Tâm lý học: Người có nhân phẩm cực kỳ ‘thấp kém’ có 4 đặc điểm này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chúng ta ai cũng làm việc vất vả để sinh tồn, điều này vốn không phải là một việc dễ dàng. Bởi những người đạo đức giả, những điều giả dối, luôn vây quanh chúng ta có thể xảy ra bất kỳ một lúc nào đó trong cuộc sống.

Tuy nhiên, không ai có thể hoàn toàn nhìn thấu "dối trá", chỉ có thể ở trong quá trình không ngừng "va đập" mà cảm nhận hiện thực cuộc sống, cùng với sự khó đoán của lòng người.

Có người từng nói, khi đến thế gian chính là ở trong mông lung mà tìm ra một con đường thuộc về mình.

Nếu muốn tồn tại tốt hơn trên thế giới này, chúng ta nên biết cách đối mặt với cuộc sống ảm đạm và thế gian giả dối, hiểu được lòng người giả nhân giả nghĩa và sự thật của cuộc sống.

Một số người đến bên ta mang tâm kế với ta, nhưng ta không biết điều đó. Tại sao? Bởi vì họ nói những lời ngọt ngào và nở nụ cười trên môi khiến ta mất cảnh giác.

Một số người vốn là người thân của ta, vì những lợi ích nhất định họ đã lừa dối ta, nhưng ta vẫn chọn tin tưởng họ. Vì sao? Bởi vì ta quá tin tưởng thân tình mà quên mất chỗ đáng sợ của lòng người.

Trên đời này, thứ đáng sợ hơn cả bóng tối chính là lòng người. Bởi bóng tối trong lòng người giống như một hố đen, đủ sức nuốt chửng con người.

Những người có nhân phẩm cực kỳ "thấp kém", thực tế có 4 đặc điểm này:

1. Người có nhân phẩm cực kỳ "thấp kém", đều không muốn người khác tốt

“Không muốn thấy người khác tốt” là khiếm khuyết lớn nhất trong nhân tính.

Ta có cuộc sống rất tốt, người khác sẽ có tâm lý “ghen tị, ghen ghét và căm ghét” đối với ta. Nếu loại tâm lý này càng bị bóp méo thì “mưu đồ bất chính” sẽ xuất hiện.

Hãy lấy những người thân xung quanh chúng ta làm ví dụ, họ dường như rất coi trọng tình cảm gia đình và họ cũng rất tốt bụng. Tuy nhiên, thái độ của mọi người đối với ta có thể không đơn giản như những gì chúng ta thấy.

(Pexels/Hồng Sơn)

Có thể, ai đó trong lòng rất ghét ta, họ chỉ chờ cơ hội để giáng cho ta một đòn.

Có một câu nói rất hay, lòng tốt của người khác đối với ta cuối cùng sẽ trở nên “cực kỳ tệ” với ta.

Nói một cách thẳng thắn, những người nhân cách thấp kém họ không muốn người khác sống tốt, không muốn cuộc sống của người khác ổn định hơn mình, ngược lại muốn người khác sống trong cảnh khổ sở và cuối cùng chẳng có gì.

2. Người có nhân phẩm cực kỳ "thấp kém" là người hai mặt.

Từng có một người như vậy, anh ta luôn tỏ ra “nhân hậu và đạo đức” trước mặt người khác. Vì vậy, bất kể ai chọn gần gũi với anh ta thì cũng trở thành “mối liên kết” của anh ta.

Tuy thể hiện là người “nhân từ, có đạo đức” như vậy, nhưng anh ta lại thích lợi dụng những mối quan hệ sau lưng để trấn áp người khác, thậm chí chèn ép đối thủ, dù sao thì anh ta cũng làm những việc hết sức quá đáng.

Có câu: "Bề ngoài miệng nói nhân nghĩa đạo đức, sau lưng lại làm chuyện 'nam thì trộm cắp gái tranh chồng người'".

