Thập đại quốc túy của Trung Quốc: Trung y đứng thứ ba, võ thuật đứng thứ hai, đứng đầu là môn này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc là một quốc gia cổ kính và huyền bí với lịch sử lâu đời và huy hoàng, đã để lại cho nhân loại một di sản văn hóa phong phú, là sự kết tinh trí tuệ của cổ nhân. Hãy cùng điểm qua mười tinh hoa quốc gia hàng đầu của Trung Quốc…

  1. Thêu thùa

“Nhất triều Thiên tử, nhất triều Thiên nhân”, nền văn hóa 5000 năm rực rỡ của Trung Hoa giống như món quà từ Thiên thượng truyền xuống cho nhân loại. Thêu là loại hình nghệ thuật truyền thống cổ xưa của Trung Hoa, xuất hiện từ rất sớm, từ khi xây dựng con đường tơ lụa nổi tiếng thì đã xuất hiện, tính đến nay cũng đã có hơn 2000 đến 3000 năm lịch sử.

“Tứ đại danh tú”: ý chỉ bốn loại đồ thêu dân gian nổi tiếng ở Trung Quốc là: Tô tú của Tô Châu (Giang Tô), Tương tú của Hồ Nam, Thục tú của Thành Đô (Tứ Xuyên), Việt tú của Quảng Đông.

Kỹ nghệ thêu của Trung Hoa cổ xưa đã đạt đến trình độ tinh mỹ đỉnh cao là vào thời nhà Tần và nhà Hán, và vải thêu là một trong những mặt hàng quan trọng được vận chuyển giao thương khắp nơi theo "Con đường tơ lụa" trong lịch sử.

Nghề thêu nổi bật nhất ở Trung Quốc là đồ thêu Tô Tú ở Giang Tô, đồ thêu Tương Tú ở Hồ Nam, đồ thêu Việt Tú ở Quảng Đông và đồ thêu Thục Tú của Tứ Xuyên.

Ngoài ra, còn có các đồ thêu khác như Biện Tú ở Khai Phong, Hà Nam và Hàng Tú ở Hàng Châu, Chiết Giang.

  1. Cắt giấy

Cắt giấy là một nghề thủ công dân gian truyền thống của Trung Quốc với lịch sử lâu đời hơn 1.500 năm.

Cắt giấy là một nghệ thuật dân gian rất phổ biến, được người dân yêu thích từ bao nghìn năm qua. Trong ngày Tết cổ truyền, người Trung Quốc thường cắt hình những con vật, những bông hoa với quan niệm sẽ mang lại may mắn. Ngoài ra, trong lễ chúc thọ, họ còn cắt giấy thành hình như tùng, hạc, thọ, đào Tiên với mong muốn mang lại sự may mắn và trường thọ.

Nghệ thuật cắt giấy nói chung mang ý nghĩa tượng trưng, ​​ngoài ra cắt giấy còn được dùng làm vật trang trí để dâng cúng tổ tiên, Thần linh. Tại các lễ hội hay đám cưới, người ta dán những tờ giấy này lên cửa sổ, tường, cửa ra vào và đèn lồng của nhà mình, không khí cũng nhờ đó mà rộn ràng hơn.

Cắt giấy mang lại cho người xem cảm giác trong suốt về thị giác và sự thưởng thức nghệ thuật. Trong nghệ thuật cắt giấy Trung Quốc, thông qua một cái kéo và một mảnh giấy, người nghệ nhân có thể thể hiện những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.

undefined
Cắt giấy Trung Quốc. (Wikipedia)

Nghệ thuật cắt giấy là một kho báu của nghệ thuật dân gian, vẫn còn tỏa sáng cho đến ngày nay.

Nghề làm giấy được phát minh ở Trung Quốc vào thời Tây Hán và Đông Hán, và nghệ thuật cắt giấy cũng xuất hiện ngay sau đó.

Cắt giấy không chỉ thể hiện sở thích thẩm mỹ mà còn chứa đựng tâm lý xã hội sâu sắc của người dân. Đây còn là một trong những nghệ thuật dân gian đặc sắc nhất ở Trung Quốc. Từ đó nghệ thuật cắt giấy đóng vai trò quan trọng trong nét văn hóa của người dân Trung Quốc.

