thế nào, đó là bài kiểm tra quan trọng nhất về khả năng nhận thức của con người.

Đứng ở cửa gió lợn cũng có thể bay lên, nhưng vấn đề là hầu hết mọi người đều không tìm thấy cửa gió ở đâu?

(Pexels-jaime-reimer)

Nỗ lực cá nhân rất quan trọng, nhưng trước dòng chảy của thời đại, mỗi cá nhân lại rất nhỏ bé, như đang bạt mạng bơi trong dòng sông nước chảy xiết. Thực tế, cho dù cá nhân cố gắng bơi như thế nào, đối với kết quả mà nói đều có vẻ không đáng kể. Trước dòng chảy của thời đại, những người có khả năng nhận thức tốt, có thể nhanh chóng tìm ra xu hướng mà họ muốn tận dụng và cơn gió mà họ có thể cưỡi.

Tất nhiên, khả năng nhận thức không phải là không thể đảo ngược, trải qua rèn luyện lâu dài và chuyên tâm, mỗi người đều có thể đạt được khả năng nhận thức mạnh hơn. Làm thế nào để nâng cao khả năng nhận thức của bạn? Bậc thầy Nhật Bản Yohji Yamamoto từng nói: Cái “bản thân” thường vô hình, phải va vào vật khác rồi bật trở lại mới hiểu được “bản thân”.

Khả năng nhận thức cũng vậy, nó không thể nhìn thấy hay chạm vào được, chỉ khi hòa mình vào những con người và sự kiện cụ thể, chúng ta mới có thể chạm được dù chỉ một chút.

Vì vậy, đừng ngại bước ra khỏi vùng an toàn của mình, trải nghiệm và khám phá, gặp gỡ đủ loại người, đọc nhiều loại sách khác nhau và du lịch đến những nơi khác nhau. Bằng cách liên tục va chạm với những thứ khác nhau, mỗi cá nhân chắc chắn sẽ có thể thăng hoa thông qua khả năng nhận thức này.

Nhận thức quyết định hành động. Điều mà người ta thường hối hận nhất khi cận kề cái chết là mình đã không sống cuộc đời theo ý muốn của mình. Vậy nghĩ lại, tại sao một người không sống cuộc đời theo ý muốn của chính mình?

Có người lựa chọn sai lầm, có người ngẫu nhiên xảy ra, có người bị người nhà cản trở, bề ngoài thì có vẻ như đủ thứ, nhưng thực chất đều có thể là do nhận thức không rõ ràng.

Bởi vì thấy không rõ ràng toàn bộ sự việc cho nên sợ hãi, bàng hoàng và lưỡng lự khi đưa ra quyết định. Nếu có thể nhận thức được rằng bản thân sẽ hối hận suốt đời nếu không làm những gì mình muốn, và nếu có thể nhìn thấy rõ ràng hậu quả tốt xấu của một quyết định nào đó mà mình đã đưa ra, liệu mình có còn do dự không? Đương nhiên là không, người trong lòng hiểu rõ đều không sợ ngày mai.

(Pexels-jaime-reimer)

Nhận thức là một thứ rất mơ hồ nhưng nó tồn tại giữa chúng ta ở khắp mọi nơi. Con người chúng ta về cơ bản không khác nhau về mặt cấu tạo sinh học, nhưng khả năng nhận thức của chúng ta hoàn toàn tách biệt.

Những người có khả năng nhận thức vượt trội có thể nhận ra tầm quan trọng của việc đặt ra mục tiêu. Theo thống kê từ các nhà tâm lý học, năng lượng của người có mục tiêu và người không có mục tiêu khác nhau hàng chục lần. Một người định hướng mục tiêu sẽ tích cực tìm kiếm mọi con đường có thể giúp họ đạt được mục tiêu, thường thì sự khám phá không ngừng nghỉ của họ cuối cùng sẽ đưa họ đến nơi họ muốn.

Giám đốc điều hành Cheetah Fu Sheng đã đề cập trong "Bộ ba tác phẩm về nhận thức" rằng: "Nhận thức gần như là điểm khác biệt cơ bản duy nhất giữa con người".

Sự cạnh tranh giữa mọi người về bản chất là về sự hiểu biết sự việc và hiểu biết sâu sắc về ngành nghề. Một người có thể nhìn thấy cơ hội mới có thể nắm bắt cơ hội, nếu bạn ngay cả nhìn cũng không nhìn thấy, nói gì đến nắm bắt cơ hội.

“Lễ ký - Đại học" có câu: "Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân", nghĩa là: Nếu một ngày đổi mới thì ngày ngày đổi mới, đổi mới rồi lại đổi mới nữa. Con người sống chính là một quá trình không ngừng tìm tòi, nếu không chủ động tiến thủ, sớm muộn gì cũng sẽ bị thời đại vứt bỏ.

Theo Vương Hoà - Aboluowang
Nguyên Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình trong cuộc đời