Nguồn gốc và sự phát triển của văn hóa trà của người Nga

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trước khi trà từ phương Đông được vận chuyển tới nước Nga, thì đồ uống dân gian phổ biến của Nga bao gồm: Trái cây khô nấu thành nước ngọt, thêm chút đường trắng hoặc mật ong, hương liệu chế thành canh nóng. Húng tây, oregano, bạc hà, nước ép lá lý gai, dâu tây, quả mâm xôi, đồ uống pha hoa bồ đề bào chế và loại trà Ivan (trà lá liễu) phổ biến nhất thời đó.

Vào thế kỷ 15, dưới thời trị vì của Ivan III, các thương nhân phương Đông bắt đầu vận chuyển trà từ Trung Quốc đến Moscow. Trong thời trị vì của Ivan Bạo chúa (Ivan IV), trà Trung Quốc đã được giới thiệu tới người dân bởi các thủ lĩnh Cossack Petrov và Yalyshev, họ đã đến thăm Trung Quốc vào năm 1567.

Năm 1638, vua Mông Cổ đã tặng trà cho đại sứ Nga Vasily. Vasily Starkov mang 4 pood (khoảng 66 kg, 1 pood = 16,38kg) trà về Công quốc Moscow như một lễ vật cho Sa Hoàng. Pood là một trong những đơn vị đo lường chính ở Nga trong thời kỳ Sa hoàng và 1 pood tương đương với 40 pound, tức 16,38kg.

Ban đầu, trà Trung Quốc không được Sa Hoàng và các quý tộc ưa chuộng vì cho rằng trà có vị đắng và chát. Tuy nhiên, họ sớm phát hiện ra rằng đồ uống này rất sảng khoái và giúp họ bớt buồn ngủ trong những buổi lễ kéo dài tại nhà thờ và những cuộc họp tẻ nhạt của các quý tộc.

Vào tháng 1 năm 1665, Sa hoàng Aleksey Mikhaylovich dùng trà để chữa cảm lạnh. Kết quả là tin tức về trà, một loại “Tân dược”, có thể chữa bệnh được lan truyền nhanh chóng. Vào cuối thế kỷ 17, các hiệu thuốc ở Moscow đã bán trà như một loại dược phẩm và thuốc bổ.

Năm 1654, Sa hoàng cử Fedor Isakovich, con trai của một nhà quý tộc, tới Trung Quốc. Nhà quý tộc này kể một số giai thoại khi ông ở Trung Quốc, cách người Trung Quốc nấu trà với sữa và bơ thành canh nóng để khoản đãi ông. Sau đó, Sa hoàng phái Nikolai Spafary tới Trung Quốc với tư cách là đại sứ. Spafary mang về rất nhiều trà từ Trung Quốc. Trong bài viết của mình, đại sứ đã viết rằng trà là một loại ‘đồ uống rất ngon, khi bạn quen với nó – nó thực sự rất ngon’.

Phải mất nửa năm để một đoàn vận chuyển trà vượt qua biên giới Trung Quốc đến Moscow (Lại Hữu Dung/ Epoch Times)

Năm 1689, Nga ký hiệp ước đầu tiên với Trung Quốc, một đoàn thương nhân chở da, lông thú, thảo dược khởi hành từ Moscow đến Bắc Kinh, họ trao đổi da thú lấy hàng hóa Trung Quốc, trong đó có trà. Con đường từ Trung Quốc đến Nga được mệnh danh là “Đường trà vĩ đại”.

Con đường vận chuyển trà dài khoảng 11.000 km và bao trùm các khu vực rộng lớn của Trung Quốc, Mông Cổ và Nga. Nó bắt đầu từ Vũ Hán, được chia thành các phần đường bộ và đường thủy, đi qua hơn 150 thành phố ở 3 quốc gia. “Đường trà vĩ đại” có đại lộ, đường mòn, đường sông, đường biển, một đoàn lữ hành chở trà phải mất nửa năm mới vượt qua biên giới Trung Quốc để đến Moscow.

Có một dạo trà khó được người Nga chấp nhận, người dân không hiểu được tác dụng của nó và không biết cách uống. Vào thời điểm đó, trà Trung Quốc rất đắt tiền và là đồ xa xỉ chỉ xuất hiện trong giới quý tộc. Đồ uống bào chế từ nhiều loại thảo mộc có mặt khắp nơi, nhưng người Nga lại cẩn thận với đồ uống có trà. Người ta coi nó như một đồ uống thời thượng, thậm chí họ còn đun sôi trà Trung Quốc như nấu súp, hoặc dùng nó cùng với dầu ăn và rau làm nguyên liệu để nấu. Phải đến đầu thế kỷ 18, trà Trung Quốc mới dần đi vào đời sống thường ngày của người Nga và dần phát triển thành một thức uống bình dân.

Kể từ khi thành lập St. Petersburg, người dân địa phương đã có thói quen uống trà, nhưng cái nôi của phong cách uống trà lại là ở Moscow. Vào cuối thế kỷ 17, các cửa hàng ở Moscow đã bán trà cùng với các hàng hóa khác từ các thuộc địa. Năm 1727, Nga và Trung Quốc ký hiệp định thương mại biên giới miễn thuế nên lượng chè nhập khẩu của Nga tăng đều đặn. Năm 1787, Nga thành lập công ty tư nhân kinh doanh trà đầu tiên mang tên Berlov Family.

