Bình luận: Bốn lý do chính dẫn đến thất bại tình báo của Israel

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thuyết âm mưu lan tràn, tình báo Israel thất bại ở đâu? Chiến tranh trên bộ sắp xảy ra, Israel đã cảnh báo hàng triệu cư dân Gaza phải sơ tán trong vòng 24 giờ; các nước dân chủ vốn có nhiều thiếu sót, và sự chia rẽ xã hội bị kẻ thù lợi dụng; cuộc chiến tranh Israel-Palestine và chiến tranh Nga-Ukraine là cảnh báo gì cho Đài Loan?

Đã hơn một tuần kể từ khi Hamas bất ngờ tấn công Israel, tuy chiến tranh vẫn đang tiếp diễn nhưng toàn bộ sự việc đã để lại nhiều câu hỏi, trong đó có lý do tại sao cơ quan tình báo Mossad của Israel lại không hề hay biết về cuộc tấn công quy mô lớn này? Tại sao hệ thống đánh chặn phòng không Iron Dome của Israel không hoạt động? Và ai đứng đằng sau, thao túng hành động của Hamas? Liệu tình hình ở Trung Đông có gây ra phản ứng dây chuyền địa chính trị hay thậm chí gây ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn?

Lịch sử đổi đất lấy hòa bình không thành, Israel thề tiêu diệt Hamas

Nhà sản xuất truyền hình độc lập Lý Quân cho biết trong chương trình "Diễn đàn Tinh anh" của NTDTV, rằng Palestine thực ra không phải là tên của một quốc gia. Nó thực chất là một khu vực. Khi người Anh cai trị khu vực này sau Thế chiến thứ nhất, người Anh gọi nó là "Palestine". Có người Do Thái và người Ả Rập ở Palestine. Sau Thế chiến thứ hai, Anh đệ trình lên Liên hợp quốc đề xuất thành lập hai nhà nước ở Palestine, một nhà nước Do Thái và một nhà nước Ả Rập. Sau đó, Liên Hợp Quốc thông qua đề xuất này, đó là Nghị quyết 181. Sau đó người Do Thái chấp nhận đề xuất này và thành lập Nhà nước Israel vào năm 1948, tuy nhiên, các nước Ả Rập không chịu và sau đó phát động Chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất. Khi đó, Syria, Iraq, Lebanon, Ai Cập và Jordan giao tranh với Israel, cuối cùng Israel đã giành được thắng lợi trọn vẹn. Sau chiến thắng của Israel, một lượng lớn người Palestine (Ả Rập) đã chạy sang vùng đất ngày nay là Gaza, nơi đó lúc bấy giờ do người Ai Cập cai trị nên trở thành nơi tụ tập của nhiều người Palestine.

Sau đó vào năm 1967, Israel lại có một cuộc chiến tranh khác với Ai Cập và Israel đã chiếm đóng nơi này. Cho đến năm 2005, khi Thủ tướng Israel Rabin đề nghị đổi đất để đổi lấy hòa bình. Bởi vì người Ả Rập và Israel đang giao tranh ác liệt ở Dải Gaza và không có cách nào giải quyết được vấn đề, sau đó ông Rabin đề xuất đổi đất lấy hòa bình nên Israel đã rút lui hoàn toàn khỏi khu vực Gaza vào thời điểm đó, ông hy vọng có thể thông qua cách này để đạt được hòa bình. Sau khi Israel rút khỏi Gaza, Hamas nổi lên, Hamas đã đánh đuổi cơ quan cầm quyền ban đầu của người Palestine, tổ chức Fatah, ra khỏi Gaza. Như vậy trong tình hình đó, Gaza đã bị Hamas kiểm soát cho đến ngày nay.

Nói cách khác, Israel bây giờ cảm thấy mình bị oan, nghĩa là hy vọng đổi đất lấy hòa bình, nhưng cuối cùng hòa bình cũng không có, hơn nữa hơn một nghìn người Israel đã thiệt mạng, điều này đối với Israel không thể dung thứ được. Vì vậy trong trường hợp này, Israel phải đánh trả hoặc loại bỏ Hamas.

Bốn yếu tố dẫn tới thất bại của tình báo Israel

Bà Quách Quân, Tổng biên tập The Epoch Times, cho biết trong "Diễn đàn Tinh anh" rằng nếu phân tích các vấn đề của cơ quan tình báo Israel từ góc độ kỹ thuật, thực tế, một bài báo gần đây trên "New York Times" là cụ thể hơn, nó tóm tắt sự thất bại của tình báo Israel ở bốn khía cạnh.

