Giáo sư Trương Côn Luân: Ánh bình minh của nghệ thuật (5)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những tác phẩm nghệ thuật hay là món ăn tinh thần quý giá của khán giả, là phương tiện truyền tải chân lý tốt nhất, là chìa khóa quý báu mở ra chiếc khóa trong tâm, và là người dẫn dắt hướng tới sự quang minh.

Một chút cảm ngộ của tôi về ý nghĩa thực sự của nghệ thuật

Tôi đã sáng tác nghệ thuật hơn 60 năm, khổ nhọc tìm kiếm ý nghĩa thực sự của nghệ thuật; theo Sư phụ thực tu 26 năm, tôi đã thắp sáng ngọn đèn trong tâm mình và lấy ánh bình minh của nghệ thuật làm minh chứng. Tôi lý giải ý nghĩa thực sự của nghệ thuật là:

Tâm pháp là linh hồn tạo ra nghệ thuật, kỹ thuật là phương tiện để nghệ thuật thể hiện tinh thần của nó. Thần truyền lại nghệ thuật cho con người để thể hiện thiện và mỹ. Tác phẩm của các nghệ sĩ đang làm đẹp thêm hoàn cảnh, nuôi dưỡng tình cảm tinh thần và đạo đức cao thượng của con người. Mọi sự nỗ lực của các nghệ sĩ đều nhằm tôn vinh Thần, triển hiện mặt Thần tính của con người, tồn tại vì sự mỹ hảo của toàn bộ nhân loại, là vị công vị tha, chứ không phải vị tư, vậy nên mới thuần chính.

Nghệ thuật là vị Thần mang theo sự thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ, thuần chính, dẫn dắt con người hướng tới sự quang minh. Các nghệ sĩ là những sứ giả khiêm nhường của Thần, để có thể gánh vác công việc cao quý này, họ cần thời thời khắc khắc giữ thân tâm thanh tịnh, quyết không chịu ô uế bởi thế gian tà ác, bởi vì, dù chỉ có một chút cái tôi danh lợi cũng là đang nhạo báng Thần, và một chút thăng hoa về cảnh giới tư tưởng cũng là cơ sở kiến lập uy đức. Nếu có thể đạt đến điểm này, bản thân chính là “không tu Đạo mà đã ở trong Đạo”, có thể thể hiện ra đại trí huệ chân ngã tiên thiên, có thể sáng tác ra vô lượng vũ trụ, thế giới mỹ hảo và sinh mệnh sống trên một bình diện gần bên.

Xét từ tầng thứ thấp, kỹ thuật và tâm pháp là hai thứ khác nhau: về cơ bản, kỹ thuật là nhận thức và thực tiễn trong không gian ba chiều, chỉ cần nỗ lực thì sẽ đạt được. Nếu khi giáo viên giảng mà nghe không hiểu, chỉ cần xem giáo viên thị phạm một chút thì bạn sẽ hiểu ra ngay. Còn sáng tác nghệ thuật thì đòi hỏi phải có tâm pháp, nó là sự nhận thức và hoạt động tương tác của không gian N chiều vô hạn đối với sự vật. Cần thông qua chuyên tâm tu hành, buông bỏ sự ràng buộc của lớp vỏ cái tôi thấp kém, mở rộng tầm nhìn, mở rộng sức chứa vô hạn hồng đại trong tâm, từ trong đó mà nắm bắt tinh thần và ý nghĩa thực chất nhất của sự vật, đồng thời, cần tìm ra phương thức biểu đạt phù hợp nhất, tức là tập luyện kỹ năng cơ bản, kỹ thuật cấu đồ và làm chủ phương pháp.

