Tổng thống Putin nhận định về đối thủ lớn nhất của Mỹ và phương Tây

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong cuộc phỏng vấn gần đây, Tổng thống Putin ám chỉ Nga không phải là đối thủ lớn nhất của phương Tây mà Trung Quốc mới là mối đe dọa lớn nhất và phương Tây nên nhắm vào Trung Quốc thay vì Nga.

Các nhà phân tích chính trị cũng cho rằng mối quan hệ Trung-Nga vốn chỉ là lợi dụng lẫn nhau. Chỉ cần có cơ hội thích hợp, cả hai bên sẽ từ bỏ đối phương và hướng về phương Tây.

Vào ngày 6/2 tại thủ đô Moscow, ông Putin đã trả lời phỏng vấn cựu phóng viên của Fox News, người dẫn chương trình Tucker Carlson trong hơn hai giờ. Đây là lần đầu tiên ông Putin trả lời phỏng vấn truyền thông phương Tây kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra. Trong cuộc phỏng vấn trực tiếp này, ông Putin đã trả lời khoảng 60 câu hỏi, trong đó nội dung về Trung Quốc đã thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng quốc tế.

Tucker Carlson thực hiện cuộc phỏng vấn với ông Putin. (Ảnh chụp màn hình Twitter).

Ông Putin nói gì về Trung Quốc?

Người dẫn chương trình Carlson đề cập nhiều người Mỹ từng kỳ vọng rằng sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ Mỹ-Nga sẽ trở lại bình thường, nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại; phương Tây lo ngại về một nước Nga hùng mạnh, nhưng dường như lại không lo ngại về một Trung Quốc hùng mạnh như vậy. Ông Putin trả lời rằng xét về dân số và quy mô kinh tế, Nga kém xa Trung Quốc và mối đe dọa từ Trung Quốc lớn hơn nhiều so với Nga.

Tổng thống Putin cho biết, sau năm 1991, Nga từng hy vọng hòa nhập vào "các quốc gia văn minh", yêu cầu gia nhập NATO nhưng bị từ chối. Nga có "nền kinh tế thị trường" và "không có chế độ cộng sản", không còn sự khác biệt rõ ràng về mặt ý thức hệ giữa Nga và các nước phương Tây.

Ông nói rằng Liên Xô đã không còn tồn tại và mọi ranh giới ý thức hệ cũng theo đó mà biến mất. Thậm chí Nga còn tự nguyện và chủ động hướng tới sau sự tan rã của Liên Xô.

Ông Putin nói: "Đây chính là kỳ vọng của Nga đối với Hoa Kỳ và toàn bộ phương Tây". Ông cho biết Trung-Nga là láng giềng, mà "láng giềng cũng giống như người thân, không thể lựa chọn được".

Trong những năm gần đây, khi Trung-Nga tìm cách thiết lập trật tự thế giới mới nhằm đối đầu với đối thủ chung là Hoa Kỳ, quan hệ giữa hai bên không ngừng được củng cố. Ngay trước khi Putin phát động cuộc chiến với Ukraine vào đầu tháng 2/2022, ông và người đứng đầu Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố tình hữu nghị giữa hai nước là "không có giới hạn" và hợp tác song phương "không có vùng cấm".

Ngày 18/10/2023, Putin và Tập Cận Bình (phải) chụp ảnh chung với các vị khách nước ngoài quan trọng tham gia diễn đàn “Vành đai và Con đường”. (Suo Takekuma/POOL/AFP qua Getty Images)
Ngày 18/10/2023, Putin và Tập Cận Bình (phải) tham gia diễn đàn “Vành đai và Con đường”. (Suo Takekuma/POOL/AFP qua Getty Images)

Giới phân tích nhận định về quan hệ Trung Nga

Theo nhà phân tích chính trị Trần Phá Không sống tại Hoa Kỳ, những lời phát biểu của Putin với Carlson đã tiết lộ mối quan hệ thực chất giữa Trung Quốc và Nga.

Ngày 14/2, ông Trần Phá Không trả lời phỏng vấn của Epoch Times và cho biết, thực chất Trung-Nga chỉ là mối quan hệ lợi dụng lẫn nhau, chỉ cần có cơ hội là cả hai bên sẽ từ bỏ đối phương và hướng về phương Tây.

