Mỹ-Trung: Cuộc đua giành quyền kiểm soát tương lai thông qua Trí tuệ nhân tạo

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi mọi khía cạnh trong cuộc sống hiện đại ngày càng trở nên số hóa, không chỉ  riêng nền kinh tế của các quốc gia, mà kể cả ảnh hưởng chủ quyền của họ sẽ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào việc làm chủ công nghệ, và đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) mới nổi.

Trong cuộc cách mạng công nghệ thông tin của thế kỷ 21, quốc gia nào đạt được bước đột phá trong việc phát triển công nghệ AI sẽ thống trị thế giới.

“Trí tuệ nhân tạo là một nguồn sức mạnh khổng lồ”, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại hội nghị AI Journey 2019, một diễn đàn lớn của Đông Âu về AI được tổ chức tại Moscow vào hôm 09/11/2019. “Những ai sở hữu công nghệ này sẽ dẫn đầu và sẽ có được lợi thế cạnh tranh to lớn.”

Ông Putin bày tỏ quan ngại về vai trò của Nga trong cuộc chạy đua trí tuệ nhân tạo tại diễn đàn — hai đối thủ của quốc gia này là Hoa Kỳ và Trung Quốc đang bỏ xa các nước khác trong cuộc đua AI.

“Chúng ta cần phải, và tôi tự tin rằng chúng ta có thể trở thành một trong những nhà lãnh đạo toàn cầu về AI. Đây là vấn đề trong tương lai của đất nước chúng ta, về vị trí của Nga trên trường thế giới,” ông Putin bày tỏ thêm.

Mặc dù Hoa Kỳ vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về AI, nhưng Trung Quốc đang nhanh chóng chiếm lấy vị trí này.

Hôm 16/10, ông Nicolas Chaillan, cựu giám đốc phần mềm của Không quân Hoa Kỳ, nói với The Epoch Times rằng, Hoa Kỳ sẽ bại trận trong việc đương đầu với Trung Quốc trên đường đua AI, nếu Washington không nhanh chóng hành động.

“Chúng ta đang thua cuộc trong cuộc chiến này,” ông Chaillan cho biết. “Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, cũng như không thức tỉnh kịp lúc… chúng ta không có cơ hội chiến đấu để thành công trong vòng 10 đến 15 năm tới, kể từ thời điểm này.”

Ông Chaillan khuyến cáo rằng nếu Hoa Kỳ không tích cực hành động, họ sẽ mất lợi thế trước Trung Quốc cộng sản trong lĩnh vực AI trong vòng mười năm tới.

Những lợi thế về AI của Hoa Kỳ mà ông Chaillan đề cập đến chủ yếu có liên quan đến lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên, trong lĩnh vực phi quân sự, Trung Quốc có vẻ chiếm lợi thế hơn. Các ứng dụng AI của ĐCSTQ như giám sát kỹ thuật số, dữ liệu lớn và điện toán đám mây, từ lâu đã được sử dụng để gia tăng sự cai trị độc đoán của chế độ này.

'Phương thức mới' của ĐCSTQ trong việc củng cố sự cai trị độc tài

ĐCSTQ đã ưu tiên phát triển lĩnh vực AI trong những năm gần đây, coi đây là “chiến lược phát triển then chốt của quốc gia.” Họ đã áp đặt công nghệ AI vào nhiều khía cạnh trong cuộc sống thường nhật của người dân, không chỉ để giám sát và kiểm soát người dân mà còn tận dụng dân số khổng lồ của quốc gia để thúc đẩy sự phát triển.

Để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực AI, ĐCSTQ đã ban hành một số chính sách và quy định hỗ trợ, bao gồm “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” và “Kế hoạch 5 năm lần thứ 13.”

Vào năm 2017, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành “Kế hoạch phát triển trí tuệ nhân tạo thế hệ mới,” nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ AI trong việc giúp chính phủ am hiểu và kiểm soát xã hội.

Theo như kế hoạch, “Công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể nhận thức, dự đoán chính xác và cảnh báo sớm các xu hướng cốt lõi trong xã hội. [Công nghệ AI có thể] nắm bắt những thay đổi về nhận thức và tâm lý của mọi người và chủ động quyết định các phản ứng. [Công nghệ này] sẽ cải thiện đáng kể khả năng và trình độ quản trị xã hội. Nó không thể thay thế cho việc duy trì sự ổn định xã hội một cách hiệu quả.”

“Điều này sẽ có tác động sâu sắc đến công việc quản lý của chính phủ, an ninh kinh tế, ổn định xã hội và quản trị toàn cầu.”

