Chuyên gia: 'Khuynh hướng tâm lý từ cổ xưa' bị lợi dụng trong đại dịch bởi 'những phần tử phát xít' và 'toàn trị'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Charles Eisenstein là tác giả của "The Coronation" — tổng hợp các bài tiểu luận khám phá các mô hình, động lực, hệ tư tưởng, và thần thoại khiến mọi người có xu hướng chấp nhận những câu chuyện xoay quanh vấn đề an toàn và kiểm soát xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng. Ông lập luận rằng, các chính phủ trên khắp thế giới đã lợi dụng nhu cầu hòa nhập và nhu cầu cảm thấy an toàn trong thời kỳ đại dịch.

Khuynh hướng tâm lý

"Con người có khả năng sắc sảo đọc được tâm trạng của đám đông. Đó là một cơ chế tồn tại. Để phù hợp [với đám đông], chúng ta chấp nhận những ý kiến ​​đúng và theo những ý kiến ​​đó theo bản năng, chúng ta đưa ra những đức tính phù hợp, chúng ta chú ý đến những điều cấm kỵ thích hợp mà biểu hiện rằng chúng ta là một phần của một nhóm cùng chung lợi ích, chứ không phải là một phần của phân lớp phụ bị tế thần", Charles Eisenstein chia sẻ trên chương trình "Những người đi đầu về tư tưởng của Mỹ" trên kênh EpochTV.

"Đây là một khuynh hướng tâm lý mạnh mẽ từ cổ xưa, mà những phần tử phát xít và những người theo chủ nghĩa toàn trị lợi dụng để kiểm soát xã hội".

Các điều kiện để xã hội có "cơn cuồng COVID" không chỉ bắt đầu vào năm 2020, Charles Eisenstein nhận thấy rằng những điều kiện này đã được hình thành vào năm 2017 khi virus Zika xuất hiện, dù nó không đủ chết người để thực hiện các chính sách y tế công cộng triệt để, thì "bộ máy tư tưởng đã có sẵn" để chuyển đổi sang một "xã hội được y tế hóa hoàn toàn".

Cách tiếp cận này đặt sự kiểm soát và an toàn lên trên hết, và đặt các cơ quan y tế lên trên tất cả các cơ quan có thẩm quyền khác, Charles Eisenstein cho biết.

Bác sĩ Rochelle Walensky — giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ — và chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm, Bác sĩ Anthony Fauci làm chứng trước Ủy ban Y tế, Giáo dục, Lao động, và Lương hưu của Thượng viện, tại Tòa Quốc hội ở Washington, 20/07/2021. ( J. Scott Applewhite / Pool / Getty Images)

Nghịch lý

"Chứng cuồng sự an toàn này, nỗi ám ảnh về việc giảm thiểu rủi ro, và sự tôn thờ sự kiểm soát này thực sự không bao giờ thành công được; nó luôn mang đến điều ngược lại với những gì nó dự định, nó mang lại ít an ninh hơn, nó mang lại ít sự an toàn hơn, nó mang lại ít sự khỏe mạnh hơn".

Charles Eisenstein cho rằng có sự dùng từ sai lầm khi nói rằng chính phủ có thể "cứu mạng" và ngăn chặn tử vong bằng các chính sách, và sẽ chính xác hơn nếu dùng từ "trì hoãn tử vong" và tập trung nhiều hơn vào chất lượng cuộc sống thay vì cố gắng kiểm soát điều không thể tránh khỏi.

"Nếu bạn cho rằng [ngăn chặn tử vong] là điều tối quan trọng, thì bạn có thể dùng nó để biện minh cho bất cứ điều gì, và đó chính xác là những gì chúng ta đã thấy. Đó là lý do cho việc đình chỉ các quyền tự do dân sự".

Kiểm soát dẫn đến nhiều kiểm soát hơn, Charles Eisenstein nói.

Ông cho biết, có sự sai lầm khi tin rằng, sự tiến bộ và phát triển của con người "có nghĩa là có khả năng ngày càng tăng để thống trị và kiểm soát thế giới bên ngoài bản thân chúng ta". Ông cho rằng, niềm tin sai lầm này mang lại nhiều đau khổ hơn, và rằng niềm tin này dựa trên ý tưởng chỉ có con người mới có trí thông minh và ý thức.

