Ác mộng của nhiều tỷ phú Trung Quốc: Chịu kết cục thê thảm vì trót làm điều này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chỉ vì sơ sẩy chỉ trích hệ thống ngân hàng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là “tiệm cầm đồ”, tỷ phú Jack Ma từng được tung hô như biểu tượng của nền công nghệ cao của Trung Quốc đã bị thất sủng, và đế chế Alibaba hứng chịu bão táp liên hồi.

Tương tự, hàng loạt các tỷ phú Trung Quốc trong những năm gần đây đều chịu kết cục bi thảm. Người tán gia bại sản, người chịu cảnh tù đày, mất tích hoặc tử hình hay bị chết bí ẩn. Tất cả chỉ vì họ đã liều lĩnh vượt qua lằn ranh đỏ của ĐCSTQ?

Bất chấp cuộc chiến thương mại với Mỹ cũng như kinh tế thế giới đình đốn vì đại dịch COVID-19, đầu năm 2021 Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên có hơn 1.000 tỷ phú.

Kinh tế Trung Quốc bùng nổ trong suốt vài thập kỷ qua đã tạo ra một tầng lớp siêu giàu mới, với những cái tên đình đám như Jack Ma, Joseph Tsai, Lại Tiểu Dân…

Nhưng liệu tỷ phú Trung Quốc có sung sướng và quyền lực như nhiều người nghĩ?

Tiền của tỷ phú hay của ai khác?

Nhiều người nghĩ rằng, cỡ tỷ phú với gia tài hơn 60 tỷ đô la như Jack Ma thì việc mua máy bay tư nhân hay biệt thự dễ như trở bàn tay. Nhưng thực tế, tỷ phú Jack Ma hay trợ thủ đắc lực của ông là tỷ phú Joseph Tsai đã phải thế chấp một phần cổ phiếu để mua những thứ “tương đối rẻ hơn” so với tổng tài sản của họ. Các ngân hàng phương Tây gồm Goldman Sachs, Morgan Stanley, Credit Suisse và UBS đã cung cấp các khoản vay này.

Có thể bạn cho rằng, việc cầm cố cổ phiếu với các tỷ phú phương Tây là chuyện bình thường. Nhưng theo nhà bình luận Ryan McMorrow của tờ Financial Times, thì “hầu hết các công ty Mỹ đều hạn chế các giám đốc điều hành cầm cố cổ phiếu, bởi việc phải bán cổ phiếu cầm cố có thể làm giảm giá cổ phiếu của công ty”.

Để sở hữu chiếc máy bay tư nhân của hãng Gulfstream G650ERs, cả Jack Ma lẫn Joseph Tsai dường như không đủ khả năng để mua mà phải vay tiền từ Credit Suisse, mặc dù mỗi người đã rút ra hơn 5 tỷ USD từ cổ phiếu kể từ năm 2017. Hàng tỷ đô la tiền mặt mà 2 vị tỷ phú này rút ra đó lẽ ra dư sức để mua máy bay.

Vậy tại sao ông Ma và ông Tsai lại vay tiền từ ngân hàng nước ngoài, phải chăng có uẩn khúc? Họ có giữ tiền trong các ngân hàng mà họ phải xin phép ĐCSTQ để rút tiền không? Lẽ nào 2 tỷ phú này không có quyền sử dụng với số tiền đó?

Lẽ nào ông Jack Ma và ông Joeseph Tsai không có quyền sử dụng với số tiền đó? 
Lẽ nào ông Jack Ma và ông Joeseph Tsai không có quyền sử dụng với số tiền đó? (Tổng hợp)

Giá của chiếc máy bay là khoảng 66,5 triệu đô la. Tức là chỉ chiếm chưa đến 1% trong tổng tài sản trị giá 11,2 tỷ đô la của Joseph Tsai và thật là nhỏ so với tài sản hơn 60 tỷ đô la của Jack Ma.

Kyle Bass, giám đốc đầu tư của Hayman Capital Management cho biết: “Tỷ phú Tsai và Jack Ma được gọi là tỷ phú vì ĐCSTQ cho phép danh xưng như vậy. Điều đó có thể sẽ thay đổi ngay lập tức”.

Ông Bass nói rằng Jack Ma và Joseph Tsai “cần vay các ngân hàng phương Tây để thỏa mãn cuộc sống xa hoa của họ” là một bí ẩn khiến thế giới bên ngoài không thể đoán trước. Ông viết: “Rất có thể mỗi đô la mà những người giàu có thu được thông qua việc bán cổ phiếu phải được đặt dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ.”

Phải chăng tỷ phú Trung Quốc chỉ là “quân cờ thí” trong tay của ĐCSTQ?

Cú sảy miệng hệ lụy cả đế chế Alibaba

Ngày 10/1/2022, tỷ phú Jack Ma xuất hiện hiếm hoi tại một buổi lễ của một trường tiểu học. Sau khi xem video buổi lễ này, nhiều người dùng mạng xã hội tại Trung Quốc đã nhận xét rằng có vẻ như vị tỷ phú khiêm tốn và chú ý đến lời ăn tiếng nói hơn trước.