Ông Alexander Liêu (Alexander Liao), người viết bài cho chuyên mục tài chính và kinh tế Hồng Kông cho biết, ĐCSTQ tin rằng cuộc cách mạng công nghệ mới nổi — trí tuệ nhân tạo — có thể mang lại sức sống mới cho hệ thống độc tài đang trên đà sụp đổ.

Vào năm 2013, ĐCSTQ đã đề xuất kế hoạch “Hiện đại hóa hệ thống quản trị quốc gia và năng lực quản trị” và đã được thông qua vào 05 năm sau đó trong phiên họp toàn thể năm 2019. Theo Tân Hoa Xã, một kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc, dự án này là “một loạt các thỏa thuận về thể chế nhằm giúp cho hệ thống quản trị của Trung Quốc ngày càng hoàn thiện, được tiêu chuẩn hóa một cách khoa học và vận hành hiệu quả hơn.”

Năm 2014, ĐCSTQ đưa ra “Hệ thống tín dụng xã hội”, liên kết hành vi xã hội của mọi tầng lớp công dân với hệ thống giám sát quy mô lớn tại Trung Quốc đại lục. Hệ thống này đã áp dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt và phân tích dữ liệu lớn để thực hiện kiểm soát xã hội trên quy mô lớn bằng công nghệ AI.

Đến năm 2020, hệ thống này đã được tích hợp vào hầu hết các lĩnh vực dịch vụ công, bao gồm việc làm, giáo dục, dịch vụ cho vay, mua vé đi lại v.v. Phương pháp kiểm soát này đã được phổ biến hoàn chỉnh dưới dạng “mã sức khỏe” trong đại dịch virus Vũ Hán.

“Tất cả các biện pháp ‘hiện đại hóa quản trị’ là cơ sở để củng cố hệ thống cai trị độc tài của ĐCSTQ, nhằm đạt được sự kiểm soát toàn trị và mọi thứ đều bắt nguồn từ trí tuệ nhân tạo”, ông Liêu nhận định thêm.

Giám sát bằng công nghệ AI của Trung Quốc

Theo một bài báo của tờ The Wall Street Journal, công ty thu thập kết quả khảo sát công nghiệp IHS Markit cho biết, số lượng camera được sử dụng để giám sát sẽ tăng cao hơn con số 1 tỷ vào cuối năm 2021. Con số này biểu thị mức tăng trưởng gần 30% so với 770 triệu camera hiện đang vận hành. Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì việc chiếm hơn một nửa trên tổng số.

Cựu kỹ sư Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA (JPL), ông Khúc Chính (Qu Zheng) nói với The Epoch Times rằng, công nghệ nhận dạng khuôn mặt của ĐCSTQ đã hoàn thiện vào năm 2018.

“Họ đặt toàn bộ hệ thống AI vào bên trong các camera; họ không cần phải theo dõi qua màn hình nữa,” ông Khúc cho hay.

Theo một phân tích mới được công bố vào tháng 05 bởi dịch vụ khảo sát Comparitech, 16 trong số 20 thành phố được giám sát nhiều nhất là ở Trung Quốc, dựa trên số lượng camera trên 1.000 người.

ĐCSTQ đã xây dựng mạng lưới giám sát video lớn nhất thế giới “Skynet” vào năm 2017. Để kiểm tra khả năng của hệ thống, phóng viên đài BBC John Sudworth đã đến Quý Dương, Quý Châu, là người đầu tiên đến để thực hiện thử thách [không bị phát hiện], theo tờ Newsweek. Được giao nhiệm vụ cố gắng để không bị phát hiện càng lâu càng tốt ở Quý Dương, một thành phố phía tây nam Trung Quốc với dân số vào khoảng 3,5 triệu người, anh Sudworth đã nỗ lực né tránh hệ thống nhận dạng khuôn mặt nhưng đã bị chính quyền bắt giữ chỉ sau bảy phút.

Vào tháng 4, Ủy ban An ninh Quốc gia Hoa Kỳ về Trí tuệ Nhân tạo đã phát hành một báo cáo (pdf) liệt ĐCSTQ vào danh sách đối thủ cạnh tranh chiến lược và coi sự phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực AI là một mối đe dọa. Tác giả [của báo cáo] khẳng định: “Việc sử dụng công nghệ AI [để giám sát và trấn áp] trong nước của Trung Quốc là một tiền lệ đáng sợ đối với bất kỳ ai trên khắp thế giới, những người tôn trọng quyền tự do cá nhân.”

Chủ tịch John Allen và phó chủ tịch Darrell West của viện cố vấn Brookings tại Washington, là đồng tác giả cuốn Turning Point, một tác phẩm viết về trí tuệ nhân tạo, trong đó thảo luận về cách thức để xã hội có thể ứng dụng AI một cách tốt nhất. Cuốn sách đề cập đến việc tạo ra các nguyên tắc đạo đức, gia tăng giám sát của chính phủ, nhận diện các công ty có dấu hiệu lừa gạt, thắt chặt các yêu cầu về quyền riêng tư cá nhân và trừng phạt những hành vi sử dụng công nghệ mới gây hại.