  1. Cờ vây

Cờ vây là một trò chơi trí tuệ cổ xưa có nguồn gốc từ Trung Quốc, và là một phát minh vĩ đại.

Cờ vây được phát minh bởi Vua Nghiêu trong thời "Tam Hoàng Ngũ đế" ở Trung Quốc và đã có lịch sử hơn 4.000 năm.

Lần đầu tiên cờ vây được gọi là "Dịch" hoặc "Kỳ" (cờ). Sau này, có người gọi “chơi cờ” là “Cờ vây” (vi kỳ) theo đặc điểm là đen và trắng luôn tấn công và bao vây nhau khi chơi cờ.

Theo cách này, "Cờ vây" được cố định như một danh từ riêng.

Cờ vây là một trong "Tứ nghệ" của "Tứ đại nghệ thuật của Trung Quốc cổ đại" (cầm, kỳ, thi, họa). "Kỳ" trong "Cầm Kỳ Thi Họa" dùng để chỉ cờ vây.

Trong thời Nam Bắc triều, bàn cờ được hoàn thiện thành bàn cờ có 19 hàng như hiện nay, và hệ thống cờ vây chín bậc để đánh giá trình độ của người chơi cũng đã xuất hiện.

Cờ vây đã dần trở thành một môn học bắt buộc đối với giới trí thức Trung Hoa cổ đại để trau dồi phẩm đức, và là một trong bốn môn nghệ thuật thời xưa "Cầm, kỳ, thi, họa".

Vào thời nhà Đường, có chức quan Kỳ đãi chiếu. Cờ vây của Trung Quốc được giới thiệu đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên (thời nhà Đường của Trung Quốc), và nhanh chóng trở nên phổ biến ở Nhật Bản.

Người xưa sáng tạo ra môn cờ vây, không phải chỉ để tiêu khiển giết thời giờ hay học cách tranh giành hơn thua, mà để tu thân dưỡng tính, bồi dưỡng trí tuệ, và biểu lộ tài năng nghệ thuật của người chơi. Vả lại, cờ vây còn có tương quan liên hệ đến thiên tượng dịch lý, binh pháp chiến lược, và vấn đề trị quốc an dân. Do đó, nó đã thịnh vượng trong hàng ngàn năm và dần dần phát triển thành một cuộc thi văn hóa quốc tế.

  1. Đồ sứ

Trung Quốc là quê hương của đồ sứ, đồ sứ Trung Quốc nổi tiếng khắp nơi trên thế giới và là phát minh sáng tạo vĩ đại, là biểu tượng của nền văn minh Trung Hoa cổ đại, là kho tàng văn hóa của dân tộc Trung Hoa.

Đồ sứ được phát minh ở Trung Quốc là một đóng góp to lớn của quốc gia Trung Quốc cho nền văn minh thế giới.

undefined
Đồ sứ Trung Quốc. (Wikipedia)

Trung Quốc là nơi sản sinh ra đồ sứ và Trung Quốc được mệnh danh là "đất nước của đồ sứ".

Công nghệ sản xuất sứ của Trung Quốc đã lan rộng ra các nước trên thế giới, đóng góp quan trọng cho việc giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và nước ngoài, đồng thời Trung Quốc cũng đã giành được danh hiệu cao quý là "Quốc gia đồ sứ của thế giới".

  1. Trà đạo

Trung Quốc là cái nôi của trà đạo, bởi đây là quốc gia đầu tiên phát hiện ra trà và sử dụng trà như một đồ uống. Trà không chỉ là thức uống thanh nhiệt mà còn chữa được bệnh. Đối với người Trung Hoa, thưởng trà đã trở thành nét văn hóa ngàn năm lịch sử. Việc thưởng trà cũng là một nghệ thuật. Để có thể có được một ấm trà ngon, không đơn giản chỉ là nguyên liệu tốt. mà còn là thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật pha trà, sự kết hợp hài hòa giữa trà và Đạo.

Cuốn sách chuyên khảo về dược liệu đầu tiên của Trung Hoa tên “Thần Nông Dược liệu” ghi: “Thần Nông nếm trăm loại thảo mộc, một ngày gặp bảy mươi hai độc, hái được trà ăn giải độc”.