Nhiều đoàn lữ hành nhỏ buôn bán chè như “Chainik” cũng lần lượt được thành lập.

Kể từ đó, việc bán trà không chỉ giới hạn ở thủ đô và các thành phố lân cận mà còn bắt đầu được bán ở các vùng khác của Nga.

Vào cuối thế kỷ 18, trà Trung Quốc đã dần dần bước vào tầng lớp thượng lưu trong xã hội Nga, quý tộc và thương gia. Theo hồi ức của các cận thần của Sa hoàng Alexander I (Alexander I), “Mỗi buổi sáng, Ngài đều uống trà, còn ăn trà xanh, rưới kem đặc và ăn kèm với bánh nướng và bánh mì trắng”.

亚历山大一世每早都要喝绿茶(公有领域)
Alexander I uống trà xanh mỗi sáng. (Phạm vi công cộng)

Trong số đông người Nga, những vùng đầu tiên học uống trà là các thành phố ở Siberia, tiếp theo là các ngôi làng dọc sông Volga và Moscow. Vào đầu thế kỷ 19, giá nửa kg loại trà đắt nhất được bán ở Nga tương đương với giá 2-3 con bò do dân làng nuôi.

Ngày 31 tháng 12 năm 1821, Sa hoàng Alexander I hạ lệnh: “Từ 7 giờ sáng đến 12 giờ trưa, các nhà hàng, khách sạn được phép bán trà”. Kể từ đó, đặc biệt là Moscow, nhu cầu và doanh số bán chè phát triển nhanh chóng.

Năm 1871, thương nhân Trung Quốc xuất khẩu 200.000 tấn chè sang Nga. Vào giữa thế kỷ 19, ở Mátxcơva đã có hơn 100 cửa hàng chuyên bán trà và hơn 200 quán trà, với sản lượng bán hàng năm là 82 tấn trà.

Năm 1903, Tuyến đường sắt xuyên Siberia được hoàn thành, đặt dấu chấm kết thúc cho hoạt động buôn bán trà theo đoàn lữ hành. Thông qua đường sắt, tốc độ vận chuyển trà sang Nga được đẩy nhanh, giá trà giảm mạnh và phong tục uống trà được phổ biến rộng rãi. Đến đầu thế kỷ 20, trà đã trở thành thức uống của mọi tầng lớp ở Nga, từ tầng lớp quý tộc giàu có cho đến dân nghèo.

绿茶含抗氧化剂更多,含咖啡因较少,通常被认为是更健康的选择。 (KPG_Payless/Shutterstock)
Đến đầu thế kỷ 20, trà đã trở thành thức uống dành cho mọi tầng lớp xã hội ở Nga. (KPG - Payless /Shutterstock)

Trong tỷ trọng trà đen và trà xanh nhập khẩu vào Nga, lượng tiêu thụ trà đen luôn vượt xa trà xanh. Phải đến đầu thế kỷ 19, trà xanh chất lượng cao mới chiếm phần lớn lượng trà nhập khẩu. Nga cũng nhập khẩu các loại trà rất hiếm của Trung Quốc, chẳng hạn như ‘Đế vương hoàng trà’, loại trà này chỉ có thể lấy lông thú để trao đổi. Trà đen nhập khẩu có nhiều loại từ loại thông thường đến loại trà ‘Hoa’ đắt tiền. Trà ép thành bánh cũng từng chiếm tỷ trọng lớn trong nhập khẩu, có khối lượng tương đương với trà đen. Sau đó, lượng nhập khẩu chè xanh giảm dần, dẫn đến việc nhập khẩu chè xanh gần như bị ngừng hoàn toàn.

Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, được coi là thời đại của ‘Trà Nga’, dưới sự chỉ đạo của Sa hoàng, việc trồng và hái chè được bắt đầu ở Georgia, Azerbaijan và Krasnodar. Năm 1913, người ta đã nhận ra rằng sản xuất trà của Nga mang lại lợi nhuận và chất lượng trà cũng tốt. Tại triển lãm Paris, trà nhãn hiệu ‘Uncle’ của Nga đã giành được giải thưởng, chất lượng của nó vượt trội so với trà đen thông thường của Trung Quốc.

Kể từ đó, Nga tiếp tục nhập khẩu chè từ nước ngoài đồng thời phát triển sản xuất chè của riêng mình. Ban đầu, Trung Quốc là nhà cung cấp chính, sau này do tình hình chính trị Trung Quốc thay đổi nên nhập khẩu chè của Nga từ Trung Quốc giảm. Nga chuyển sang tìm nguồn cung ứng chè từ Ấn Độ, Sri Lanka, Việt Nam, Kenya và Tanzania.

Trung Quốc và Nga từng do mối quan hệ giao lưu của trà mà hình thành hai trung tâm văn minh khác nhau ở phương Đông và phương Tây vào thế kỷ 17 và 18 . Sự diễn biến của trà cũng gắn liền với những thăng trầm trong lịch sử hai quốc gia. Cho dù ‘Con đường trà’ đã sớm lu mờ theo biến động của thời cuộc, nhưng hôm nay, trong phong tục uống trà của người dân nước Nga vẫn lưu lại dư vị của trà từ thời xa xôi đó, nét tinh hoa của văn hóa Thần truyền phương Đông vẫn lặng lẽ thấm vào trong sâu thẳm của thế nhân.

Ustyugova - Epoch Times
Thái Bình biên dịch

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Nguồn gốc và sự phát triển của văn hóa trà của người Nga