Ông Khúc tin rằng các nước phương Tây nên hình thành một công ước trong lĩnh vực AI càng sớm càng tốt. Một khi ĐCSTQ vi phạm thỏa thuận, thì có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt tương ứng.

Hoa Kỳ vẫn là nhà đầu tư quan trọng trong việc phát triển công nghệ AI của Trung Quốc

Theo ông Liêu, bước tiến lớn về trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc được thúc đẩy bởi nguồn vốn quy mô lớn. Tuy nhiên, bất chấp mối đe dọa đang nổi lên, Wall Street vẫn là nhà đầu tư lớn nhất vào ngành công nghiệp AI của Trung Quốc.

Hầu hết các công ty công nghệ lớn ở Trung Quốc đại lục đều được viện trợ bởi nguồn vốn của Hoa Kỳ. Điển hình là những gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc như Baidu, Tencent, Alibaba và ByteDance công ty mẹ của TikTok đã được Wall Street niêm yết công khai và đầu tư rất nhiều trong những năm qua. Đổi lại, những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc này đầu tư mạnh vào các công ty công nghệ nội địa Trung Quốc, kể cả các công ty khởi nghiệp về công nghệ AI của Trung Quốc.

Đầu tư trực tiếp và vốn chịu rủi ro của Wall Street đã đưa cơ chế ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao của mình đến Trung Quốc Đại lục, giúp Trung Quốc tạo ra các ngành công nghiệp công nghệ cao cạnh tranh với Hoa Kỳ. Chưa dừng lại, ĐCSTQ còn là cơ quan kiểm soát các ngành công nghiệp này.

Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi (CSET), một viện cố vấn của Hoa Kỳ, ước tính tổng vốn đầu tư Nghiên cứu và Phát triển (R&D) của ĐCSTQ rót vào công nghệ trí tuệ nhân tạo trong năm 2018 là từ 2 đến 8,4 tỷ USD.

Theo CB Insights, một công ty phân tích kinh doanh, các công ty khởi nghiệp công nghệ AI đã huy động được nguồn vốn kỷ lục là 26,6 tỷ USD trong năm 2019, trải dài hơn 2.200 thương vụ trên toàn thế giới. Các công ty khởi nghiệp ở Hoa Kỳ chiếm 39%, Trung Quốc 13%, tiếp theo là Vương quốc Anh 7%, Nhật Bản 5,3% và Ấn Độ 4,9%.

AI không phải là một công nghệ độc lập mà là một phần trong toàn bộ ngành công nghệ cao, bao gồm 5G, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, Internet Vạn vật, thực tế hỗn hợp (MR), điện toán lượng tử, blockchain, điện toán biên và các thế hệ thông tin công nghệ mới khác. Công nghệ AI và các ngành công nghệ cao hỗ trợ lẫn nhau và tạo thành tương lai của toàn bộ nền kinh tế xã hội.

Bắc Kinh là nơi đặt trụ sở chính đào tạo ra các chuyên gia Ai của ĐCSTQ. “Lớp Khoa học Máy tính Thử nghiệm” của Đại học Thanh Hoa được thành lập vào năm 2005 bởi nhà khoa học máy tính nổi tiếng thế giới Andrew Diêu (Andrew Yao). Và “Chương trình Đào tạo Tài năng Turing” của Đại học Bắc Kinh đã được bắt đầu vào năm 2017 bởi nhà khoa học máy tính người Mỹ John Hopcroft, người đã thiết kế ra chương trình và giáo trình đào tạo. Ông Hopcraft đã đích thân giảng dạy và đào tạo các chuyên gia AI của Bắc Kinh từ bậc đại học đến tiến sĩ.

Cả ông Andrew Diêu và John Hopcroft đều đã nhận được Giải thưởng Turing từ Hiệp hội Khoa học Máy tính (ACM). Giải thưởng Turing thường được coi là giải thưởng về khoa học máy tính tương đương với giải Nobel.

Ông Diêu từng là công dân mang hai quốc tịch Đài Loan và Hoa Kỳ trước khi từ bỏ hai quốc tịch này để nhập tịch Trung Quốc. Ông ấy hoàn thành chương trình đào tạo đại học về vật lý tại Đại học Quốc gia Đài Loan trước khi hoàn thành Tiến sĩ Triết học vật lý tại Đại học Harvard vào năm 1972, và sau đó là bằng Tiến sĩ về khoa học máy tính tại Đại học Illinois năm 1975. Ông Diêu đã giảng dạy tại MIT, Đại học Stanford, UC Berkeley và Đại học Princeton. Năm 2004, ông trở thành giáo sư tại Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh.