Vì vậy, việc sáng tác có nghĩa là họa sĩ đứng trên điểm cao nhất trong cảnh giới tư tưởng bản thân và nhìn xuống sự vật trong tầng thứ mà anh ấy nắm giữ để suy nghĩ và sáng tác, trên thực tế, khi lý giải từ tầng thứ cao, kỹ thuật và tâm pháp là một thể hợp nhất. Nhưng hiện nay, ngay cả những họa sĩ kiên định với chủ nghĩa tả thực truyền thống cũng chỉ chú trọng kỹ thuật mà bỏ qua tâm pháp, nên không thể sáng tác ra được.

Những tác phẩm nghệ thuật hay là món ăn tinh thần quý giá của khán giả, là phương tiện truyền tải chân lý tốt nhất, là chìa khóa quý báu mở ra chiếc khóa trong tâm và là người dẫn dắt hướng tới sự quang minh. Tất cả những điều này đều là sự thể hiện tư tưởng cao thượng của nghệ sĩ, vì thế, trong quá trình sáng tác, nghệ sĩ cần tu bỏ cái tôi của con người, đưa năng lượng thần thánh quang minh, mỹ hảo và lương thiện vào trong tác phẩm của mình, đây là việc công đức vô lượng; nếu không, dưới sự chi phối của danh lợi, vị tư và vị ngã sẽ vô ý hoặc cố ý đưa yếu tố bất thuần vào bức tranh, cũng giống như sữa bột độc và dầu nước cống của Trung Quốc, đều là đang làm chuyện khuyết đức.

Sáng tác là học vấn bác đại tinh thâm, chỉ vài câu nói đơn giản thì rất khó để giải thích rõ ràng, hơn nữa, cùng với khác biệt về cảnh giới sẽ có những lý giải khác nhau. Trên đây, mượn bình luận và giới thiệu về các tác phẩm đạt giải trong “Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” do Đài Truyền hình NTD tổ chức, thuận tiện nói một chút về sự kỳ diệu trong sáng tác, đây cũng là một cơ hội hiếm có.

Phật Chủ giáng lâm đồ - Trương Côn Luân. (Epoch Times)

Khi nói về cảm ngộ trong sáng tác, tôi cảm thấy hình thức của thơ có thể biểu đạt dễ dàng hơn, vì ngôn ngữ của thơ ngắn gọn, khái quát hơn, hơn nữa, còn mang tính mở rộng nhiều tầng hàm nghĩa về cách lý giải. Vì thế, dưới đây, tôi sẽ dùng một vài bài thơ ngắn bày tỏ cách lý giải của mình về nghệ thuật trong tầng thứ hiện tại để khơi dậy cảm hứng, mong được nghe những bình luận và cao kiến ​​từ các bạn họa sĩ.

Nảy sinh ý niệm

Giác Giả một niệm tạo vũ trụ
Cảnh giới đến đâu cao đến đó
Sáng tác nghệ thuật nhờ cảnh giới
Thấp kém chỉ sinh ra lợn con
Nghệ thuật bước cho chính
Chí làm cột chống trời
Tu được tâm thuần tịnh
Khay vàng đỡ minh châu
Đi khắp đường trắc trở
Cuộc đời nhiều cảm ngộ
Pháp lý càng rõ ràng
Ý tưởng tuôn thác chảy
......

Luận tranh

Tranh này là nhạc tranh này là thơ
Tranh này là sử tranh này là lý
Là sinh mệnh là huyền cơ
Phức tạp đan xen đều tinh tế
Vũ trụ mênh mông thế gian tình
Vạn vật sống động trong thị giác
Cũng ẩn cũng hiện ngoài công phu
Thị giác như là men phát tán
Chuyện trong họa giới như trào dâng
Thiên cổ danh họa cao như núi
Nhưng...
Thần phẩm chẳng có mấy
Thiên phẩm không chỉ hiếm
Không thừa kế
Chớ tìm ngoài
Cực phẩm dựa chính mình
Tĩnh quan Bồ đề đạt ngàn thước
Nguồn từ bên trong
Ý niệm ắt diệu kỳ
......