Một là, Israel đã không giám sát các kênh liên lạc quan trọng được những kẻ tấn công Palestine sử dụng. Điều đó có nghĩa là, Hamas có thể đã sử dụng những phương thức liên lạc rất thô sơ, chẳng hạn như không sử dụng điện thoại di động, dùng thư viết tay hoặc giao tiếp bằng miệng, không sử dụng máy tính, điện thoại di động hoặc tín hiệu không dây. Điều này có thể tránh sự giám sát thành công. Rõ ràng chỉ cần bạn sử dụng tín hiệu điện thoại thì về cơ bản nó sẽ bị theo dõi rất nhanh.

Thứ hai, sự phụ thuộc quá mức vào thiết bị giám sát biên giới. Việc giám sát của Israel ở Dải Gaza là lắp đặt một số thiết bị giám sát trên tường biên giới và lưới sắt, tuy nhiên, những thiết bị này có thể dễ dàng bị kẻ tấn công tắt đi, chẳng hạn như nếu hắn cắt nguồn điện hoặc trực tiếp phá hủy nó, thì những thiết bị này sẽ không hoạt động.

Thứ ba, tập trung chỉ huy ở căn cứ biên giới. Căn cứ là mục tiêu bị tấn công đầu tiên và bị chọc thủng ngay từ đầu cuộc xâm lược, khiến trung tâm liên lạc và chỉ huy bị phá hủy, cản trở một số liên lạc với các lực lượng vũ trang khác.

Thứ tư, cơ quan tình báo Israel lần này rõ ràng đã rơi vào bẫy, Israel từ lâu đã theo dõi điện thoại liên lạc của một số nhân vật lớn trong Hamas, gần đây các lãnh đạo Hamas đã cố tình nói không xung đột với Israel và yêu cầu làm những việc nhỏ nhặt, dường như khiến Israel cảm thấy Hamas không hề chuẩn bị cho chiến tranh. Đây thực sự là một chiến lược lừa dối. Bởi họ đều biết và hiểu rằng những cuộc gọi như vậy đều bị Israel theo dõi.

Bà Quách Quân nói: Tôi thấy nhiều phương tiện truyền thông hiện nay nghi ngờ về một số thuyết âm mưu do cơ quan tình báo Israel đưa ra, chẳng hạn như các quan chức cấp cao của Israel đã cố tình không cảnh báo trước để cho Hamas gây hại ở Israel, lấy cớ để phát động chiến tranh, cuối cùng xóa sổ Hamas. Ở giai đoạn này không có bằng chứng nào cho thuyết âm mưu này, và thành thật mà nói, tôi thực sự không tin rằng Thủ tướng Israel sẽ thực sự làm điều này, đây là một kiểu tự sát chính trị, không thể che đậy được, sớm muộn gì cũng sẽ bị vạch trần, nên không dễ để đưa ra kết luận như vậy nếu không có bất kỳ bằng chứng nào. Nhưng chính trị ở Israel quả thực có tác động lớn đến công tác tình báo, bởi những cải cách tư pháp của chính quyền Netanyahu đã gây chia rẽ lớn trong nội bộ Israel. Sự phản đối của công chúng đối với sự thúc đẩy cưỡng bức của chính quyền đối với những cải cách như vậy là rất lớn. Cách đây vài tháng đã xảy ra một cuộc kháng nghị của các tướng lĩnh, hàng trăm tướng lĩnh đã nghỉ hưu, bao gồm cả các chỉ huy cấp cao của Cơ quan Tình báo đã nghỉ hưu, đã ký biểu tình phản đối cải cách tư pháp, sự tê liệt xã hội này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tình báo Israel.

Dù thế nào đi nữa, cơ quan tình báo Israel lần này quả thực đã thất bại, Hamas chỉ là tổ chức ở Dải Gaza, lực hạn chế và chỉ có thể thực hiện các cuộc đột kích quy mô nhỏ, thiệt hại gây ra cũng hạn chế. Nếu chúng ta muốn thay đổi cục diện thì có thể tạo ra những biến đổi căn bản, ví dụ, nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dùng vũ lực tấn công Đài Loan, nếu Đài Loan sơ suất thì sẽ không đơn giản như cái chết của hàng nghìn người. Vì vậy, trong chính trị, các phe phái thù địch sẽ dùng những thủ đoạn để chia rẽ, làm tê liệt xã hội của nhau, khơi dậy những xung đột xã hội, đây cũng là một phương thức đối đầu chủ yếu.

