Cảnh báo tác hại của việc cha mẹ cho con chơi điện thoại quá nhiều

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội Facebook lan truyền video em bé khoảng 2 tuổi nằm nhắm mắt, tay bấm “lướt điện thoại” mà nhiều người giật mình nhìn lại cách chăm con của mình, cũng không ít người thấy xót xa khi nhìn cháu bé như vậy.

Các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng… hiện nay được các bậc cha mẹ sử dụng trong việc nuôi con. Với những gia đình có điều kiện, ngay từ khi còn sớm cha mẹ đã cho mỗi đứa một cái điện thoại thông minh riêng.

Người lớn thường dùng điện thoại để dỗ trẻ ăn, giữ trẻ ngồi yên để họ làm việc khác. Cũng có người cho rằng cho trẻ chơi điện thoại là giúp con sớm làm quen với công nghệ thông tin… Việc lạm dụng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ mà bạn không ngờ đến.

Hiện nay trên face book đang lan truyền video "Cảnh báo cha mẹ cho con chơi điện thoại quá nhiều", đã nhận được sự chú ý, tương tác, chia sẻ của rất nhiều người.

Trong video là một em bé trai khoảng 2 tuổi đang nằm "vuốt điện thoại" tay không, nhắm mắt và khóc đòi điện thoại.

Nhiều người không khỏi giật mình, bởi rõ ràng tay không mà bé vuốt như có điện thoại thật. Có lẽ bé đã được cầm và chơi điện thoại ở tư thế tay này từ rất rất lâu rồi, khi không có mới nhắm mắt, vuốt được điện thoại như thật thế kia.

Hàng trăm, nghìn lượt chia sẻ, bình luận tag tên nhau vào để cảnh báo nhau, nhìn lại cách chăm con của mình có phải đang khiến con trở thành nô lệ của điện thoại không.

Tác hại của điện thoại đối với sự phát triển của trẻ

Suy nghĩ trẻ làm quen với thiết bị công nghệ từ sớm bậc cha mẹ cần suy xét lại. Việc cho trẻ tiếp xúc sớm với điện thoại, ipad... sẽ khiến trẻ hình thành thói quen ngồi một chỗ để “dán mắt” vào chúng nhiều hơn.

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, theo các chuyên gia thì việc trẻ dành quá nhiều thời gian dùng điện thoại, khiến trẻ không quan tâm đến những điều xung quanh. Trẻ thường thích tách biệt, ở một mình và không giao tiếp với người khác. Điều này về lâu dài có thể dẫn đến chứng tự kỷ, rối loạn lo âu, thiếu tập trung, rối loạn tâm thần và khiến hành vi trẻ có vấn đề.

Đối với trẻ đi học dùng điện thoại và mạng xã hội sớm, xảy ra tình trạng dọa nạt, bêu xấu, hạ thấp nhau trên mạng, trẻ tiếp xúc với video, thông tin chứa nội dung khiêu dâm quá sớm; nghiện game, trẻ tự ti vì thua kém người khác, sống ảo đua đòi, dễ có suy nghĩ lệch lạc, trầm cảm, giảm chất lượng giấc ngủ… ảnh hưởng đến sức khỏe giảm khả năng học tập. Về lâu dài những vấn đề này có thể dẫn đến tổn thương tinh thần của trẻ, dễ mắc các bệnh về tâm lý, tâm thần, hoặc các vấn đề về mắt như khô mắt, nhức mắt, cận thị, suy giảm thị lực...

Những lời khuyên trước khi cân nhắc cho trẻ dùng điện thoại

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), cha mẹ chỉ nên cho con làm quen với thiết bị công nghệ khi trẻ đến tuổi đi học mẫu giáo và không nên sớm hơn. Phụ huynh, ông bà, bảo mẫu không nên lạm dụng điện thoại, máy tính bảng, kể cả tivi để dỗ trẻ trong mỗi bữa ăn. Điều này vừa không tốt cho sức khỏe vừa hình thành thói quen xấu cho trẻ nhỏ.

Hạn chế thời gian cho trẻ nhỏ xem điện thoại, ti vi… bằng cách đảm bảo trẻ dưới 6 tuổi xem không quá một giờ mỗi ngày. Nên cho trẻ tham gia nhiều các hoạt động, trò chơi thực, giao lưu tiếp xúc với mọi người, nhóm bạn tránh để quá nhiều thời gian tập trung vào điện thoại, tivi.

Đối với trẻ nhỏ, khi cho con sử dụng điện thoại cha mẹ nên ở bên cạnh để kiểm soát thời gian, nội dung xem. Chỉ cho con xem một thời gian nhất định, nội dung lành mạnh, không nên đưa điện thoại cho con rồi đi làm việc khác.

Đối với trẻ đi học, đã nhận thức được vấn đề, nên trao đổi cởi mở, thẳng thắn với con về tác hại của điện thoại, hướng dẫn con cách lướt web, chơi mạng xã hội an toàn thay vì cấm đoán. Ba mẹ cũng nên lắng nghe nhu cầu, thắc mắc của trẻ để giúp đỡ con cũng như định hướng cho con đúng đắn điều gì nên và không nên làm khi dùng điện thoại. Điều này sẽ góp phần giúp trẻ tránh được suy nghĩ, hành vi lệch lạc.

Điều quan trọng là chính ba mẹ cần làm gương, thân giáo cho trẻ về việc dùng điện thoại có giờ giấc, hợp lý và có kiểm soát. Không nên miệng nói cấm trẻ mà tay, mắt vẫn không rời điện thoại. Như vậy, việc giáo dục làm gương không hiệu quả.

Hiện nay trên các mạng xã hội lan tràn rất nhiều nội dung xấu, độc hại đối với cả người lớn lẫn trẻ em, nhất là trẻ em chưa đủ trí tuệ nhận biết tốt xấu, lại hay tò mò, nên nguy hại khôn lường. Rất may gần đây có nền tảng Gan Jing World, giành cho cả gia đình, rất phù hợp với trẻ em.

https://www.ganjing.com/vi-VN/kids

Theo trang web chính thức của "Gan Jing World": “Gan Jing có nghĩa là (nội dung) trong sạch và đứng đắn. Nhiệm vụ của chúng tôi là tạo ra cộng đồng giải trí lớn nhất thế giới, cung cấp nội dung thú vị, ý nghĩa và thân thiện với gia đình. Chúng tôi hy vọng xây dựng nền tảng không có các nội dung như bạo lực, khiêu dâm, tội phạm và có hại, để trẻ em và người lớn có thể yên tâm xem."

Tố Như
(Tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Cảnh báo tác hại của việc cha mẹ cho con chơi điện thoại quá nhiều