Luận nghệ thuật 2

Nghệ thuật truyền thống Thần truyền người
Lý niệm Thiện Mỹ ở trong tranh
Kế thừa phát triển càng rực rỡ
Kỹ pháp nội hàm càng tinh - thuần

Tâm phải thuần, thuần thấy chân
Chân chân huyền cơ sâu vô hạn
Tầng sâu nảy ý ắt thanh hương
Mới đẹp sáng tươi mở rộng lòng
......

Lời kết

Hiện nay, hầu hết các lý thuyết nghệ thuật của con người đều đề xướng việc thể hiện cái tôi trong sáng tạo nghệ thuật, xét từ góc độ con người, những lý thuyết này đều là những thiên kiến ​​rời rạc do con người tạo ra khi ở trong mê, chỉ giống như người mù sờ voi, nhìn nhận vấn đề một cách cục bộ. Đặc biệt là một số lý thuyết của trường phái hiện đại, ví dụ như trường phái ấn tượng, sau khi chạm đến một số quy luật về màu sắc thì phóng đại nó lên một cách vô hạn, và vứt bỏ hình thể, nội hàm cùng mọi thứ khác. Chủ nghĩa trừu tượng cũng vậy, sau khi nắm được một chút yếu tố về ý nghĩa trừu tượng trong nghệ thuật thì phóng đại một cách vô hạn và vứt bỏ mọi thứ.

Cái gọi là trường phái tư tưởng được tạo ra dưới sự chi phối của danh lợi, khác xa với những phương pháp tả thực truyền thống mà Thần truyền cho con người, và nội hàm đạo đức trong việc thể hiện thiện và mỹ, thực chất là đang chia cắt và phá hủy toàn bộ chỉnh thể nghệ thuật. Điều này là do các hoại thần ở không gian khác lợi dụng sự vị tư, vị ngã hẹp hòi của con người để hủy hoại con người. Hơn nữa, hoại thần không chỉ lợi dụng mà còn trực tiếp thao túng con người tạo ra những rác rưởi nghệ thuật tanh hôi, đầu độc nhân tâm và đang hủy hoại nền văn minh nhân loại với tốc độ đáng sợ.

Nhưng các nghệ sĩ đều là Thần hạ thế từ Thiên thượng! Hãy mau vứt bỏ cái tôi hậu thiên hẹp hòi thấp kém, triển hiện trí huệ vĩ đại của chân ngã tiên thiên thiện lương thuần chân, làm tròn thệ ước khi từ Thiên thượng hạ thế! Ánh bình minh của nghệ thuật là một bảo chứng, rằng chỉ cần có chính niệm, bạn sẽ có thể sáng tác ra vô lượng kiệt tác huy hoàng cả thiên khung!

Tôi đã bộc bạch trí huệ hữu hạn hiện tại của mình, nếu trí huệ của mọi người cùng hợp lại thì sẽ vô hạn, cuộc thi lần tiếp theo sẽ là một cuộc thi công bằng dựa trên tầng thứ tu luyện, cảnh giới, kỹ thuật và ngộ tính khác nhau của mỗi họa sĩ.

Hỡi các bạn họa sĩ, hãy thông qua sân chơi “Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” đặc biệt do Đài Truyền hình Tân Đường Nhân gây dựng cho chúng ta để sáng tác những đề tài mà bản thân quen thuộc, hãy nắm bắt cơ hội thể hiện tài nghệ của chư vị!

Không lời bản thân lực vạn cân
Hương thấm đáy biển ngàn tầng sâu
Cứu thế ắt phải dùng tâm Phật
Từng lời mới mẻ chấn động hồn
Hồng - Vi vang động thỉnh thần mê
Cùng nhau tạo dựng trời đất mới

(Hết)

(Bài viết chỉ đại diện cho quan điểm cá nhân tác giả)

Trương Côn Luân - Epoch Times
Gia Ý biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Giáo sư Trương Côn Luân: Ánh bình minh của nghệ thuật (5)