Bộ trưởng Tài chính thời Trump gọi kế hoạch áp giá trần với dầu mỏ của Nga là 'lố bịch'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin đã gọi kế hoạch của Nhóm G7 nhằm áp đặt giá trần đối với dầu của Nga là “lố bịch”.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Đông và Châu Phi của Viện Milken, thành viên nội các kỳ cựu của chính quyền cựu Tổng thống Trump đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Hadley Gamble của đài CNBC.

Ngoài việc từng là đối tác cũ của Goldman Sachs, ông Mnuchin hiện đang làm việc trong lĩnh vực đầu tư vốn cổ phần tư nhân.

Ông Mnuchin chỉ trích đề xuất giới hạn giá dầu Nga của G7 là “không những bất khả thi mà còn là ý tưởng lố bịch nhất mà tôi từng nghe".

Ông giải thích rằng, việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga và các quan chức nước này ở thời điểm hiện tại sẽ có tác động ít hơn nhiều so với thời điểm trước khi bùng nổ chiến tranh Nga - Ukraine.

“Các biện pháp trừng phạt sẽ có tác động lớn vào thời điểm đó. Tôi cho rằng, vấn đề bây giờ là có rất ít lựa chọn… có những nơi trên thế giới hiện đang mua dầu của Nga bất chấp lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ”, ông Mnuchin nói.

“Nhưng hãy nhìn xem, nếu giới hạn giá dầu, thị trường sẽ định giá. Vì vậy, nếu quý vị áp đặt các biện pháp trừng phạt với chi phí cao hơn thì quý vị chỉ khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn mà thôi, tôi cho là như vậy”, ông nói.

Nhóm 7 nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới (G7), bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Vương quốc Anh, đang cố gắng thiết lập một mức giá trần cố định đối với dầu của Nga từ ngày 5/12. Australia cũng sẽ tham gia vào việc áp giá trần với dầu Nga.

Trong khi đó, các quan chức Mỹ và châu Âu vẫn đang cố gắng quyết định mức giới hạn chính xác đối với giá dầu Nga, điều này vô hình trung đã trì hoãn việc triển khai kế hoạch.

Việc giới hạn giá dầu Nga sẽ hạn chế các dịch vụ vận chuyển liên quan đến dầu, bao gồm vận tải biển, bảo hiểm và tài chính cho người mua, trừ khi dầu được bán bằng hoặc dưới mức giới hạn.

Kế hoạch giới hạn giá dầu Nga được G7 đề xuất lần đầu tiên vào tháng 7 năm nay. Kế hoạch này nhằm gây thiệt hại về tài chính cho Nga, đồng thời bảo vệ các doanh nghiệp và các hộ gia đình phương Tây khỏi tác động của giá năng lượng tăng vọt.

G-7 vật lộn để đối phó với các hậu quả của chương trình năng lượng xanh
Lãnh đạo các quốc gia và các tổ chức quốc tế chụp hình vào ngày 27/06/2022 tại Lâu đài Elmau, miền nam nước Đức. Đức tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G7 lần thứ 48 từ ngày 26/06 đến ngày 28/06 tại Lâu đài Elmau, miền Nam nước Đức. (Ảnh: LUDOVIC MARIN / POOL / AFP qua Getty Images)

G7 tiếp tục tăng cường trừng phạt điện Kremlin

Hoa Kỳ và các đồng minh của mình cam kết sẽ áp đặt thêm nhiều biện pháp trừng phạt hơn nữa đối với Nga do cuộc chiến mà nước này gây ra tại Ukraine.

Các biện pháp trừng phạt bổ sung của Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 12 và sẽ chấm dứt việc vận chuyển dầu thô của Nga tới khối này bằng đường biển.

Các thành viên EU cùng với chính quyền Ukraine đang trở nên đoàn kết hơn bao giờ hết trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt năng lượng đối với Nga, bất chấp những khó khăn mà lệnh trừng phạt này sẽ gây ra cho các cư dân và doanh nghiệp châu Âu đang phải hứng chịu.

Dưới áp lực này, Điện Kremlin buộc phải tìm kiếm khách hàng mới ở châu Á. Nga đã đẩy mạnh xuất khẩu dầu mỏ sang các nước như Ấn Độ và Trung Quốc, trong bối cảnh Moscow mất cơ sở xuất khẩu chính ở châu Âu.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, kế hoạch áp giá trần khí đốt Nga sẽ không phát huy tác dụng nếu không có sự hợp tác từ các quốc gia châu Á, cả hai đều có quan hệ chặt chẽ với Moscow.

Nếu Ấn Độ và Trung Quốc đồng ý việc áp giá trần, các nhà hoạch định chính sách Mỹ dự đoán giá dầu toàn cầu sẽ giảm, đồng thời ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu dầu của Nga.