Ông Trần Lượng Trí, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia Đài Loan, cho biết trong “Diễn đàn Tinh anh” rằng cuộc xung đột ở Trung Đông tuần này đã liên tục dạy cho Đài Loan nhiều bài học về sự phân hóa hay phân cực xã hội (polalization thường được nhắc đến trong tiếng Anh) Nó phổ biến ở các nước dân chủ, và Đài Loan chắc chắn là một trong số đó. Từ khi thực hiện dân chủ hóa, Đài Loan dần dần tiến tới chủ nghĩa đa nguyên dân chủ, Đài Loan trước đây được chia thành xanh lam và xanh lá cây, nhưng bây giờ có xanh lam, xanh lá cây và trắng, rồi có người cho rằng mình là người Trung Quốc, cũng có người cho rằng là người Đài Loan, và một số có bản chất độc đáo riêng. Hiện tượng này thường thấy ở các xã hội dân chủ. Đối với các quốc gia độc tài, chừng nào quốc gia dân chủ của bạn còn yếu, thì điểm yếu này không nhất thiết yếu về quân sự hoặc yếu về liên minh, mà khi quốc gia ấy đang trải qua tình trạng rối loạn và yếu kém trong nội bộ, kỳ thực đối với quốc gia độc tài thì chính là cơ hội của nó.

Nói về vai trò của ĐCSTQ trong cuộc xung đột hiện nay ở Trung Đông. Đánh giá từ thông tin công khai, không có thông tin nào cho thấy ĐCSTQ đang xúi giục hoặc xúi giục hỗ trợ đằng sau. Nhưng vì Iran có mối quan hệ rất chặt chẽ với ĐCSTQ, điều này cho phép chúng ta đưa ra giả định hợp lý rằng chắc chắn có mối liên hệ nào đó. Một vai trò mà ĐCSTQ có thể thực hiện ở đây là làm cho Hoa Kỳ kiệt sức và phân tán sự tập trung lực lượng của Mỹ, vì vậy trên Bán đảo Triều Tiên, ở Biển Hoa Đông, ở Eo biển Đài Loan và ở Biển Đông, có lẽ Bắc Kinh sẽ đánh giá xem họ có cơ hội ở những khu vực này để tạo ra những cơ hội chiến lược cho mình hay không.

Chiến tranh Israel-Palestine ngày càng mở rộng và quân đội Mỹ ra sức răn đe Iran

Ông Trần Lượng Trí cho biết: Việc mở rộng toàn bộ cuộc xung đột giữa Israel và Palestine phụ thuộc vào việc Israel tiến hành một cuộc phản công quy mô lớn như thế nào nhằm vào Dải Gaza. Cuộc phản công này có thể khiến Hamas thực hiện một số điều chỉnh chiến thuật. Những điều chỉnh này có thể không là một cuộc chiến tranh toàn diện nhưng có thể tiếp tục sử dụng các hoạt động khủng bố để gây thương vong cho Israel hoặc khiến Israel kiệt sức. Ngoài ra, xét từ tình hình hiện nay ở Trung Đông, Iran có thể là kẻ xúi giục hoặc ủng hộ chính cho Hamas, vì vậy chúng ta có thể phải chú ý đáng kể đến thái độ của Iran.

Mặt khác, thái độ của Hoa Kỳ quả thực rất quan trọng, Hoa Kỳ rất kiên quyết ủng hộ Israel, nhưng tôi không nghĩ Hoa Kỳ sẽ đích thân gửi quân, hiện tại siêu tàu sân bay Ford của Mỹ đã được triển khai ở khu vực Địa Trung Hải, ở Bờ Tây Israel, trong tương lai sẽ điều động thêm nhóm tác chiến tàu sân bay khác. Rõ ràng đây là sự ổn định bá chủ trong quan hệ quốc tế. Sự hiện diện của Hoa Kỳ là một lực lượng ổn định trong khu vực này.rõ ràng là sự ổn định bá chủ trong quan hệ quốc tế, có nghĩa sự hiện diện của Hoa Kỳ ở đây là một lực lượng tạo nên sự ổn định trong khu vực này.

Israel hiện đang áp đặt lệnh phong tỏa Dải Gaza và thậm chí còn tuyên bố sẽ khiến tổ chức chiến binh Hamas biến mất khỏi thế giới. Nếu đúng như vậy, một số lượng lớn các hoạt động trên bộ sẽ là cần thiết, điều này chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ của cuộc chiến ngày càng mở rộng. Gần đây, Lebanon và Syria cũng bắt đầu xung đột với Israel, từ góc độ này, cuộc chiến dường như đang đi theo hướng mở rộng.

Chương trình truyền hình mới "Diễn đàn Tinh anh" do NTDTV và The Epoch Times tổ chức là một diễn đàn truyền hình cao cấp của người Hoa toàn cầu, chương trình sẽ quy tụ giới tinh hoa từ mọi tầng lớp trên thế giới để tập trung vào các chủ đề nóng hổi, ​​phân tích các vấn đề xu hướng chung của thế giới, đồng thời cung cấp cho người xem một cái nhìn sâu sắc về những vấn đề xã hội, lịch sử có liên quan.

Theo Diễn đàn Tinh anh NTDTV
Lý Ngọc biên dịch

Thế giới Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Bình luận: Bốn lý do chính dẫn đến thất bại tình báo của Israel