Kể từ khi sáng lập ra Alibaba trong một căn hộ nhỏ ở thành phố Hàng Châu vào năm 1999, cho đến khi ra đời ứng dụng thanh toán điện tử Alipay năm 2004 và ngân hàng mạng Ant Financial năm 2014, tỷ phú Jack Ma đã làm nên một cuộc cách mạng trong tiêu dùng và thanh toán ở Trung Quốc. Đồng thời đưa Trung Quốc trở thành "ông lớn" trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ số.

Tất nhiên thành công của ông chủ Alibaba không nằm ngoài tham vọng của chính quyền Bắc Kinh, cũng như có sự “chống lưng” của ĐCSTQ cho tới ngày 24/10/2020, tại Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính Thượng Hải lần thứ 2, Jack Ma đã mỉa mai ví von hệ thống ngân hàng Trung Quốc không khác gì "tiệm cầm đồ".

Không chỉ vậy, Jack Ma còn cho rằng chính quyền Bắc Kinh đang kìm hãm nỗ lực đổi mới, và "dùng cách quản lý ga tàu để vận hành sân bay" trong thời đại tài chính điện tử.

Như nhà phân tích Trung Quốc Chrisitina Boutrup nhận định: "Ngày hôm đó, Jack Ma đã vượt qua cái ranh giới vô hình vốn phân định cái gì nên nói và không nên nói ra".

Jack Ma đã mỉa mai ví von hệ thống ngân hàng Trung Quốc không khác gì "tiệm cầm đồ". 
Jack Ma đã mỉa mai ví von hệ thống ngân hàng Trung Quốc không khác gì "tiệm cầm đồ". (Getty images)

Những phát biểu thể hiện quan điểm của tỷ phú Jack Ma đã khiến quan chức của ĐCSTQ lo ngại. Bởi hệ thống ngân hàng Nhà nước độc tài quan liêu, phụ thuộc vào các mệnh lệnh chính trị của ĐCSTQ sẽ không thể cạnh tranh được với Alibaba, Alipay và Ant. Giới chóp bu ở Trung Nam Hải càng thấp thỏm hơn, lo sợ có ngày tập đoàn của tỷ phú Jack Ma có thể chi phối hay làm thay đổi hệ thống chính trị của ĐCSTQ.

Là người luôn biết dựa vào quyền lực chính trị của ĐCSTQ để tận dụng phát triển, nâng tầm Alibaba, nhưng phát ngôn lần này của Jack Ma đã vượt qua lằn ranh đỏ, làm phật lòng giới lãnh đạo ĐCSTQ và bắt đầu những chuỗi ngày giông tố không chỉ với ông ta mà còn cả tập đoàn Alibaba.

Hệ quả là, Ant Group - công ty con của Alibaba buộc phải hủy đợt phát hành cổ phiếu ra mắt công chúng lần đầu trị giá 35 tỷ USD.

Như thế vẫn chưa đủ, năm 2021, Alibaba tiếp tục rơi vào vòng xoáy chia năm xẻ bảy bởi lệnh trừng phạt của ĐCSTQ. Tuy Ant Group không còn thuộc Alibaba Group, nhưng tập đoàn này không tránh khỏi vạ lây khi nhận án phạt khủng chưa từng có lên đến 2,75 tỷ USD.

Trong khi ấy, cổ phiếu của Alibaba rớt thảm hại, giảm 46% kể từ đầu tháng 11/2020, thổi bay khoảng 380 tỷ USD giá trị thị trường của Alibaba. Và vì thế mà tài sản của ông chủ Jack Ma cũng tụt dốc không phanh. Theo thống kê từ Bloomberg Billionaires Index, tài sản của Jack Ma bốc hơi 13,2 tỷ USD, hiện còn 48,8 tỷ USD (tính đến tháng 8/2021).

Kênh Initium Media có trụ sở tại Hồng Kông đưa tin rằng, trong một bài phát biểu vào năm 2011, Jack Ma từng nói: "Không có doanh nhân nào ở Trung Quốc chết một cách tự nhiên".

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí ESQUIRE vào tháng 1/2013, Jack Ma phủ nhận ông đã nói câu đó và cho biết:

“Bản thân tôi nghĩ rằng những người giàu có nhất Trung Quốc thực sự sẽ không có kết cục tốt. Điều đó đúng vào cả lúc này và đúng trong suốt lịch sử (của ĐCSTQ). Lịch sử sẽ không thay đổi vì ngày hôm nay.