Ông Hopcroft là một nhà khoa học máy tính lý thuyết nổi tiếng người Mỹ. Ông ấy đã lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ của Đại học Stanford lần lượt vào năm 1962 và 1964. Ông đã giảng dạy tại Đại học Princeton và Đại học Cornell. Sách giáo khoa của ông Hopcroft về lý thuyết tính toán (còn được gọi là cuốn Cinderella) và cấu trúc dữ liệu được coi là tiêu chuẩn trong lĩnh vực khoa học máy tính.

Hiện tại, có đến khoảng 2.600 công ty công nghệ trí tuệ nhân tạo ở Trung Quốc. Hầu hết đều tọa lạc tại trung tâm công nghệ Quận Hải Điến (Haidian) của Bắc Kinh, hợp tác chặt chẽ với Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh và Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Bắc Kinh.

Kiểm soát tương lai

Trí tuệ nhân tạo (AI) ban đầu là một ý tưởng để mô phỏng và tăng cường trí thông minh của con người. Tuy nhiên, các công nghệ AI ngày nay đang phát triển nhanh chóng trên khắp thế giới. Chúng đang dần thay thế con người trong các lĩnh vực sản xuất, cung cấp dịch vụ, tuyển dụng, truyền thông, quân đội, ngành tài chính và các lĩnh vực khác, tạo ra lợi ích tài chính to lớn trong nhiều lĩnh vực, theo Harvard Business Review.

Theo một báo cáo năm 2019 (pdf) được biên soạn bởi Deloitte, một mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp toàn cầu, các chuyên gia dự đoán rằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ở quy mô lớn hơn sẽ tăng thêm 15,7 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030.

Đồng thời, sự phát triển của AI cũng đã tạo ra các cuộc cạnh tranh địa chính trị. Trong một buổi gặp gỡ với các sinh viên vào năm 2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng “quốc gia nào trở thành nhà lãnh đạo trong lĩnh vực này sẽ là người thống trị thế giới,” theo một bài báo của hãng tin AP (Associated Press).

“Khi máy bay không người lái của một quốc gia bị phá hủy bởi máy bay không người lái của đối thủ, họ sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đầu hàng”, ông Putin nói thêm, dự đoán rằng các máy bay không người lái sẽ tham gia vào các cuộc chiến trong tương lai.

Cùng năm đó, ĐCSTQ đã đưa sự phát triển công nghệ AI vào chiến lược quốc gia và đặt mục tiêu trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu vào năm 2030.

Từ lâu, Hoa Kỳ đã dẫn đầu trong lĩnh vực AI. Trước ĐCSTQ, Nhà Trắng dưới thời cựu Tổng thống Trump đã vạch ra Kế hoạch Chiến lược Nghiên cứu & Phát triển Trí tuệ Nhân tạo Quốc gia vào năm 2016.

Tuy nhiên, ĐCSTQ đã trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của Hoa Kỳ trong lĩnh vực AI với quy mô được nhanh chóng mở rộng trong những năm gần đây. Báo cáo của Deloitte cho thấy, từ năm 2015 đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng kép trung bình hàng năm của thị trường trí tuệ nhân tạo toàn cầu là 26,2%, trong khi tốc độ tăng trưởng của thị trường AI Trung Quốc trong cùng kỳ là 44,5%. Một báo cáo khác của Deloitte cho thấy vào năm 2025, quy mô ngành trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc sẽ vượt quá 85 tỷ USD.

Theo Báo cáo Chỉ số AI năm 2021 của Đại học Stanford, con số ấn phẩm tạp chí về AI của Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ kể từ năm 2017. Các ấn phẩm tạp chí về AI của Trung Quốc vào năm 2020 là đứng đầu thế giới, chiếm 18% tổng số toàn cầu, tiếp theo là Hoa Kỳ với 12,3%. Tuy nhiên, tham chiếu các con số trích dẫn từ các ấn phẩm về hội nghị AI, Hoa Kỳ vẫn đứng đầu thế giới với 40,1% trên tổng số [ấn phẩm] được trích dẫn vào năm 2020, cao hơn đáng kể so với con số 11,8% của Trung Quốc. Số lượng trích dẫn tương ứng với [mức độ] ảnh hưởng của các ấn phẩm đối với Nghiên cứu và Phát triển (R&D) trong các lĩnh vực AI.