Ông Trần Phá Không nói rằng, Tổng thống Putin nhận thức rõ rằng cuộc chiến Ukraine được ông Tập Cận Bình ủng hộ. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình thấy rằng chiến tranh Nga-Ukraine đã rơi vào tình trạng kéo dài và không có khả năng giành chiến thắng. Do đó, Tập Cận Bình đã chơi một nước cờ, đó là tìm cách xoa dịu quan hệ Trung-Mỹ. Ông ta hiểu sâu sắc rằng đắc tội với Hoa Kỳ đồng nghĩa với đắc tội với toàn thế giới, một khi bị Hoa Kỳ trừng phạt và phong tỏa, sẽ dẫn đến sự trừng phạt và phong tỏa của nhiều quốc gia. Do đó, ông Tập Cận Bình rất muốn xoa dịu quan hệ Trung-Mỹ.

"Putin cũng nhìn ra điều này, vì vậy trong cuộc phỏng vấn với Carlson, ông đã bày tỏ suy nghĩ của mình". Ông Trần Phá Không nói: "Trên bề mặt, mối quan hệ của Putin với Tập Cận Bình có vẻ tốt đẹp, nhưng đó chỉ là một lời xã giao. Tiếp theo, Putin đã nói đến bản chất của các vấn đề thế giới, nói rằng dân số của Nga chỉ bằng 1/10 dân số Trung Quốc và năng lực kinh tế của Trung Quốc vượt xa Nga. Đối với Hoa Kỳ và phương Tây, mối đe dọa thực sự không phải là Nga mà là Đảng Cộng sản Trung Quốc".

Ông Trần Phá Không cho biết, lời nói của Putin rất rõ ràng, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc vốn chỉ là lợi dụng lẫn nhau. Nga coi Trung Cộng như một quân bài, và Trung Quốc cũng coi Nga như một quân bài.

Ông Trần nói: "Vì vậy, cả Trung Quốc và Nga đều đưa ra phán đoán rằng không thể thay đổi trật tự thế giới sau Chiến tranh Lạnh. Trật tự này vẫn luôn do Hoa Kỳ dẫn đầu, họ thấy rằng không thể lay chuyển được cục diện này. Do đó, ông Putin muốn nhân cơ hội này để xoa dịu quan hệ với Hoa Kỳ và phương Tây. Đồng thời, ông cũng thấy rằng Hoa Kỳ sẽ tổ chức bầu cử vào năm 2024 và Trump (Donald Trump) có khả năng tái đắc cử, vì vậy ông ấy đã truyền đạt thông tin tới Trump và Hoa Kỳ thông qua Carlson".

Trump sẽ 'liên Nga chống Trung' sau khi đắc cử?

Kể từ khi cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024, cựu Tổng thống Trump đã liên tục giành chiến thắng và là ứng cử viên được yêu thích nhất hiện nay.

Ông Trump chào đón những người ủng hộ tại bữa tiệc vào đêm họp kín của ông tại Khách sạn & Sòng bạc Treasure Island vào ngày 08 tháng 2 năm 2024 ở Las Vegas, Nevada. (Ảnh: Mario Tama/Getty Images)

Trump chiếm vị trí tuyệt đối trong các cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa, nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục, khả năng ông quay trở lại Nhà Trắng sẽ rất lớn.

Hiện tại, ngày càng nhiều người bắt đầu quan tâm đến việc Trump sẽ làm gì nếu một lần nữa đắc cử tổng thống. Tổng hợp từ nhiều phương tiện truyền thông cho thấy, ông Trump sẽ tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng bức tường biên giới, từ bỏ các cam kết về khí hậu và tăng cường khai thác năng lượng. Về đối ngoại, ông Trump sẽ yêu cầu ngừng chiến tranh Nga-Ukraine, sau đó thúc đẩy chiến lược "liên Nga chống Trung".

Ông Trump đã nhiều lần bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Putin kể từ khi tham gia chính trường. Một số nhân vật của đảng Dân chủ luôn lo lắng về mối quan hệ giữa Trump và Putin.

Dưới thời chính quyền Trump, cựu giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) Robert Mueller đã tiến hành cuộc điều tra "thông đồng với Nga" kéo dài gần hai năm với tư cách là công tố viên đặc biệt. Cái gọi là cuộc điều tra "thông đồng với Nga" là một cuộc điều tra của FBI về việc Trump có thông đồng với Nga hay không để can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.

Vào tháng 4/2019, kết quả điều tra được công bố rằng không thể xác nhận Trump có hành vi thông đồng với Nga.

