Nguồn gốc của lì xì

Giúp NTDVN sửa lỗi

Việc phát lì xì trong dịp Tết là sự chia sẻ vui vẻ, khi phát lì xì chỉ mong nhận lại những nụ cười, lúc nhận được lì xì như nhận được sự vui sướng, cả hai đều nhận được sự hoan hỉ vui tươi.

“Lợi thị” (利是, 利市), cũng được đọc là “Lợi sự” (利事), người Quảng Đông đọc là 'lì xì', ý nghĩa là đại cát đại lợi, mang ý là vận may đến liên tục. Như vậy, những người đã kết hôn đều có thể phát lì xì từ ngày mùng 1 cho đến trước Tết Nguyên Tiêu. Ngoại trừ những đối tượng phát lì xì, những đối tượng như người chưa trưởng thành, người chưa lập gia đình, bạn bè năm sáu chục tuổi vẫn còn độc thân chưa từng kết hôn thì đều được nhận lì xì.

Việc phát lì xì trong dịp Tết là sự chia sẻ vui vẻ, khi phát lì xì chỉ mong nhận lại những nụ cười, lúc nhận được lì xì như nhận được sự vui sướng, cả hai đều nhận được sự hoan hỉ vui tươi.

Vào dịp năm mới, ngoài việc phát lì xì cho nhân viên phục vụ khi đi ăn ở nhà hàng ra, thì người già cũng lì xì cho trẻ nhỏ, lì xì cho bạn bè chưa kết hôn. Sau kỳ nghỉ Tết, các công ty phát lì xì khai trương công việc, trước là có ý mong cầu mọi sự thuận lợi, và bên trong mỗi bao lì xì khai trương công ty có kèm theo một thư ngỏ, trên đó có những câu động viên nhằm khích lệ nhân viên. Không quan trọng là mấy chục, mấy trăm nghìn đồng, mà là thể hiện một phần sự quan tâm, làm tăng lòng trung thành của nhân viên đối với công ty, cũng giúp cho công ty phát triển lâu dài.

Lì xì khai trương công ty không phân to hay nhỏ, mỗi nhân viên đều nhận giống nhau, không dành cho công trạng và mối quan hệ, cũng không được thay đổi ý nghĩa của lì xì khai trương. Người chủ công ty phát lì xì cho cấp dưới, cũng như cùng mọi người dùng bữa cơm tất niên và bữa cơm tân niên, có cảm giác như đang tạo dựng một đại gia đình, làm tăng lòng trung thành của nhân viên đối với công ty, khiến cho mối quan hệ giữa nhân viên và công ty càng gắn bó chặt chẽ. Lì xì khai trương năm mới tượng trưng cho điềm tốt cho nên không cần lì xì nhiều.

Người lớn thường bỏ tiền lẻ vào trong một bao giấy đỏ (gọi là lì xì) với lời chúc trẻ hay ăn chóng lớn.
Người lớn thường bỏ tiền lẻ vào trong một bao giấy đỏ (gọi là lì xì) với lời chúc trẻ hay ăn chóng lớn. (Wikimedia Commons)

Ngày nay, con cháu nhận được không ít lì xì mỗi khi đại gia đình họp mặt mỗi dịp lễ Tết đã trở thành điều đương nhiên. Nhưng làm sao dùng tiền cho đúng, thì lại là vấn đề khó khăn cho người lớn. Họ cho rằng, nếu xử sự không đúng, thay vì con cháu được vui chơi, thì lại tạo thành cho chúng một thói quen lãng phí tiền bạc, quên mất đi những vất vả của các bậc ông bà cha mẹ đã bỏ sức ra.

Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh đều cố tình vận dụng hết tâm trí, nhân cơ hội này mà giáo dục con trẻ cách quản lý tiền bạc. Có một số người đề xuất, số tiền mà con cháu thu nhận được sẽ phân chia để dùng cho cả năm, chẳng hạn cho phép trẻ con giữ lại để lập mục tiêu nào đó, lập ra những kế hoạch tiết kiệm, chia ra các phần đem ra giúp đỡ xã hội và chia sẻ cho những người nghèo khó.

>> Xem thêm: Bỏ tiền vào bao lì xì làm sao cho đúng?

Lì xì, Lợi thị hoặc lợi sự, có một điển tích về nguồn gốc của ba cách gọi này.

Lì xì tức Lợi thị, từ này được ghi nhận từ lâu trong “Dịch Kinh” với hàm ý vốn ít lời nhiều. Trong tác phẩm “Tục ngạn khảo” thời Nguyên có đề cập rằng, đến gặp chủ nhà xin lì xì là điềm tốt. Từ đó cho thấy lì xì tức là vận may.

Căn cứ vào “Dịch tạp chú” ghi ‘doanh thương lợi thị, doanh đạt lợi sự’ (trong kinh doanh mua bán tốt đẹp thì thuận lợi hanh thông) người làm ăn gọi là gọi là Lợi thị, có ý là làm bất cứ chuyện gì cũng tốt đẹp.

Một số người già còn gọi Lợi thị là ‘hồng chỉ’, tức là giấy đỏ. Hiện nay bao lì xì thường thấy thực ra chỉ có lịch sử vài thập niên. Thời nhà Thanh, chưa có bao lì xì, mỗi khi gặp nhau vào dịp lễ hội, người ta dùng một tấm giấy đỏ to cắt thành hình vuông nhỏ, sau đó lấy tiền cắc gói vào trong tờ giấy đỏ, dán lại thành lì xì, cho nên đến hiện nay vẫn còn rất nhiều người già dùng giấy đỏ làm hồng chỉ.

Bao lì xì đời đầu là từ thời Quang Tự cho tới sau khi kỹ thuật in ấn phổ biến thì mới bắt đầu xuất hiện. Bao lì xì vào thời đó dùng giấy đỏ ở trên có in mực dầu màu vàng. Nhân lúc mực in chưa khô thì rắc lên trên kim phấn (bột kim loại). Thoạt nhìn tựa như các chữ nhũ vàng in trên giấy đỏ. Ngoại trừ câu chữ về điềm lành, cũng có phối hợp các hình vẽ đơn giản.

Vào thời kỳ đầu năm 30, bao lì xì in bảy màu lần đầu được bán ra, mặt trên có in thuyền buồm, Phúc Lộc Thọ các loại, tranh cát tường. Bao lì xì có chữ mạ vàng vào những năm 60 mới xuất hiện. Bao lì xì “Bách giai tính” mạ vàng vào thời năm 70 được thịnh hành (bao lì xì có in chữ mạ vàng họ của gia tộc). Ngoài ra các công ty lớn vào năm 60, 70 cũng bắt đầu in bao lì xì tặng khách hàng, dùng quảng cáo tuyên truyền hiệu quả.

Vào dịp Tết Nguyên Đán, những đứa trẻ khi gặp trưởng bối cũng đều nói một vài câu chúc Tết, rồi trưởng bối cũng mừng tuổi cho trẻ lại một bao ‘lợi thị’ (lì xì), nhằm đáp lại lời cầu chúc phúc của chúng.

Thiện Tâm

Theo tác giả Lý Phương



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Nguồn gốc của lì xì