Kiểm soát dữ liệu

Trí tuệ nhân tạo tận dụng phần mềm máy tính và máy móc để mô phỏng khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định của não bộ con người. Các tính năng của nó bao gồm nhận dạng văn bản, giọng nói và hình ảnh, cũng như rô bốt với các kỹ năng cụ thể. Cụ thể hơn đó là “khả năng của hệ thống trong việc diễn giải các dữ liệu bên ngoài một cách chính xác, học hỏi từ những dữ liệu đó và sử dụng những kiến ​​thức đó để đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể thông qua sự thích ứng linh hoạt.”

Có hai yếu tố quan trọng trong các ứng dụng rộng rãi của AI; Bộ xử lý đồ họa (GPU) và dữ liệu. GPU xác định sức mạnh tính toán và chất lượng của dữ liệu, xác định thời gian cần thiết để huấn luyện AI.

Bộ xử lý trung tâm (CPU) được biết đến như bộ não của máy tính, nơi diễn ra hầu hết các công thức tính toán, song nó cũng bao gồm một vài lõi với rất nhiều bộ nhớ đệm chỉ có thể xử lý một vài luồng phần mềm tại một thời điểm.

Mặt khác, Bộ xử lý đồ họa (GPU) còn bao gồm hàng trăm lõi để có thể thực hiện tính toán song song. Trong các ứng dụng AI, cấu ​​trúc ưu tiên Bộ xử lý đồ họa (GPU) hơn Bộ xử lý trung tâm (CPU). GPU đặc biệt thích hợp để thực hiện các phép tính như phân tích và dự đoán cũng như lĩnh vực máy tự học (machine learning).

Trong ngành công nghiệp GPU, Hoa Kỳ có lợi thế tuyệt đối nhờ hai thương hiệu NVIDIA và AMD. Theo trang Tom’s Hardware, trong quý 1 năm 2021, NVIDIA đã chiếm lĩnh 81% thị phần của GPU rời, trong khi AMD chiếm 19% còn lại. Đây là hai công ty của Mỹ thống trị thị trường GPU rời.

Một báo cáo năm 2019 của Trung tâm Đổi mới Dữ liệu đã so sánh vị trí tương đối trong cuộc đua AI giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu bằng cách kiểm tra sáu loại chỉ số tài năng, nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, dữ liệu và phần cứng. So sánh này phát hiện ra rằng Hoa Kỳ hiện đang dẫn đầu trong bốn hạng mục, gồm tài năng, nghiên cứu, phát triển và phần cứng trong khi Trung Quốc dẫn đầu trong hai hạng mục còn lại ứng dụng và dữ liệu.

Trung Quốc tận dụng dân số khổng lồ của mình để thu thập và phát triển công nghệ AI trong nước. Ông Đường Bá Hoa (Tang Bohua), một chuyên gia thẩm định bằng sáng chế tại Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) nói với The Epoch Times tiếng Trung rằng, việc ĐCSTQ không coi trọng nhân quyền và quyền riêng tư tạo ra một bộ dữ liệu khổng lồ cho họ, trong khi Hoa Kỳ lại 'tôn trọng quyền này, điều này khiến cho việc [thu thập] dữ liệu là không đầy đủ.

Theo ông Đường, ĐCSTQ buộc các công ty công nghệ Trung Quốc thu thập dữ liệu của người dùng thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Dữ liệu thu thập được được sử dụng để huấn luyện AI, giúp họ tăng tốc một cách nhanh chóng trong việc phát triển của các ứng dụng AI của mình.

“Xã hội phương Tây tin rằng có những mối nguy hiểm trong công nghệ AI; do đó luôn có những hạn chế về mặt đạo đức và luật pháp. Ngoài ra còn có sự đảm bảo cho quyền riêng tư. Kết quả là chất lượng của dữ liệu thu thập được có thể không chất lượng và khó có thể tạo ra những ứng dụng hoàn hảo.” Ông Đường cho biết, “AI không phải là một ngành công nghiệp dễ dàng [ở Hoa Kỳ].

“Tuy nhiên, ĐCSTQ không cần bận tâm về điều này.”

Việc không có mối bận tâm như vậy cho phép [họ] thu thập và giám sát dữ liệu trên diện rộng.

Dữ liệu lớn và Gã khổng lồ Internet của Trung Quốc

Ba công ty thu thập dữ liệu chính cho ĐCSTQ là các gã khổng lồ về internet của quốc gia này, gồm: Baidu, Alibaba và Tencent (BAT). Từ lâu, họ đã lên kế hoạch trong việc ứng dụng công nghệ AI. Các công ty này dựa vào dữ liệu khổng lồ và cơ sở hạ tầng để bù đắp những thiếu sót của họ trong ngành bán dẫn.