Khán giả bùng nổ với buổi nói chuyện của ông Trump với Fox News tại Iowa
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Hamburg, Đức, ngày 07/07/2017. (Ảnh: Saul Loeb/AFP/Getty Images)

Ông Trần Phá Không cho biết, khi còn là tổng thống, Trump đã có ý định xoa dịu quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga, ông vốn định thúc đẩy chiến lược liên Nga chống Trung. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của sự kiện "thông đồng với Nga", kế hoạch này đã bị trì hoãn. Sau đó, lại xảy ra các sự kiện trọng đại khác như thay đổi tổng thống Mỹ và Nga đánh Ukraine.

"Vì vậy, vào thời điểm này, Putin sẽ tính toán rất nhiều". Trần Phá Không nói. Trước Tết Nguyên đán, Tập Cận Bình và Putin đã điện đàm, cả hai bên đều nhắc đến cái gọi là "thay đổi lớn trong một trăm năm", đây vốn là một chủ đề giữa Trung-Nga, cũng là chủ đề mà Tập Cận Bình vẫn luôn đề cập.

"Bây giờ có vẻ như do Trung Quốc và Nga mỗi bên đều có tính toán riêng, đều có ý định hướng về Hoa Kỳ và phương Tây, muốn đá chân đối phương, hoặc coi đối phương là bàn đạp hoặc lá chắn. Trong tình huống như vậy, liên minh Trung-Nga sẽ tan rã và nền tảng của liên minh đang lung lay. Trung-Nga vẫn hòa thuận nhưng không hòa hợp, đều là vì lợi ích riêng của mình mà tính toán. Một khi có cơ hội, họ sẽ tự rời đi. Vì vậy, tuyên bố này của Putin được đưa ra trong bối cảnh như vậy", ông Trần Phá Không nói.

Nói về xu hướng quan hệ Trung-Nga, Trần Phá Không cho rằng trên bề mặt, hai bên vẫn sẽ duy trì quan hệ hợp tác. Bởi vì khi họ không có được lợi ích từ phương Tây và không thể xoa dịu quan hệ, cả hai bên vẫn cần liên minh chặt chẽ để cùng nhau chống lại phương Tây. Nhưng chỉ cần bất kỳ bên nào cải thiện quan hệ với phương Tây, bên kia sẽ cảm thấy căng thẳng.

"Vì vậy, quan hệ Trung-Nga sẽ ngày càng lỏng lẻo, liên minh này rất không vững chắc". Trần Phá Không nói, "Tất nhiên, sự lỏng lẻo này sẽ không diễn ra trong một sớm một chiều, dù là cải thiện xoa dịu quan hệ với phương Tây hay quan hệ Trung-Nga lỏng lẻo thậm chí tan rã, đều cần phải trải qua một thời gian đấu đá lẫn nhau. Nhưng xu hướng chung sẽ không thay đổi, tức là quan hệ Trung-Nga chắc chắn là lợi ích chung, lợi tận thì tan, sau khi mỗi bên tính toán lợi ích riêng, cuối cùng mỗi bên sẽ ra đi".

Bộ trưởng Quốc phòng mới của Trung Quốc gọi điện cho Bộ trưởng Quốc phòng Nga

Vào ngày 31/1 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc mới được bổ nhiệm Đổng Quân đã có cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Đây là hoạt động công khai chính thức đầu tiên của Đổng Quân kể từ khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vào cuối tháng 12 năm ngoái, cũng là cuộc điện đàm đầu tiên giữa các bộ trưởng quốc phòng Trung-Nga sau khi ông nhậm chức.

Đổng Quân tuyên bố rằng quân đội Trung-Nga cần thực hiện nghiêm túc sự đồng thuận của lãnh đạo hai nước, "kiên định ứng phó với các thách thức toàn cầu, không ngừng nâng cao sự tin cậy chiến lược" và thúc đẩy quan hệ giữa hai quân đội phát triển hơn nữa.

Trong khi đó, Shoigu tuyên bố rằng quan hệ Trung-Nga đang ở mức tốt nhất trong lịch sử; Nga sẵn sàng cùng Trung Quốc đổi mới các lĩnh vực và phương thức hợp tác quân sự, thúc đẩy quan hệ giữa hai nước và hai quân đội lên một tầm cao mới.

Ông cũng cho biết kinh nghiệm hợp tác của Đổng Quân với quân đội Nga sẽ giúp hai nước không ngừng mở rộng hợp tác quân sự.

Theo Epoch Times

Dương Minh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Tổng thống Putin nhận định về đối thủ lớn nhất của Mỹ và phương Tây