Hoa Kỳ nói rằng, họ đồng ý với việc Ấn Độ tiếp tục dầu từ Nga, miễn là nước này đồng ý tuân thủ các mức giá trần của G7, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết khi thăm các đối tác của bà ở New Delhi vào tuần trước.

Người Nga đã đe dọa sẽ có các biện pháp trả đũa đối với bất kỳ quốc gia nào áp đặt giá trần đối với xuất khẩu năng lượng của họ và sẽ chấm dứt các chuyến hàng dầu mỏ tới các quốc gia này.

Kết quả vòng đàm phán thứ ba giữa Nga và Ukraine
Phái đoàn Nga và Ukraine tham gia đàm phán ngày 7/3. (Ảnh: Getty Images)

Các cuộc đàm phán hòa bình vẫn đang bỏ ngỏ

Hiện tại khả năng hai gã khổng lồ châu Á đồng ý với mức giá trần được đề xuất là "rất mong manh", do các yếu tố chính trị và kinh tế kéo theo lệnh áp giá trần này.

Ông Mnuchin tuyên bố rằng, các cuộc đàm phán giữa Moscow và Kyiv đã "quá hạn từ lâu". Ông nhấn mạnh rằng, giải pháp tốt nhất để tránh làm leo thang cuộc khủng hoảng lúc này chính là một thỏa thuận ngừng bắn giữa hai bên tham chiến.

Ukraine đã nhiều lần bày tỏ rằng, họ sẽ chỉ tham gia các cuộc đàm phán sau khi "khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine", đồng thời yêu cầu phía Moscow phải bồi thường tài chính và bàn giao các binh sĩ và quan chức Nga bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh cho Kyiv.

Phía Nga đã thẳng thắn từ chối những lời đề nghị đó.

Phát ngôn viên của chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 18/11 cho biết, "có một điều chắc chắn: người Ukraine không muốn bất kỳ cuộc đàm phán nào", đài CNBC đưa tin.

Ông Biden rút thêm dầu từ kho dự trữ trước áp lực bầu cử giữa kỳ
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về năng lượng trong một sự kiện tại Phòng Roosevelt của Tòa Bạch Ốc ngày 19/10/2022 ở Washington, DC, Mỹ. Ông Biden đã nói về sự độc lập về năng lượng của Mỹ, các khoản đầu tư vào năng lượng xanh và tuyên bố giải phóng 15 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược của Mỹ. (Ảnh: Alex Wong / Getty Images)

Chính quyền ông Biden nên thúc đẩy tự cung cấp năng lượng

Ông Mnuchin cũng chỉ trích Tổng thống Joe Biden vì đã “tập trung quá mức vào vấn đề nóng lên toàn cầu”.

Ông Mnuchin nói rằng, mặc dù ông Biden “không giảm thiểu” được tình trạng biến đổi khí hậu, nhưng Tổng thống Mỹ tuyên bố rằng, Nhà Trắng không nên “ngăn cản đầu tư vào nền kinh tế carbon”.

Theo ông Mnuchin, Mỹ cần phải xây dựng đường ống dẫn khí đốt và các cơ sở hạ tầng liên quan, cũng như cần tăng cường hoạt động khoan dầu. Ông cũng nhận định rằng, nguồn cung cấp năng lượng trong nước rẻ và an toàn lúc này là điều vô cùng quan trọng đối với lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Ông Mnuchin kêu gọi Mỹ nên quay trở lại thời kỳ tự cung tự cấp năng lượng trong những năm dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, đồng thời chỉ trích ông Biden vì thói "đạo đức giả" khi phàn nàn rằng, các quốc gia xuất khẩu khí đốt không đủ nguồn cung dầu.

“Chúng ta không thể quay lại và nói với OPEC+ rằng, ‘Tại sao quý vị không sản xuất thêm dầu?’, trong khi chúng ta không tự làm điều đó”, cựu Thư ký ngân khố cho biết.

“Mỹ có rất nhiều dầu đá phiến, vì thế cho nên việc sản xuất năng lượng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí”, ông nói và lưu ý thêm rằng, ngành năng lượng của Hoa Kỳ đang bị “đói vốn”.

Ông Mnuchin cho biết, khi còn là Bộ trưởng Tài chính, ông muốn huy động thêm nguồn vốn để bổ sung cho Kho dự trữ xăng dầu quốc gia, thời điểm mà giá dầu vẫn còn thấp trong những tháng đầu tiên của đại dịch.

Trữ lượng dầu này kể từ đó đã cạn kiệt nghiêm trọng do chính quyền ông Biden quyết định khai thác triệt để nhằm giảm giá khí đốt của Hoa Kỳ.

Thanh Hải

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Bộ trưởng Tài chính thời Trump gọi kế hoạch áp giá trần với dầu mỏ của Nga là 'lố bịch'