Các quan chức Hoa Kỳ trước đây nhận định rằng những công ty này trên thực tế là công cụ của chính quyền Trung Quốc. Cả ba công ty này đều thu thập dữ liệu từ người dùng internet, sau đó cung cấp dữ liệu đó cho một nền tảng AI khổng lồ, theo Tướng Robert Spalding, chuyên gia an ninh quốc gia và Lữ đoàn Không quân Hoa Kỳ đã về hưu cho biết.

Theo một báo cáo năm 2017 (pdf) do Goldman Sachs phát hành với nhan đề “Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong trí tuệ nhân tạo”, khuyết điểm duy nhất của BAT là thiếu chip công nghệ cao. Báo cáo xác định rằng “tài năng, dữ liệu, cơ sở hạ tầng và silicon” là những yếu tố đầu vào quan trọng cho ngành AI, và rằng Trung Quốc có “tài năng, dữ liệu và cơ sở hạ tầng cần thiết [nhưng thiếu silicon] để tiếp nhận đầy đủ công nghệ AI.”

Về cơ sở hạ tầng, ba gã khổng lồ internet này đều có các nền tảng hoàn chỉnh của riêng mình để thu thập dữ liệu và thu hút các chuyên gia. Ngoài ra, gần một tỷ người dùng internet của Trung Quốc mang lại cho BAT một lợi thế lớn về dữ liệu.

Theo CCID Consulting, viện cố vấn lớn nhất Trung Quốc, sức mạnh điện toán cần thiết cho việc huấn luyện công nghệ AI sẽ tăng theo cấp số nhân do tốc độ tăng trưởng dữ liệu ngày càng tăng nhanh.

Những gã khổng lồ Internet sẽ yêu cầu dung lượng dữ liệu ở mức hàng nghìn petabyte, trong khi các doanh nghiệp nhỏ hơn sẽ chỉ yêu cầu vài petabyte, và dữ liệu cá nhân sẽ yêu cầu một terabyte. Một petabyte tương đương với 1.024 terabyte.

Dữ liệu lớn là nền tảng của machine learning và là chìa khóa để phát triển nhanh chóng công nghệ AI. ĐCSTQ thu được một khối lượng lớn các dữ liệu lớn với sự hợp tác của các công ty công nghệ khổng lồ của Trung Quốc.

Phát triển chip công nghệ cao

Theo báo cáo năm 2017 của Goldman Sachs, thiếu sót duy nhất của BAT là thiếu chip chất lượng. Trên thực tế, vấn đề sản xuất chip không chỉ dành riêng cho lĩnh vực AI mà còn là vấn đề trong ngành công nghệ cao của Trung Quốc. Trung Quốc không có khả năng sản xuất chip tiên tiến và chủ yếu dựa vào việc mua chúng ở nước ngoài.

Theo báo cáo của Deloitte, kể từ năm 2015, chip đã trở thành mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Trước năm 2015, số lượng chip nhập khẩu của Trung Quốc gần tương đương lượng dầu nhập khẩu, nhưng đột nhiên, con số chip nhập khẩu đã nhảy vọt 220 tỷ USD vào năm 2015. Con số này đã vượt hơn 300 tỷ USD vào năm 2018 và 350 tỷ USD vào năm 2020. Và việc nhập khẩu chip của nước này đã tăng hơn 30%, tính từ tháng 01 đến tháng 05/2021.

Tuy nhiên, cả ba công ty này (BAT) đều công bố những bước phát triển mới vào năm 2021 đối với lĩnh vực sản xuất chip nội địa.

Vào ngày 19/10, Alibaba công bố rằng chip Yitian 710 có thể tự vận hành để giúp phát triển mảng kinh doanh điện toán đám mây của họ. Loại chip này được cho là sản xuất bằng quy trình 5nm tiên tiến.

Vào tháng 8, Baidu thông báo rằng chip Kunlun AI thế hệ thứ hai do họ tự phát triển đã đạt được sản xuất hàng loạt bằng quy trình 7 nanomet. Loại chip này được cho là phù hợp với các dịch vụ đám mây, lái xe tự hành, giao thông thông minh và các ứng dụng liên quan khác.

Vào tháng 7, Tencent đã mở đợt tuyển dụng việc làm trực tuyến liên quan đến nghiên cứu và phát triển chip trong ngành AI và mã hóa video (codec video), chủ yếu hợp tác với các mảng kinh doanh trò chơi và video trực tuyến của mình. Ngoài ra, Tencent cũng đầu tư vào các công ty sản xuất chip, chẳng hạn như công ty vừa khởi nghiệp Enflame Technology có trụ sở tại Thượng Hải, chuyên thiết kế các loại deep learning chip cho các trung tâm dữ liệu đám mây và các sản phẩm tăng tốc AI.