Những người như vậy thường được gọi là "kẻ đạo đức giả". Từ nhiều góc độ mà nói, ngụy quân tử so với tiểu nhân còn đáng sợ hơn. Bởi vì tiểu nhân dù thế nào cũng không tốt, bọn họ chung quy là "trong ngoài nhất trí". Còn những kẻ đạo đức giả thì khác. Bề ngoài họ là những quý ông nhưng thực chất thì sao? Có lẽ so với tiểu nhân còn không bằng.

(Pexels/Hồng Sơn)

Giống như là Nhạc Bất Quần trong “Tiếu ngạo giang hồ”, là người quá mức dối trá, hơn nữa người nhà cũng đều tin tưởng không chút hoài nghi. Người như thế không chỉ đơn giản là nhân phẩm thấp kém, hơn nữa còn là một “quả bom hẹn giờ”.

Điều tốt nhất chúng ta có thể làm khi đối mặt với những kẻ đạo đức giả là tránh xa họ thay vì đối đầu với họ.

3. Người có nhân phẩm cực kỳ "thấp kém", làm cho mọi thứ tồi tệ hơn

Người xưa có câu: "Tuế hàn tri tùng bách, hoạn nạn kiến chân tình", (khi đông lạnh mới biết tùng bách kiên cường, trong nghịch cảnh mới có thể nhìn ra chân tình). Khi người ta rơi vào hoàn cảnh khó khăn mới có thể hiểu được người nào tốt, người nào xấu. Người đối xử tốt với ta sẽ giúp đỡ, người đối xử tệ sẽ làm ta tổn thương.

Tặng than sưởi ấm trong ngày tuyết rơi và giậu đổ bìm leo, hai điều này thật ra là tương đối. Tuy nhiên, hiện nay, những trường hợp 'tặng than sưởi ấm' ngày càng ít, trong khi người 'giậu đổ bìm leo' ngày càng nhiều.

Có những lúc, ngay cả chúng ta cũng cảm thấy chỉ cần người khác không gây rắc rối thì người này đã là người tốt rồi.

Những lời này thực ra rất mỉa mai, người không gây rắc rối mới là người tốt? Điều này có thể cho thấy rõ một điều rằng, hiện nay tiêu chuẩn, nhân cách của nhiều người càng ngày càng thấp, lòng người cũng càng ngày càng nguội lạnh.

(Pexels/Hồng Sơn)

Đối với những người không lợi dụng lúc người khác khi gặp khó khăn, chúng ta phải cảm ơn họ, ít nhất họ không có nhân cơ hội tính kế chúng ta. Ngược lại, đối với người luôn gây rắc rối thì cần tránh xa, ngay cả khi họ là thân nhân của ta.

4. Người có nhân phẩm cực kỳ "thấp kém", đều có thói quen tìm "người quen" để bắt đầu

Theo quan điểm của bạn, người ngoài để bắt đầu tốt hơn hay với người quen để bắt đầu thì tốt hơn?

Dù trong hoàn cảnh nào, thật dễ dàng để bắt đầu từ một người quen. Tại sao? Vì những người quen có mối quan hệ thân thiết nhất với chúng ta nên lúc này sẽ xảy ra tranh luận giữa những người quen.

Nhiều người cảm thấy người quen ngày nay còn tệ hơn người ngoài. Sở dĩ chúng ta đều cảm thấy người quen thân cận không tốt, bởi vì người "gặp quen liền lừa dối" càng ngày càng nhiều. Cái gọi là "Hổ lạ còn có thể đến gần được, người quen không dám thân cận". Chúng ta đều biết hổ đáng sợ thế nào nên sẽ không đến gần hổ. Tuy nhiên, người quen thì khác, tuy họ có quan hệ tốt với chúng ta nhưng một khi có ý nghĩ không đúng đắn thì họ sẽ còn đáng sợ hơn hổ.

Trong cuộc sống, đừng quá gần gũi với người "gặp quen liền lừa dối", điều này chỉ hại chính chúng ta.

Theo Vương Hoà - Aboluowang - Nguồn: Youlu ở Shushan
Nguyên Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Tâm lý học: Người có nhân phẩm cực kỳ ‘thấp kém’ có 4 đặc điểm này