Điều này cho thấy vào thời đại Thần Nông cách đây 7000 năm, Trung Quốc đã phát hiện ra trà và biết rằng trà có tác dụng chữa bệnh kỳ diệu.

Vì vậy, Thần Nông, là vị tổ vĩ đại của cả người Hoa và người Việt cổ xưa, là người đã tìm ra trà đầu tiên.

Trà là thức uống tự nhiên và tốt cho sức khỏe, đồng thời cũng là thức uống mang nhiều ý nghĩa văn hóa. Trà có sức hấp dẫn phi thường đối với sức khỏe, thiên nhiên, văn hóa và văn minh, được mọi người trên khắp thế giới yêu thích.

  1. Hán phục

Hán phục là trang phục truyền thống của dân tộc Hán ở Trung Quốc. Nguồn gốc của nó có thể bắt nguồn từ thời Tam Hoàng và Ngũ Đế cho đến nhà Minh, qua hàng ngàn năm qua, người dân Trung Quốc (dân tộc Hán) vẫn không thay đổi trang phục truyền thống của dân tộc Hán.

Kể từ khi Hoàng Đế trị vì thiên hạ vào thời Viêm Hoàng, Hán phục đã có các hình thức cơ bản. Đến thời nhà Chu nó đã được chuẩn hóa. Nó được hoàn thiện và phổ biến hơn vào thời nhà Hán, do đó có tên là Hán phục.

Mặc dù Hán phục của các triều đại kế tiếp có một số thay đổi, nhưng các đặc điểm chính của nó vẫn không thay đổi, tất cả đều dựa trên Hán triều.

Hán phục (Hoa phục) là một bộ quần áo rất đẹp, có thể thể hiện tốt nhất nội tâm trang nhã và tao nhã của người Hán, tướng mạo tuấn tú, duyên dáng và sang trọng, khí chất đẹp đẽ và trang nghiêm.

Hán phục của Cách Cách triều Thanh. (Tranh: Hạ Quỳnh Phần - Epoch Times)

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới phát minh ra lụa. Người phát minh có đóng góp to lớn trong việc phát minh ra lụa (nuôi tằm, ươm tơ và dệt lụa) là Lôi Tổ, vợ của Hiên Viên Hoàng Đế.

  1. Kinh kịch

Kinh kịch đứng đầu trong năm thể loại hý kịch lớn của Trung Quốc, được coi là một trong những tinh hoa của Trung Quốc.

Kể từ năm Càn Long thứ 55 của triều đại nhà Thanh (năm 1790), bốn đoàn An Huy, Tam Thanh, Lục Tứ, Phân Đài và Hoà Xuân, ban đầu được biểu diễn ở phía nam, lần lượt vào Bắc Kinh, hợp tác với các nghệ sĩ Hán điệu từ Hồ Bắc và đã tiếp thu một số tiết mục opera Côn Khúc (tuồng Côn Sơn, Giang Tô), giai điệu và phong cách biểu diễn của một số tiết mục Tần kịch (kịch Thiểm Tây), đồng thời cũng tiếp thu một số giai điệu dân gian địa phương, thông qua trao đổi và dung hợp không ngừng, Kinh kịch cuối cùng đã được hình thành.

Sau khi Kinh kịch hình thành, nó bắt đầu phát triển nhanh chóng và lan rộng trong triều đại nhà Thanh cho đến khi tất cả người dân đều được hưởng sự phồn thịnh chưa từng có của Kinh Kịch.

Kinh kịch là một phương thức nghệ thuật quan trọng để phổ truyền Văn hoá truyền thống mảnh đất Thần Châu.

  1. Y học cổ truyền Trung Quốc

Y học cổ truyền Trung Quốc hay còn gọi là Đông Y cổ truyền, thuở xưa thường chỉ Y học truyền thống do Thần truyền cho con người.

"Đông y" bao gồm "Đông dược học", từ xa xưa có truyền thuyết kể rằng "Thần Nông nếm trăm thứ thảo dược, mới bắt đầu có thuốc", cho nên, Đông y có nguồn gốc từ thời Thần Nông cách đây 7000 năm . Người khai sinh ra y học cổ truyền Trung Quốc là Thần Nông.