Từ tháng 01 đến tháng 05 năm nay, Trung Quốc đã sản xuất tổng cộng 139,92 tỷ chip, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng số chip nhập khẩu trong cùng kỳ là 260 tỷ, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thu hẹp khoảng cách

Theo một cựu quan chức an ninh mạng của Bộ Quốc phòng (DoD), nỗ lực của Lầu Năm Góc nhằm duy trì lợi thế chiến lược trước Trung Quốc trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và machine learning đang bị xói mòn bởi sự lãng phí quan liêu và thiếu tính cấp bách.

Ông Chaillan cho biết việc rời Không quân Hoa Kỳ của ông là để phản đối sự chậm chạp trong quá trình chuyển đổi công nghệ của quân đội Hoa Kỳ. Ông nói rằng ông không muốn chứng kiến Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ.

Ông cho biết rằng Bắc Kinh đang dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, machine learning, kỹ thuật mạng và đang hướng tới vị thế thống trị toàn cầu. Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times, ông Chaillan nhận định rằng trí tuệ nhân tạo của Hoa Kỳ nhìn chung vẫn đi trước Trung Quốc nhưng đã nhanh chóng đánh mất lợi thế.

Theo ông Chaillan, Lầu Năm Góc đã không làm việc đủ để khiến các nhà thầu thoải mái khi cộng tác với quân đội Mỹ, một phần do sự thiếu minh bạch, dẫn đến việc các công ty tư nhân lớn như Google từ bỏ các hợp đồng và cơ hội phát triển của chính phủ. Ngược lại, Bắc Kinh có thể yêu cầu bất kỳ công ty trong nước nào của mình phát triển công nghệ theo bất kỳ hướng nào mà họ lựa chọn, do đó dẫn đến việc phát triển nhanh chóng hơn rất nhiều.

Ngoài ra, ông Chaillan cũng chỉ trích gay gắt bộ máy hành chính của Lầu Năm Góc và lên kế hoạch điều trần trước Quốc hội trong tương lai về mối đe dọa mà ĐCSTQ gây ra đối với ưu thế của Hoa Kỳ.

Theo một báo cáo hồi tháng 10, Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi (CSET) tại Đại học Georgetown cho biết, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang sử dụng trí thông minh nhân tạo để mô phỏng cuộc xâm lược Đài Loan. Trong số các mục tiêu quân sự khác như phân tích tình báo, chiến tranh thông tin, điều hướng phương tiện tự động và nhận dạng mục tiêu, nghiên cứu cho thấy quân đội Trung Quốc hy vọng sẽ chống lại ưu thế quân sự của Mỹ thông qua AI.

Ông Tạ Bồi Tuyết (Xie Peixue), một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Quốc gia Đài Loan cho biết, người chơi khu vực dân sự và cả quân sự của Trung Quốc đều sử dụng các trò chơi điện tử như Command: Modern Operations, để mô phỏng cuộc xâm lược Đài Loan, theo hãng tin Trung Hoa Dân Quốc của Đài Loan đưa tin hôm 01/11.

Command: Modern Operations, là một trò chơi điện tử mô phỏng chiến tranh sử dụng công nghệ AI, cho phép người chơi mô phỏng mọi cuộc giao tranh quân sự từ sau Thế chiến II cho đến nay và hơn thế nữa. Mặc dù nó có thể mô phỏng các kịch bản tấn công mang tính chiến thuật, quy mô hoạt động mang tính chiến lược cũng có thể thực hiện được.

Ông Tạ chỉ ra rằng phần mềm mô phỏng này có cả phiên bản thương mại và phiên bản chuyên nghiệp. Không chỉ có nhiều người chơi trong khu vực tư nhân, mà ngay cả các công ty quân sự và quốc phòng Hoa Kỳ cũng sử dụng phiên bản chuyên nghiệp cho các trò chơi chiến tranh và phân tích mô phỏng quân sự.

“Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các trò chơi chiến tranh là xu hướng trong tương lai,” ông Tạ ám chỉ rằng cả quân đội Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đang thử nghiệm AI trong mô phỏng chiến tranh, nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Dữ liệu lớn là chìa khóa trong nghiên cứu và phát triển công nghệ AI; càng nhiều dữ liệu phù hợp, thì AI càng được huấn luyện tốt hơn.

“Lợi thế lớn nhất của quân đội Hoa Kỳ là họ thu thập một lượng lớn dữ liệu trực tiếp từ chiến trường và chiến đấu thực tế hàng ngày để huấn luyện AI,” ông Tạ cho biết. “AI được huấn luyện theo cách này sẽ phù hợp hơn với nhu cầu của chiến trường ngoài đời thực.” Ông nói thêm rằng việc Bắc Kinh phụ thuộc vào phần mềm của nước ngoài bắt nguồn từ việc nước này thiếu kinh nghiệm trên chiến trường và thiếu dữ liệu.

