Tác thành cho người khác đắc thiện quả, cốt nhục được trùng phùng

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Trong cuộc sống đôi khi cần phải đứng trước sự lựa chọn: Hoặc là thỏa mãn những ham muốn ích kỷ của bản thân, hoặc là giúp người khác hoàn thành ước vọng của họ? Đối với người quân tử coi trọng đức hạnh mà nói, họ hiển nhiên sẽ lựa chọn việc giúp người khác hoàn thành ước vọng, mà những người quân tử thành toàn cho người khác, thì thượng thiên đều ghi nhận và sẽ ban cho họ phúc báo.

Viên Công tác thành cho đôi vợ chồng hoạn nạn, tìm lại được người con trai thất lạc.

Vào những năm cuối triều Minh, có một người họ Viên từ một gia đình có gia cảnh rất tốt ở Thiểm Tây, chúng ta tạm thời gọi là Viên Công. Sau khi Lý Tự Thành khởi binh, Viên Công mang theo gia đình rời Thiểm Tây đi lánh nạn, không ngờ trong hỗn loạn Viên Công lại thất lạc người nhà, đứa con trai duy nhất của ông cũng bị thất lạc trong biển người mênh mông.

Sau đó, Viên Công định cư ở Kim Lăng (nay là Nam Kinh). Để tiếp nối hương hoả, ông quyết định cưới vợ, sinh con lần nữa. Sau đó, ông mua một người phụ nữ với giá 30 lượng bạc. Sau khi người phụ nữ này đến Viên gia, cứ luôn trầm mặc rơi lệ. Viên Công hỏi cô tại sao cô lại buồn như vậy. Người phụ nữ trả lời: "Không phải việc gì khác, là do nhà chồng tôi nghèo, nợ nần chồng chất. Để giữ mạng sống cho tôi, chồng tôi mới bán tôi đi. Nghĩ đến ngày xưa cùng phu quân ân tình sâu đậm, giờ đây tôi không khỏi buồn đau.”

Viên Công nghe vậy vô cùng đồng cảm, cũng vì cảm thông mà không đành lòng mạo phạm, rồi nảy sinh lòng tác thành cho họ. Thế rồi, ngày hôm sau, ông sai người đưa người phụ nữ về nhà chồng, không những không đòi lại tiền, mà ông còn đưa cho họ một trăm lượng bạc để họ buôn bán kiếm sống. Hai vợ chồng cảm kích đến rơi lệ, hết lần này đến lần khác đến nhà bái tạ lòng nhân của Viên Công.

Sau đó, hai vợ chồng bắt đầu buôn bán nhỏ và ngày càng khấm khá hơn. Sau khi cuộc sống của họ được cải thiện, họ muốn tìm một người phụ nữ có thân thế trong sạch làm vợ cho Viên Công để báo đáp ân tình của ông. Một hôm, khi người chồng đi đến Dương Châu, gặp một người đang bán một chàng trai mặt mày thanh tú, bèn tính rằng, giờ còn chưa tìm được người phụ nữ nào thích hợp, hay cứ mua chàng trai này về hầu hạ Viên Công.

Chồng của người phụ nữ sau đó đã bỏ ra hai mươi lượng bạc để mua chàng trai và đưa đến nhà Viên Công. Viên Công nhìn chàng trai trước mặt giống như đứa con thất lạc của mình, liền hỏi chi tiết, quả nhiên đúng là con trai của ông. Hai cha con ôm nhau khóc lóc rồi cười to. Đây quả thật là an bài thâm sâu, Viên Công tác thành cho người khác, mà lại tìm lại được người con trai đã thất lạc của mình.

Thái trạng nguyên giúp vợ chồng người khác đoàn viên, vợ sinh được con

Thời nhà Thanh có ba trạng nguyên họ Thái xuất thân từ một gia đình khoa bảng ở Chiết Giang, đó là Thái Khải Tổn và Thái Thăng Nguyên vào thời Khang Hy, hai người là quan hệ chú cháu; và người thứ ba là trạng nguyên Thái Dĩ Đài thời vua Càn Long.

Thái Khải Tổn (1619 - 1683), trạng nguyên vào năm Khang Hy thứ 9 nhà Thanh, tự là Thạc Công, hiệu là Côn Dương. Ông đã thành thân nhiều năm, nhưng vợ vẫn chưa sinh con. Thế nên, vợ ông đã mua cho ông một người vợ lẽ.

Khi người vợ lẽ về Thái gia, cô luôn ở trong phòng khóc lóc. Thái Khải Tổn hỏi cô ấy tại sao, thì cô đáp rằng, chồng cô vì thiếu rất nhiều tiền vay nặng lãi, mới phải bán cô đi. Nghĩ đến ân tình ngày xưa, nội tâm cô thật không đành lòng.

Sau khi Thái Khải Tổn nghe chuyện, ông cảm thấy rất thương tâm, vào buổi tối đến nhà của người phụ nữ, uống rượu với chồng của người phụ nữ đó và kể lại những lời của cô cho chồng cũ cô nghe. Sau khi say rượu, ông ngủ lại tại đó luôn, ông làm như thế, vì muốn cho người chồng của người phụ nữ thấy rằng, cô vẫn trong sạch.

Ngày hôm sau, những kẻ cho vay nặng lãi đến nhà người phụ nữ, Thái Khải Tổn nói với bọn hắn rằng: “Các ngươi làm trái với luật của triều đình, lấy lãi cao, bây giờ ta không so đo với các ngươi, hãy giao giấy ghi nợ ra đây, rồi sẽ trả tiền vốn cho các ngươi.” Bọn cho vay nặng lại mười phần sợ hãi, giao giấy ghi nợ ra, cũng không dám thu tiền vốn, rồi nhanh chóng bỏ đi.