"Hoàng đế nội kinh" là hệ thống lý thuyết sớm nhất về y học cổ truyền ở Trung Quốc trở thành cơ sở lý luận và nguồn gốc cho sự phát triển của y học Trung Quốc.

"Hoàng Đế nội kinh", cũng là một tác phẩm kinh điển vĩ đại của Đông y, tương truyền là của Hoàng Đế cách đây 5000 năm.

  1. Võ thuật

Võ thuật Trung Quốc, còn gọi là Kungfu. Võ thuật truyền thống Trung Quốc, có lịch sử lâu đời, có thể bắt nguồn từ thời nhà Thương và nhà Chu, ban đầu là kỹ năng dùng trong thực chiến, là sự tích lũy không ngừng, là một di sản văn hóa nổi bật quý giá được gìn giữ bảo tồn.

Về mặt kỹ thuật, các bài tập võ thuật thường đòi hỏi tinh thần và tinh thần bên trong phải được kết hợp chặt chẽ với các động tác bên ngoài cơ thể, để đạt được “tâm động hình tùy”, “hình đoạn ý liên”, “thế đoạn khí liên”.

Rèn luyện thân tâm với những biến đổi của tám phương pháp “tay, mắt, thân, bước, thần, khí”.

組圖7:新唐人武術大賽女子器械組初賽風采| 傳統武術| 新唐人中文電視台在線
Cuộc thi võ thuật của NTD. (Ảnh: NTD)

Đặc điểm này phản ánh rằng võ thuật Trung Quốc, với vai trò là một loại hình văn hóa, đã bị ảnh hưởng bởi triết học, y học, thẩm mỹ học của Trung Quốc cổ đại. Do đó có thể phân chia thành võ thuật Đạo gia và võ thuật Phật gia. Cũng có thể phân chia theo phương pháp luyện võ, là kungfu tu ngoại và kungfu tu nội.

  1. Thư pháp

Quốc gia duy nhất sử dụng các ký tự cổ xưa làm nghệ thuật là Trung Quốc và nghệ thuật này được gọi là thư pháp.

Khoảng 5000 năm trước, vào thời Hiên Viên Hoàng Đế, chữ viết bắt đầu xuất hiện.

Truyền thuyết kể rằng Hiên Viên Hoàng Đế đã ra lệnh cho Thương Hiệt tạo ra chữ viết. Thương Hiệt đã không ngừng quan sát thiên tượng, các loại dấu vết, đồng thời bắt đầu sáng tạo ra văn tự. Thương Hiệt còn là vị sử quan của Hoàng Đế, ghi chép biên chép sự việc của thị tộc đều do Thương Hiệt nắm giữ, nên từ đó các câu chuyện về Thương Hiệt có liên quan mật thiết đến việc sáng tạo văn tự, ông được các thế hệ sau tôn kính là ông tổ của chữ Hán.

Chữ Hán đã có những đóng góp cho sự phát triển của văn minh Trung Hoa, giúp bảo tồn và kế thừa nền văn minh văn hoá.

Thư pháp Trung Quốc là môn nghệ thuật duy nhất sử dụng văn tự cổ. Hán tự Trung Quốc bắt nguồn từ việc dùng hình ảnh ghi câu chuyện, trải qua mấy nghìn năm phát triển, trở thành văn tự ngày nay và dùng bút lông viết nên hình thành thư pháp.

Chữ Giáp cốt thời Ân Thương, Kim văn thời Chu, chữ Triện thời Tần, chữ Lệ thời Hán; chữ Khải, chữ Hành, chữ Thảo từ thời Đông Tấn đến thời Đường, nghệ thuật thư pháp Trung Quốc đạt đến trình độ thành thục và phồn thịnh.

Có năm kiểu thư pháp cơ bản của Trung Quốc:

Chữ triện 篆書 (Triện thư), Chữ lệ 隸書 (lệ thư), chữ khải 楷書 (khải thư hay chính thư 正書), chữ hành 行書 (hành thư), chữ thảo 草書 (thảo thư)

Tống Vân - Aboluowang / Nguồn: Sohu
Khả Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Thập đại quốc túy của Trung Quốc: Trung y đứng thứ ba, võ thuật đứng thứ hai, đứng đầu là môn này