Nhật Bình - Áo Tấc: Cơn sốt cổ phục Việt Nam ‘sang chảnh' của giới trẻ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong khoảng 60 năm vừa qua, áo Nhật Bình hầu như đã mất dầu tích trong đời sống người Việt. Loại áo cổ phục này hầu như không được phổ biến như áo dài.

Phong trào cổ phục Việt Nam

Gần đây, phong trào chụp ảnh cổ trang ngày một phổ biến. Bên cạnh việc ướm mình trong những bộ trang phục lộng lẫy của Trung Hoa cổ đại, thì cũng có những bạn trẻ háo hức với cổ phục Việt Nam, tìm lại những nét văn hoá truyền thống Việt dần mai một.

Thời đại hội nhập, phong cách thời trang của giới trẻ dần “sính ngoại", việc chọn lựa cho mình chiếc áo dài đậm chất Á Đông đã không còn là ưu tiên của nhiều quý cô. Nhưng người con gái Việt luôn toát ra vẻ dịu dàng, ngọt ngào nhất mỗi khi khoác lên mình tà áo dài thướt tha.

Bên cạnh áo dài trắng tinh khôi hay áo dài màu tím đã tạo nên "thương hiệu" của mảnh đất Cố Đô thì thời gian gần đây khá nhiều bạn trẻ lựa chọn Nhật Bình - Áo Tấc đầy sang trọng để chụp những bộ ảnh với bối cảnh kinh thành Huế ngày xưa khá độc đáo.

Nét đẹp quý phái cổ phục Việt Nam

Gần đây có một cặp vợ chồng ở Cao Bằng tổ chức đám cưới đã lựa chọn trang phục cổ xưa này.

Ý tưởng này được cô dâu Nguyễn Thùy Anh (sinh năm 1993, Cao Bằng) ấp ủ từ lâu. Thùy Anh cho biết: "Mình rất yêu thích vẻ đẹp của thời xưa, đặc biệt là cổ phục triều Nguyễn. Nhật Bình, áo tấc vẫn chưa được phổ biến rộng rãi đến các bạn trẻ hiện nay. Vì thế, mình cùng một người bạn thân lên kế hoạch về trang phục này cho đám cưới".

Trước đó, gia đình đều phản đối chuyện cô dâu chọn bộ Nhật Bình và chú rể mặc áo tấc. Chỉ có mẹ cô dâu đồng tình.

"Mọi người khuyên hai đứa chọn áo dài truyền thống hoặc áo cưới tây cho ngày ăn hỏi và ngày cưới. Mọi người chê cổ phục già, bày vẽ tốn tiền, khuyến khích chúng mình thuê váy cưới, áo dài cho nhanh và đẹp. Nhưng mình vẫn giữ nguyên quyết định. Hôm cưới, mọi người thấy hai đứa khoác lên mình trang phục Nhật Bình và áo tấc thì đều khen ngợi. Chúng mình rất vui và mãn nguyện vì đã giúp mọi người biết đây là cổ phục Việt", cô dâu kể.

Theo "Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ" thì áo Nhật Bình được quy định là thường phục cho Hậu Phi, Công chúa.

Áo Nhật Bình là gì?

Áo Nhật Bình là một loại trang phục truyền thống của Việt Nam, từng được mặc bởi hoàng hậu, công chúa, và các phi tần.

Áo Nhật Bình có nguyên mẫu là dạng áo Phi Phong thời Minh, là loại áo xẻ cổ, có dạng đối khâm, cổ áo to bản tạo thành hình chữ nhật ở trước ngực, dưới ức có dải vải buộc hai vạt áo. Thường phục Nhật Bình được đặt định vào năm 1807 thời vua Gia Long và được duy trì cho đến cuối thời Nguyễn.

Do hoa văn ở cổ áo khi ghép lại tạo thành một hình chữ nhật ngay trước ngực người mặc, nên áo này gọi là áo Nhật Bình. Khắp thân áo trang trí theo thể thức hoa văn chính là dạng hình tròn khép kín, rải rác khắp áo đan xen với các hình phượng múa, hoa lá đính thêm các hạt tuyến lấp lánh. Ở tay áo đặc biệt có dải màu ngũ hành; lục, vàng, xanh, trắng, đỏ. Tuy nhiên quy chế dãy màu này lại không áp dụng trên loại áo Nhật Bình của bậc Hậu.

