Quân đội Myanmar liên tục trang bị tàu ngầm trong hai năm 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nguồn tin cho biết, vào tuần trước, quân đội Myanmar đã mua một tàu ngầm diesel-điện từ Kiểu 035 đã qua sử dụng của Trung Quốc. Năm 2020, quân đội nước này được Ấn Độ tặng một tàu ngầm cũ lớp Kilo do Nga chế tạo.

Chính quyền quân đội của Myanmar đã mua chiếc tàu ngầm này từ Hải quân Trung Quốc, được đặt tên là “Min Ye Kyaw Htin,” thông qua một thỏa thuận bí mật với Bắc Kinh. Ngày 24/12, trong lễ kỷ niệm 74 năm ngày thành lập hải quân Myanmar, Min Ye Kyaw Htin được đưa vào hoạt động, The Irrawaddy đưa tin.

Trong cuộc đảo chính tháng 2/2021, chính quyền quân sự đã lật đổ chính phủ dân sự do người đoạt giải Nobel Aung San Suu Kyi lãnh đạo, làm bùng lên các cuộc biểu tình và đụng độ giữa quân đội và dân quân nổi dậy ở các khu vực biên giới.

Những người phản đối chính quyền quân sự đã cáo buộc Trung Quốc ủng hộ việc tiếp quản quân sự. Bắc Kinh đã bác bỏ những cáo buộc đó và cho biết họ ủng hộ các biện pháp ngoại giao trong khu vực đối với cuộc khủng hoảng ở Myanmar.

Hàng nghìn dân làng gần đây đã chạy trốn khỏi MYanmar sang Thái Lan do các cuộc xung đột vũ trang giữa chính quyền quân sự và các nhóm nổi dậy. Trước những sự việc này, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ra tuyên bố kêu gọi ngừng bạo lực ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho dân thường.

Tuy nhiên, chính quyền quân sự đang cân nhắc mua tàu ngầm từ bốn quốc gia “thân thiện”, bao gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Triều Tiên, đồng thời tiến hành nghiên cứu sâu rộng về giá thành của các tàu ngầm do mỗi quốc gia cung cấp.

Quân đội Myanmar hiện sở hữu hai tàu ngầm, trong đó chiếc đầu tiên là tàu ngầm diesel-điện 3.000 tấn được Ấn Độ tặng năm ngoái. Myanmar cũng được cho là đang đàm phán với Nga để mua một tàu ngầm Kilo cải tiến thuộc Dự án 636 của nước này.

Ấn Độ tặng chiếc tàu ngầm INS Sindhuvir đã qua sử dụng của họ cho Myanmar. Tàu này có thể hoạt động ở độ sâu 300 mét. Trước khi được chuyển đến Myanmar, tàu INS Sindhuvir được cải hoán, đổi tên thành Min Ye Theinkhathu và được sử dụng để huấn luyện.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anurag Srivastava nói rằng động thái này là một phần trong nỗ lực của Ấn Độ nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng với Myanmar và “xây dựng năng lực và sự tự cường ở tất cả các nước láng giềng của chúng ta”, VOA News đưa tin.

Động thái của Ấn Độ được coi là một nỗ lực nhằm chống lại ảnh hưởng của đối thủ Trung Quốc ở Đông Nam Á, vì quốc gia láng giềng Bangladesh đã mua hai tàu ngầm diesel-điện từ Trung Quốc với giá 203 triệu USD vào năm 2016.

Trung Quốc cũng đã giúp Bangladesh xây dựng một căn cứ tàu ngầm cho hải quân của họ trên Vịnh Bengal vào năm 2019, nằm ở phía đông bắc của Ấn Độ Dương.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Quân đội Myanmar liên tục trang bị tàu ngầm trong hai năm