Nhưng quan điểm của Charles Eisenstein bắt nguồn từ các nền văn hóa cổ đại và giáo lý tâm linh là mọi vật đều có trí tuệ và ý thức và không cần trật tự do con người áp đặt.

"Nó trở thành một vấn đề về tham gia vào việc mở ra cuộc sống và vẻ đẹp trong vũ trụ, không phải là thống trị và áp đặt nó. Cái bệnh lý thể hiện qua cơn điên loạn COVID, qua cơn cuồng… Nó không phải như một hiện tượng thoáng qua, mà nó cho thấy chúng ta đang ở bờ vực một cuộc cách mạng rất sâu sắc", ông nói.

Thống nhất vì COVID là nhằm kiểm soát

Các lệnh bắt buộc đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, và tiêm chủng đều là một phần của tư tưởng dùng kiểm soát để chống lại kẻ thù bên ngoài virus, Charles Eisenstein nói. Những người không tuân thủ bị nhằm vào và bị coi là kẻ chống đối, vô tâm, hoặc thiếu hiểu biết.

"Bất cứ lúc nào bạn viện đến một kẻ thù ngoại lai (virus) để thống nhất các bạn, thì nó luôn đối xứng với việc có kẻ thù bên trong, đó là những kẻ phản bội, những kẻ dị giáo, những kẻ không tuân thủ, những kẻ phá vỡ điều cấm kỵ", Charles Eisenstein nói. "Vì vậy, luôn có một số một kiểu thanh trừng, hay một kiểu chủ nghĩa độc tài nào đó, môi trường nhà nước cảnh sát trong thời kỳ khủng hoảng mang tính sống còn này".

Chúng ta có thể thấy nhu cầu kiểm soát, nhu cầu tìm kiếm kẻ thù ngoại lai, diễn ra trong những thời điểm khác trong lịch sử khi một nhóm người bị đem ra làm vật tế thần như trong Cuộc săn phù thủy Salem và thời kỳ Đức Quốc xã, Charles Eisenstein nói.

Về mặt sức khỏe, bạn càng cố gắng loại bỏ tất cả virus và vi trùng, thì phản ứng miễn dịch của bạn càng trở nên yếu hơn.

"Nhưng bạn càng cách ly bản thân với vi trùng, thì bạn càng dễ bị tổn thương hơn vì bất cứ vi trùng nào xâm nhập vào bong bóng của bạn, bởi vì hệ thống miễn dịch của bạn ngày càng yếu đi [và] chưa kể đến việc hệ sinh thái cơ thể bạn suy giảm".

Con người cần có cảm giác thân thuộc

Một yếu tố khác góp phần vào tư tưởng kiểm soát là mối liên hệ ngày càng giảm giữa chúng ta với đại gia đình, với các cộng đồng lớn hơn, và với thiên nhiên, theo Charles Eisenstein nói. Trong các xã hội trước đây, mọi người sống trong những ngôi làng nhỏ trong nhiều thế hệ và biết rõ về con người và vùng đất xung quanh họ.

"Chúng ta rất dễ bị tổn thương bởi những gì thay thế cho một nền tảng thực sự, một cảm giác thân thuộc. Những thứ thay thế đó có thể là tư cách thành viên trong một nhóm cùng quan điểm, trên internet, trong một hệ tư tưởng chính trị, hoặc bằng cách ủng hộ bất kỳ câu chuyện nào", ông nói.

Để có được cảm giác thân thuộc đó, mọi người tạo ra các nhóm và làm cho nhóm này tốt và nhóm kia xấu.

"Và rồi, con đường dẫn đến một thế giới tốt đẹp hơn là: bạn chinh phục và tiêu diệt và hạ nhục những kẻ xấu, giống như cái thái độ để có được sức khỏe, đạt được sức khỏe thông qua việc chinh phục một loại virus", Charles Eisenstein nói.

Có những loại virus khiến con người mắc bệnh nhưng khi chúng ta để tư tưởng kiểm soát này tiếp quản, nó sẽ dẫn đến những vấn đề lớn hơn và tàn phá nhiều hơn, ông nói. "Chúng ta rốt cuộc đánh một cuộc chiến tranh bất tận và biện minh cho mọi thứ mà chiến tranh vẫn biện minh, bao gồm cả sự kiểm soát toàn trị đối với xã hội".

