Triển vọng về cuộc đàm phán hòa bình Nga - Ukraine trở nên mờ nhạt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong bối cảnh các lực lượng Nga và Ukraine đang giao tranh ở khu vực phía đông Donbass, triển vọng về một cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine trở nên mờ nhạt hơn bao giờ hết, ngay cả khi Moscow để ngỏ khả năng đàm phán cấp cao với Washington về “sự ổn định chiến lược”.

“Về vấn đề Ukraine, chúng tôi không có gì để thảo luận với họ [Mỹ]”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho biết hôm 18/11.

Moscow để ngỏ khả năng đàm phán với Mỹ, không phải với Ukraine

“Không thể có đối thoại hoặc… đàm phán vì quan điểm của chúng tôi là ở hai cực đối lập”, ông Sergey Ryabkov nói với truyền thông nhà nước Nga.

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng Moscow để ngỏ khả năng đàm phán cấp cao với Mỹ để thảo luận các vấn đề liên quan đến “sự ổn định chiến lược”.

Ông Ryabkov nói: “Nếu người Mỹ tỏ ra quan tâm và sẵn sàng [về một cuộc hòa đàm], chúng tôi sẽ không từ chối".

Đầu tháng này, hy vọng về một giải pháp ngoại giao đã dấy lên khi Tướng Mỹ Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, lên tiếng kêu gọi Kyiv và Moscow đàm phán hòa bình.

“Hãy nắm bắt thời cơ khi có cơ hội đàm phán về một giải pháp hòa bình", ông Milley nói vào ngày 9/11 sau khi Nga công bố kế hoạch rút quân khỏi hữu ngạn sông Dnipro và thành phố chiến lược Kherson.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy có chuyến thăm bất ngờ tới Kherson vào ngày 14/11/2022 tại Kherson, Ukraine. (Ảnh: Paula Bronstein/Getty Images)

Đầu tuần này, các lực lượng Ukraine đã điều động binh lính đến thành phố Kherson và các vị trí chiến lược khác gần bờ sông sau khi Nga rút quân. Đây được cho là một chiến thắng lớn dành cho Kyiv.

Tuy nhiên, cuộc rút quân cũng giúp giải phóng một lượng đáng kể nhân lực và thiết bị của Nga, được cho là đang tái triển khai đến các khu vực khác dọc theo tiền tuyến dài khoảng 1094 km.

Các phòng tuyến của Nga cũng đã được củng cố sau lệnh huy động thêm 300.000 quân dự bị gần đây của Moscow.

Giao tranh khốc liệt nhất được cho là đang diễn ra ở khu vực phía đông Donetsk cùng với Luhansk, tạo nên vùng Donbass nói tiếng Nga.

Đầu tuần này, Moscow tuyên bố lực lượng của họ đã chiếm được thị trấn Pavlivka của Donetsk sau nhiều ngày giao tranh ác liệt.

The Epoch Times không thể xác minh các tuyên bố này.

Vào cuối tháng 9, Nga chính thức sáp nhập Donetsk và Luhansk, cùng với các vùng phía nam Kherson và Zaporizhzhia. Kể từ đó, Moscow xem cả 4 khu vực này là lãnh thổ của Liên bang Nga.

Kyiv đã tuyên bố sẽ thu hồi cả bốn vùng lãnh thổ trên, cùng với khu vực phía nam của Bán đảo Crime mà Moscow đã sáp nhập vào năm 2014 và hiện là nơi đồn trú của Hạm đội Biển Đen của Nga.

Các quan chức Ukraine đã nhiều lần tuyên bố rằng, các cuộc đàm phán chỉ có thể diễn ra sau khi Nga rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ bị sáp nhập - một điều kiện mà một số người coi là phi thực tế.

Nói chuyện với các phóng viên vào ngày 16/11, ông Milley dường như hạ thấp cơ hội giành chiến thắng hoàn toàn của Kyiv trong thời gian ngắn.

Vị tướng này cho hay: “Xác suất chiến thắng quân sự của Ukraine là không cao về mặt quân sự. Theo đó, xác suất này được định nghĩa là việc Ukraine đánh đuổi các lực lượng Nga ra khỏi toàn bộ lãnh thổ nước này, bao gồm cả tuyên bố chủ quyền đối với Bán đảo Crimea".

Làn sóng lạm phát toàn cầu: Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka và Lào ở mức cao kỷ lục
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc họp nội các tại Khu phức hợp Tổng thống ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 06/06/2022. (Ảnh: ADEM ALTAN / AFP qua Getty Images)

Điện Kremlin: Miễn bình luận về 'Đàm phán'

Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, cuộc gặp giữa các quan chức tình báo hàng đầu của Mỹ và Nga được tổ chức tại Ankara vào ngày 14/11 đã đóng “vai trò then chốt” trong việc ngăn chặn “sự leo thang không kiểm soát”.

Trong một tuyên bố do văn phòng của ông Erdogan đưa ra vào ngày 18/11, ông kêu gọi khôi phục các cuộc đàm phán Nga - Ukraine đang bị đình trệ, đồng thời nhấn mạnh rằng cuộc xung đột đang diễn ra chỉ làm “tăng thêm rủi ro”.

Vào ngày 14/11, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ William Burns đã gặp người đồng cấp Nga, Sergei Naryshkin, tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc họp kín, không được thông báo trước, được cho là diễn ra tại trụ sở của Tổ chức Tình báo Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ.

Đây là cuộc tiếp xúc trực tiếp đầu tiên được biết đến giữa các quan chức cấp cao của Mỹ và Nga kể từ khi Moscow xâm lược Ukraine vào cuối tháng Hai.

Sau cuộc họp, ông Burns tới Kyiv và gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy.

Vào thời điểm đó, một phát ngôn viên của Nhà Trắng được tờ Reuters dẫn lời khẳng định rằng, ông Burns “không tiến hành đàm phán” với ông Naryshkin, người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài của Nga.

“Ông ấy không thảo luận về việc giải quyết cuộc chiến ở Ukraine”, vị phát ngôn viên này cho hay.

Theo các quan chức Mỹ, cựu đại sứ tại Moscow William Burns đã chuyển lời cảnh báo tới ông Naryshkin về hậu quả của việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.

Kể từ khi Nga sáp nhập lãnh thổ vào cuối tháng 9, các phương tiện truyền thông phương Tây đã tràn ngập các tiêu đề về “tuyên bố leo thang hạt nhân” của Moscow.

Về phần mình, Moscow nói rằng các tuyên bố của họ đang bị hiểu sai về ngữ cảnh và học thuyết hạt nhân của Nga đã nêu rõ các tình huống mà nước này buộc phải triển khai vũ khí hạt nhân.

Ngày 17/11, khi được hỏi về cuộc gặp giữa ông Burns và ông Naryshkin tại Ankara, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Chúng tôi không bình luận về nội dung cuộc đàm phán”.

Tuy nhiên, ngày hôm sau, ông Peskov lại đưa ra bình luận về các cuộc đàm phán hòa bình giữa Kyiv và Moscow do phương Tây hậu thuẫn.

Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời ông Peskov cho biết: “Việc liên lạc với phương Tây cũng có thể là yếu tố định hướng, củng cố và tăng cường liên lạc” giữa Nga và Ukraine.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Triển vọng về cuộc đàm phán hòa bình Nga - Ukraine trở nên mờ nhạt