Dữ liệu rất quan trọng đối với việc tự học hỏi của AI. Càng nhiều dữ liệu có sẵn, AI càng có thể học hỏi tốt hơn. Và Trung Quốc sở hữu cho mình một trong những bộ dữ liệu lớn nhất thế giới, mặc dù bộ dữ liệu này không nhất thiết được dùng cho quân sự.

Ngoài các ứng dụng chiến lược AI, quân đội Trung Quốc cũng đang bắt kịp các ứng dụng chiến thuật như hệ thống bắn súng không người vận hành, robot máy bay chiến đấu tối tân, và thiết bị mô phỏng không phận. Mặc dù quân đội Hoa Kỳ đã bắt đầu hoạt động R&D cách đây 20 năm, nhưng ĐCSTQ đang bắt kịp tốc độ tối đa với sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo và hệ thống máy học trong những năm gần đây.

Trung tướng Liêu Quốc Chí (Liu Guozhi ) của Trung Quốc tin rằng AI sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi quân sự và mang lại những thay đổi cơ bản về việc phân bổ quân đội, cách thức chiến đấu, hệ thống trang bị và hiệu quả chiến đấu, thậm chí gây ra một cuộc cách mạng quân sự sâu rộng.

Theo ông Liêu , "cuộc cách mạng thông tin" của ĐCSTQ sẽ tiến triển trong ba giai đoạn: số hóa, mạng lưới thông tin và tình báo. Hiện tại, quân đội của ĐCSTQ đã thành công trong việc đưa công nghệ thông tin vào các nền tảng và hệ thống internet của mình. Đồng thời, họ đang từng bước tiến tới việc tích hợp các khả năng chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, điện toán, tình báo, giám sát và trinh sát, tìm cách nâng cao khả năng tác chiến hơn nữa.

Trong bối cảnh Trung Quốc tiến bộ ngày càng nhanh trong lĩnh vực AI, ông Chaillan tin rằng nếu Hoa Kỳ không nhanh chóng chủ động để giành chiến thắng trong cuộc đua AI này, họ sẽ “không có cơ hội chiến đấu để thành công trong vòng 10 đến 15 năm tới,” vì luật chơi đã thay đổi.

Mối đe dọa từ ĐCSTQ

“ĐCSTQ tìm cách tiêu diệt mọi niềm tin, đạo đức và văn hóa của nhân loại để đạt được quyền bá chủ thế giới và quyền kiểm soát toàn cầu. Sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo đã cho phép ĐCSTQ nhìn thấy khả năng sử dụng các lực lượng khoa học và công nghệ hiện đại để đạt được vị thế thống trị toàn cầu của mình ”, nhà bình luận Richard Hui cho biết.

“Ba mươi năm sau khi Liên Xô tan rã, người ta đột nhiên phát hiện ra rằng ĐCSTQ đã thay thế Liên Xô như một mối đe dọa mới đối với xã hội phương Tây. Trong nhiều lĩnh vực, ĐCSTQ chiếm ưu thế hơn trong việc kiểm soát toàn cầu nếu so với Liên Xô trước đây.

“Trong ba thập kỷ vừa qua, ĐCSTQ đã lợi dụng sự thiếu đề phòng của thế giới tự do. Thông qua thương mại bất công và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, Trung Quốc đã biến mình trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và một siêu cường về sản xuất. Chế độ độc tài này độc chiếm các nguồn lực xã hội để phát triển công nghệ AI một cách nhanh chóng, tìm cách vượt mặt Hoa Kỳ trong kỷ nguyên công nghệ mới.

“Nếu ĐCSTQ giành chiến thắng trong cuộc đua AI, vận mệnh của toàn nhân loại sẽ đứng trước một bước ngoặt to lớn. Công nghệ AI có thể khai sinh ra một thế hệ vũ khí thông minh mới như vũ khí kỹ thuật số, chúng có tính đe dọa cao hơn vũ khí hạt nhân. Những công nghệ này có thể kiểm soát và phá hủy cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống vũ khí của một quốc gia trong chớp mắt. Đây sẽ là phương thức của chiến tranh trong tương lai, kết thúc chỉ bằng cách chạm vào một vài nút trên máy tính. Đây không còn là cảnh tượng trong một bộ phim khoa học viễn tưởng nữa, mà là những mối đe dọa thực sự mà nhân loại phải đối mặt,” ông bày tỏ..

“Câu hỏi quan trọng nhất là ai sẽ là người kiểm soát loại công nghệ như vậy?”

Khải Anh

Theo The Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Mỹ-Trung: Cuộc đua giành quyền kiểm soát tương lai thông qua Trí tuệ nhân tạo