Vào thời Gia Long và Minh Mạng, quy chế còn đủ đầy, áo Nhật Bình thường phối với một bộ Xiêm y màu tuyết bạch, đội mũ Phượng tùy thứ bậc. Tuy nhiên về sau, nhất là từ thời Đồng Khánh trở đi, trang phục này thường phối với quần ống trắng và vấn khăn vành to bản, cho thấy quy chế thời kỳ cuối nhìn chung ở cung đình đã tối giản hơn hẳn.

Sau khi thời Nguyễn kết thúc, bộ áo này trở thành bộ áo trang trọng của giới quý tộc được mặc vào một số dịp lễ và nhất là ngày cưới.

Đặc điểm của áo Nhật Bình

  • Đặc trưng hoa văn: Trên áo Nhật Bình thường có hoa văn hình tròn khép kín, với hình ảnh phượng ổ, loan ổ và các hoa văn phụ phong phú hơn. Thông thường, những hình ảnh mang ý nghĩa tốt lành như chữ Phúc, chữ Thọ, hoa lá, bát bửu, hoặc thủy ba (sóng nước) được sử dụng.
  • Phụ kiện đi kèm: Áo Nhật Bình thường được mặc kèm với các phụ kiện như cúc áo nạm vàng hoặc làm từ ngọc, đá quý. Phần dưới cổ tay của áo cũng được trang trí thêm 2 dải dây dài thả lỏng gọi là dải thùy lưu. Trong quá khứ, phụ kiện đi kèm áo Nhật Bình cũng đã thay đổi theo thời gian.

Các mẫu áo Nhật Bình từng tồn tại

  • Áo Nhật Bình thời vua Đồng Khánh: Càng về sau, áo Nhật Bình càng có nhiều thay đổi, chủ yếu hướng tới sự tối giản. Áo Nhật Bình thời vua Đồng Khánh được tĩnh lược đi rất nhiều chi tiết và phụ kiện. Áo Nhật Bình lúc này thường được mặc với quần ống có màu tuyết bạch và đầu vấn khăn to bản.
  • Áo Nhật Bình của Hoàng Hậu: Áo Nhật Bình của cấp Hậu được làm bằng chất liệu sa sợi vàng quý giá, thêu hoa văn hình rồngÁo Nhật Bình là một loại trang phục cổ truyền của Việt Nam. Đây là một dạng áo đối khâm khoác bên ngoài áo dài tay chẽn hoặc áo tấc, được cài khuy chính giữa. Áo Nhật Bình có phần hoa văn ở cổ áo có dạng hình chữ nhật cùng 2 viền bên ngoài, và phần tay áo thường được thêu hoa văn dải ngũ sắc tượng trưng.

Áo Tấc là gì?

Bên cạnh Nhật Bình, Áo Tấc cũng là một loại cổ phục Việt Nam đứng năm thân, tay thụng, cả phái nam và nữ đều mặc được. Vào thời Nguyễn, hầu hết các tầng lớp từ dân cho đến quốc chủ đều có thể lựa chọn Áo Tấc để mặc vào các dịp trang trọng.

Áo tấc là một trang phục truyền thống của Việt Nam thời phong kiến. Nó còn được gọi là áo ngũ thân tay thụng, áo lễ, áo thụng, hoặc áo rộng. Áo tấc được mặc cùng với quần dài và che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối. Đây là một loại áo trang trọng dành cho cả nam và nữ, với cổ đứng cài cúc bên phải và tà áo chắp từ năm mảnh vải. Áo tấc có tương tự như áo ngũ thân tay chẽn, nhưng tay dài và thụng. Tên "áo tấc" xuất phát từ phần viền áo rộng đúng 1 tấc (10 cm).

Trước khi áo tấc trở nên phổ biến, người Việt thời xưa thường mặc áo giao lĩnh và áo viên lĩnh. Áo giao lĩnh có hai cổ áo giao nhau và mặc phủ ngoài yếm lót, váy, thắt lưng buông thả. Áo viên lĩnh tương tự như áo giao lĩnh, nhưng có cổ tròn thay vì cổ giao nhau. Áo tấc được đặt tên theo phần viền áo rộng đúng một tấc (10 cm). Áo tấc thường được mặc trong các dịp lễ trọng đại và thường được kết hợp với mũ tú tài hoặc khăn đóng.