Một phụ nữ đi trên tuyết gần lối vào trại tập trung Auschwitz-Birkenau của Đức Quốc xã với dòng chữ 'Arbeit macht frei' ('Công việc khiến bạn tự do') ở Oswiecim, Ba Lan, 25/01/2015, vài ngày trước lễ kỷ niệm 70 năm giải phóng trại. (Joel Saget / AFP / Getty Images)

Tham gia chống lại 'kẻ thù' hoặc bị nhằm vào

Những người chưa tiêm chủng bị coi là vật tế thần, mặc dù không đến mức như những người Do Thái đã bị tiêu diệt thời Đức Quốc xã, Charles Eisenstein nói. Tuy nhiên, trong cơn cuồng loạn COVID này, nhiều người đã mất việc làm, bị cấm dùng mạng xã hội, và bị loại khỏi các sự kiện gia đình và xã hội.

Tại hoàn cảnh chính mình, thì Charles Eisenstein nói, cần phải có can đảm để đứng lên trước loại áp lực này và trước tư tưởng kiểm soát, đặc biệt là giữa cơn cuồng loạn của đại dịch. Charles Eisenstein cho biết mình đã bị tấn công vì "tạo ra những ý tưởng phản lại luồng tư tưởng chính về COVID-19".

Nỗi sợ hãi và sự thiếu tự tin khiến ông im lặng trong một thời gian ngắn, và trong thời gian đó "Tôi bắt đầu đặt câu hỏi về mọi thứ, và tôi không muốn nói ra một cách dứt khoát cho đến khi tôi có được sự rõ ràng và chặt chẽ trong bản thân".

Charles Eisenstein cho biết, ngoài việc muốn làm cho một nhóm quan chức chính phủ phải chịu trách nhiệm về các chính sách và các lệnh bắt buộc đầy tính hủy diệt mang danh COVID, thì "tôi thực sự muốn xem xét các động lực, các hệ tư tưởng, và các thói quen xã hội khiến cho [sự kiểm soát của chính phủ] có thể thực thi được".

Một phần kết luận của ông là, việc con người làm mất tính người lẫn nhau đã tạo ra tình cảnh hiện tại.

"Bất cứ khi nào bạn làm mất tính người ai đó, thì bạn không theo lẽ phải", ông nói. "Sự thật về mỗi con người là, họ là một linh hồn thiêng liêng, một đứa con của Thượng đế, dù bạn muốn nói điều ấy thế nào đi nữa; như một ý thức đầy đủ, thiêng liêng, nhìn từ những đôi mắt khác nhau. Đó là sự thật".

Chúng ta cần đưa ra một lựa chọn

"Chúng ta có một bản xem trước như là: sự giám sát, kiểm duyệt, phong tỏa, các lệnh bắt buộc. Đó là bản xem trước cho một tương lai nơi chúng ta tiếp tục ủng hộ câu chuyện về sự kiểm soát, về sự tiến bộ tương đương với sự kiểm soát. Chúng ta đã được cho thấy điều đó, để chúng ta có thể lựa chọn một cách rõ ràng và có chủ đích, một cách có ý thức".

Để thay đổi hướng đi của xã hội và thay đổi sự chia rẽ trong thế giới của chúng ta, mọi người cần áp dụng tính không phán xét và lòng trắc ẩn và ngừng cố gắng kiểm soát mọi thứ; thay vào đó, mọi người cần hiểu những người khác và đóng góp vào sự tốt đẹp hơn của thế giới.

"Chúng ta cần làm cho sự sáng tạo trở nên đẹp hơn, và cần trở thành tác nhân của sự sáng tạo và làm cho thế giới trở nên sống động hơn, điều này hoàn toàn trái ngược với những gì chúng ta đã làm. Nhưng chúng ta có tất cả các công nghệ và tất cả các kỹ năng để trở thành quà tặng cho hành tinh này chứ không phải là gánh nặng cho hành tinh", ông nói.

Để tạo ra tác động tích cực này trên thế giới, "chúng ta phải hiểu rằng, hạnh phúc của chúng ta không tách rời khỏi hạnh phúc của mọi thứ/mọi người khác".

Cao Dương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: 'Khuynh hướng tâm lý từ cổ xưa' bị lợi dụng trong đại dịch bởi 'những phần tử phát xít' và 'toàn trị'