Sau đó, Thái Khải Tổn sai người đưa người vợ lẽ về nhà cũ, còn tặng cho vợ chồng họ 30 lạng bạc, hai người vô cùng cảm kích ông.

Chẳng bao lâu sau, Thái phu nhân mang bầu và sau đó hạ sinh một người con trai, con đường chốn quan trường của Thái Khải Tôn cũng thuận buồm xuôi gió.

Người xưa nói: “Lời hứa là vàng”. Trung thực và giữ chữ tín là điều vô cùng quan trọng.
Thái Khải Tổn sai người đưa người vợ lẽ về nhà cũ, còn tặng cho vợ chồng họ 30 lạng bạc, hai người vô cùng cảm kích ông. (Họa sĩ: Chí Thanh/ Đại Kỷ Nguyên)

Bùi Tấn Công trả lại vợ còn tặng tiền

Vào những năm Nguyên Hòa thời nhà Đường (806—820), có một viên quan Hồ Châu mới được bổ nhiệm tên là Hồ Củ, trước khi lên nắm quyền thì gặp phải cường đạo, tiền bạc và đồ đạc của anh ta bị cướp sạch, đến cả giấy uỷ quyền cũng bị cướp lấy đi. Thế là, anh đành phải ở ngoài kinh thành thu mua quần áo cũ, đổi một ít tiền, duy trì sinh hoạt, vào ban đêm thì ngủ trong nhà trọ.

Nhà trọ nơi Hồ Củ ở rất gần phủ của Tể tướng Bùi Tấn Công (Bùi Độ). Một ngày nọ, Bùi Độ nghỉ ở nhà, thay y phục thường ngày rồi ra phụ cận ngoại thành tản bộ, vô tình đi tới nhà trọ đó và gặp Hồ Củ. Hai người hỏi han nhau.

Hồ Củ nói, “Chuyện của tôi, người ta không ai muốn nghe cả.” Nói xong, anh rơi nước mắt. Bùi Độ nghe thấy thương tâm, rồi dò hỏi anh rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì. Hồ Củ kể lại rằng: "Tôi ở kinh thành làm một chức quan nhỏ trong mấy năm, sau đó được phong một chức quan ở Hồ Châu. Trên đường nhận thăng chức, tôi đã gặp phải cường đạo, may mà còn giữ được cái mạng này. Đã vậy, tôi còn có một vị hôn thê còn chưa cưới, bị quận mục cướp đoạt một cách trắng trợn, nói là để tặng cho Tể tướng Bùi Công, ông ta là quan lớn nhất. Tôi làm được gì chứ!”

Nghe xong Bùi Độ liền hỏi danh tính vị hôn thê của Hồ Củ thì anh cho biết tên vị hôn thê kia tên là Hoàng Nga. Lúc đó Bùi Độ đang mặc trang phục màu tím mà người giàu hay mặc, nên ông nói với Hồ Củ rằng ông là thân Tín của Bùi Độ, có thể tra hỏi giúp anh, lúc rời đi còn hỏi cả tên của Hồ Củ.

Lúc này Hồ Củ có chút hối hận, lo rằng người này thân tín với Bùi Độ, có thể sẽ gây phiền phức cho mình, đêm đến nằm không yên. Chờ đến sáng hôm sau, lập tức đến ngoài phủ của Bùi Độ dò xét xem có động tĩnh gì không, nhưng không thấy gì cả.

Vào chạng vạng tối ngày hôm đó, một quan sai mặc đồ đỏ vội vã chạy đến nhà trọ và nói rằng Bùi Độ muốn gặp anh ta, Hồ Củ khi nghe thế liền rất hoảng sợ, nhưng cũng chỉ biết ôm nỗi lo sợ trong lòng mà theo quan sai tới phủ Bùi Độ.

Vào trong đại sảnh, Hồ Củ quỳ rạp trên mặt đất, toát mồ hôi lạnh, không dám ngẩng đầu lên nhìn. Lúc này có thấy tiếng mời anh ngồi xuống, nghe quen quen liền liếc mắt nhìn, hóa ra người đó là vị quan áo tím mà anh gặp hôm qua. Anh ta vô cùng sợ hãi, liên tục quỳ gối nhận tội.

Bùi Độ nói: “Sau khi nghe những gì ngươi nói hôm qua, ta rất thông cảm. Hôm nay ta có thể an ủi ngươi một chút.”

Dứt lời rồi ông sai người lấy giấy xác nhận thăng chức đưa cho anh, bổ nhiệm lại chức quan cho anh. Hồ Củ còn chưa hết kinh ngạc thì Bùi Độ lại nói tiếp: “Hoàng Nga có thể cùng ngươi đi nhậm chức.”

Hồ Củ nghe xong, vui mừng khôn xiết, cảm kích vô cùng.

Sau đó, Bùi Công sai người đưa anh trở lại nhà trọ, rồi đưa cho anh ta bọc hành lý và 1000 quan tiền. Ngày hôm sau, Hồ Củ cùng hôn thê đi nhậm chức.

Cả cuộc đời Bùi Độ đã làm được rất nhiều việc tốt , có công lao sự nghiệp nổi tiếng, trong văn học cũng có thành tựu, các hoàng đế nhà Đường đều kính trọng ông. Ông hưởng thọ 76 tuổi, được truy phong là Thái phó, thuỵ Văn Trung.

Lam Sơn
Theo The Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Tác thành cho người khác đắc thiện quả, cốt nhục được trùng phùng