Áo tấc xưa thường được may từ các loại vải như tơ tằm, sa, gấm, đoạn. Mùa hè, người ta thường dùng sa/the để làm áo tấc, trong khi mùa đông thì dùng gấm và đoạn.

Gần đây, áo tấc đã trở lại và xuất hiện trong nhiều nghi thức, lễ hội truyền thống và diễn đàn của các nhóm yêu mến cổ phục dân tộc. Áo tấc không chỉ là một trang phục truyền thống mà còn là biểu tượng của sự chấn hưng quốc phục ở Việt Nam.

Người ta thường mặc áo tấc trong những dịp nào?

Người ta thường mặc áo tấc trong những dịp truyền thống, lễ hội và nghi lễ quan trọng. Dưới đây là một số dịp mà người ta thường mặc áo tấc:

  1. Lễ hội truyền thống: Áo tấc thường được mặc trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam như Lễ hội Huế, Lễ hội Đại Nam, Lễ hội Tết Nguyên đán, Lễ hội Trùng quân, Lễ hội Đền Hùng, và nhiều lễ hội khác.
  2. Lễ cưới: Trong các lễ cưới truyền thống, áo tấc thường được mặc bởi cô dâu, chú rể và các thành viên trong gia đình. Đây là trang phục trang trọng và mang ý nghĩa tôn vinh truyền thống văn hóa.
  3. Lễ tang: Trong các nghi lễ tang truyền thống, người ta thường mặc áo tấc để thể hiện sự trang trọng và tôn kính đối với người đã khuất.
  4. Lễ tế: Áo tấc cũng thường được mặc trong các lễ tế như lễ tế Nam Giao, lễ tế Tây Lương, lễ tế Đại Lễ, lễ tế Đại hội, và nhiều lễ tế khác.
  5. Các dịp quan trọng khác: Áo tấc cũng có thể được mặc trong các dịp quan trọng khác như lễ khai trương, lễ kỷ niệm, lễ tốt nghiệp, và các sự kiện văn hóa, lịch sử.

Làm sống lại nét đẹp văn hoá tại Kinh Thành Huế

Kinh thành Huế từ lâu được biết đến với nhiều lễ hội mang đậm dấu ấn về bản sắc văn hóa. Vì vậy, đây là địa điểm lý tưởng để tạo nên một bộ ảnh “để đời" với cổ phục Việt Nam. Chàng sinh viên y khoa Trương Ngọc Hải và người mẫu ảnh Đỗ Nguyễn Ngọc Anh cũng thực hiện ngay một bộ ảnh với Nhật Bình - Áo Tấc cổ phục Việt Nam tại bối cảnh kinh thành Huế nơi cậu đang sinh sống học tập khiến không ít người xem phải xuýt xoa, khen ngợi. Đây cũng là một cách để giới trẻ thể hiện sự trân trọng các giá trị văn hoá của nước nhà. Một việc làm nhỏ nhưng có thể góp phần truyền thừa các giá trị truyền thống cao quý cho các thế hệ sau này.

Ảnh chụp cổ phục Việt của người mẫu ảnh Đỗ Nguyễn Ngọc Anh
Người mẫu ảnh: Đỗ Nguyễn Ngọc Anh. Ảnh: Trương Ngọc Hải.

Sau đó, nhiều trang facebook đã lập ra về cổ phục Việt - là nơi giao lưu trao đổi các kiến thức cần thiết cho những ai muốn tham gia cuộc thi khôi phục lại nét đẹp xưa. Hiện tại, đội ngũ bạn trẻ của tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc thi “Huế ơi" nhằm chia sẻ rộng rãi đến với bạn bè trong và ngoài nước những thông tin đời sống, nhịp sống và phong cách sống chuẩn xứ Huế.

Nếu bạn muốn được một lần khoác lên mình trang phục độc đáo này, tại sao không thử?

*Ảnh đại diện: Cổ trang Đại Việt Quán.

Mộc Lam và Dương Minh



BÀI CHỌN LỌC

Nhật Bình - Áo Tấc: Cơn sốt cổ phục Việt Nam ‘sang chảnh' của giới trẻ