Úc và Nhật Bản ký Hiệp ước an ninh quan trọng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Úc và Nhật Bản đã ký một "Hiệp ước lịch sử" tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến sẽ diễn ra vào ngày (6/1) nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh. Động thái này được coi là một phản ứng trước sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết trong một tuyên bố rằng, việc ký kết thỏa thuận tiếp cận có đi có lại với người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida sẽ góp phần củng cố sức mạnh của lực lượng quốc phòng hai nước.

Thoả thuận quốc phòng lớn nhất của Nhật Bản trong hơn 6 thập kỷ qua

Úc và Nhật Bản ký Thoả thuận tiếp cận đối ứng (RAA) tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến sẽ diễn ra vào ngày 6/1/2022, nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh. Đây được coi là thoả thuận quốc phòng lớn nhất mà Nhật Bản ký với đối tác nước ngoài trong hơn 6 thập kỷ qua, nhằm gia tăng khả năng ứng phó với những diễn biến mới trong khu vực.

 

Thoả thuận tiếp cận đối ứng (RAA) sẽ góp phần củng cố sức mạnh của lực lượng quốc phòng Úc - Nhật Bản. (Ảnh Getty Images)

Thủ tướng Morrison nhấn mạnh: "Hiệp ước này là một tuyên bố về cam kết của hai quốc gia trong việc cùng hợp tác để đối phó với những thách thức về an ninh chiến lược chung mà chúng ta phải đối mặt, đóng góp cho một Ấn Độ - Thái Bình Dương an toàn và ổn định."

“Lần đầu tiên, hiệp ước cung cấp một khuôn khổ rõ ràng nhằm nâng cao khả năng tương tác và hợp tác giữa lực lượng phòng thủ của hai nước chúng ta”, ông cho biết thêm.

Thông báo được đưa ra sau khi Thủ tướng Kishida hủy các chuyến công du tới Hoa Kỳ và Úc do số ca nhiễm COVID tăng đột biến.

Thoả thuận cũng cho phép Úc và Nhật Bản chia sẻ về các cơ hội để tăng cường quan hệ đối tác giữa chính phủ và doanh nghiệp về năng lượng sạch, về công nghệ nhằm giảm lượng khí thải carbon, các công nghệ và vật liệu quan trọng.

Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi và người đồng cấp Úc, Marise Payne, tháng trước đã nhất trí thúc đẩy “quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt” của các nước lên “cấp độ cao hơn” để đạt được mục tiêu “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Mở cửa”, theo tờ Nhật Bản

Úc và Mỹ cũng đã tái khẳng định nỗ lực thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và hướng tới mục tiêu làm sâu sắc hơn quan hệ đồng minh của họ trong bối cảnh lo ngại về tham vọng kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong khu vực.

Liên minh AUKUS: sự trỗi dậy của liên minh quốc phòng mới

Ngày 15/9, Mỹ, Anh và Úc ra thông báo chính thức về thiết lập mối quan hệ đối tác an ninh ba bên, (gọi tắt là AUKUS), ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Đây là một liên minh phòng thủ chiến lược ba bên mới giữa Úc, Anh và Mỹ. Ba nước cam kết hợp tác với nhau tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm hợp tác phát triển tàu ngầm chạy bằng nhiên liệu hạt nhân và những công nghệ tiên tiến khác.

Úc, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã công bố quan hệ đối tác quốc phòng chiến lược mới - được gọi là AUKUS - để chế tạo một lớp tàu ngầm hạt nhân và cùng hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong ảnh là tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia Australia đóng tại HMAS Stirling vào ngày 21/1/2021 tại Garden Island, Úc. (Ảnh Getty Images)

Giống nhóm Bộ tứ (Quad) bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, thỏa thuận AUKUS không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc, không có ý công khai gây hấn với Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn phản đối nhóm Bộ tứ và mới nhất là AUKUS. Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 17/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng AUKUS phá hoại nghiêm trọng nền hòa bình và ổn định trong khu vực, tăng cường chạy đua vũ trang và phá hoại các nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế”.

Bắc Kinh hy vọng thỏa thuận giữa Nhật Bản và Úc sẽ không tạo ra làn sóng phức tạp mới tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Như vậy, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một liên minh quốc phòng mạnh mẽ mới ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Thế giới


BÀI CHỌN LỌC

Úc và Nhật Bản ký Hiệp ước an ninh quan trọng