“Tôi, Jack Ma, đã biết kết cục của chính mình, vì vậy tôi rất lạc quan về điều này. Tôi vẫn sẽ tiếp tục tiến về phía trước, vì dù tốt hay xấu thì kết cục đã có rồi. Bạn biết rằng kết thúc sẽ rất buồn, nhưng bạn vẫn muốn làm điều đó”.

status/1402368615794589696

“Doanh nhân Trung Quốc sẽ không có kết cục tốt đẹp”

Jack Ma đã đoán trúng kết cục của mình và của cả các doanh nhân giàu có khác tại Trung Quốc. Nhiều doanh nhân tại Trung Quốc tiết lộ họ "lạnh gáy" khi chứng kiến màn thanh toán Alibaba của chính quyền Bắc Kinh.

Những động thái thanh trừng Alibaba chỉ là đòn cảnh cáo nhằm khẳng định vị thế có 1-0-2 của ĐCSTQ. Đã có quá nhiều nạn nhân chỉ vì chỉ trích quá đà ĐCSTQ đã bị khuynh gia bại sản với các lý do mà chính quyền “tự vẽ ra” như gian lận, trốn thuế hay làm trái quy định Nhà nước.

Vụ tỷ phú Lại Tiểu Dân (Lai Xiaomin), chủ tịch tập đoàn tài chính Huarong bị tuyên án tử hình ngày 5/1/2021 về tội tham nhũng và trụy lạc là trường hợp nhãn tiền gần đây nhất.

Tháng 11/2020, ông chủ tập đoàn kinh doanh nông sản Tôn Đại Ngọ (Sun Dawu) đã bị bắt cùng gia đình vì công khai chỉ trích chính quyền địa phương đã giảm nhẹ mức nghiêm trọng của dịch tả lợn châu Phi năm 2019. Tập đoàn của ông sau đó đã bị chính quyền địa phương thôn tính.

Chủ tịch tập đoàn bảo hiểm Anbang là Ngô Tiểu Huy (Wu Xiaohui) đã mất tích vào năm 2017, trước khi bị kết án 18 năm tù về tội "tham ô".

Tỷ phú bất động sản Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) bị kết án 18 năm tù vào tháng 9/2019 vì "vi phạm kỷ luật đảng". Nguyên nhân là do ông đã chỉ trích chế độ ĐCSTQ và gọi Tập Cận Bình là "thằng hề".

Thống kê của tờ New Culture News năm 2017 cho biết, Trung Quốc được xem là nơi có tỷ lệ các tỷ phú tử vong khá cao. Cái chết của tỷ phú Lại Tiểu Dân là hiện thân cho số phận bi thảm của nhiều đại gia ở Trung Quốc, vốn có quyền làm bất cứ điều gì miễn là phải phục tùng tuyệt đối ĐCSTQ.

Đã có quá nhiều nạn nhân chỉ vì chỉ trích quá đà ĐCSTQ đã bị khuynh gia bại sản với các lý do mà chính quyền “tự vẽ ra” như gian lận, trốn thuế hay làm trái quy định Nhà nước. 
Đã có quá nhiều nạn nhân chỉ vì chỉ trích quá đà ĐCSTQ đã bị khuynh gia bại sản với các lý do mà chính quyền “tự vẽ ra” như gian lận, trốn thuế hay làm trái quy định Nhà nước. (Tổng hợp)

Các ông chủ của các tập đoạn lớn chỉ có một quyền tự do duy nhất: "Đoàn kết xung quanh ĐCSTQ và nỗ lực phát huy sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế". Đây là lời của ông Tập Cận Bình phát biểu vào tháng 9/2020.

Jack Ma đã nói đúng: Doanh nhân Trung Quốc sẽ không có kết cục tốt đẹp”.

Kể từ ngày thành lập vào năm 1949, ĐCSTQ đã giết hại các nhà tư sản để đạt mục đích cướp tài sản của họ. Số người “tự sát”, “mất tích” và “tử hình” lên tới 4 triệu người.

Trong “Chiến dịch Ngũ Phản” năm 1952, không một nhà tư sản nào thoát khỏi bàn tay sắt của ĐCSTQ. Chính quyền độc tài này đã nghĩ ra muôn vàn lý do để thanh trừng, như yêu cầu các nhà tư sản phải đóng thuế mà họ “đã trốn” từ tận thời Quang Tự (1875-1908), từ thời nhà Thanh (1644-1911). Các nhà tư sản không thể có cách nào trả được những thứ “thuế” vô lý này, ngay cả khi gán hết tài sản.

Vì vậy TỰ VẪN là phương thức mà ĐCSTQ ‘ban tặng” cho họ khi bị dồn đến chân tường. Nhưng ngay cả bị buộc phải chết, họ cũng không dám nhảy xuống sông tự vẫn vì nếu không tìm thấy xác của họ, ĐCSTQ sẽ buộc tội họ là trốn sang Hồng Kông, và họ hàng thân thích sẽ phải chịu liên đới. Do đó họ buộc phải nhảy lầu và để lại xác cho ĐCSTQ thấy bằng chứng về cái chết của họ.

Kết cục của những người “bán linh hồn” cho ĐCSTQ

Các nhà quan sát phương Tây vẫn cho rằng vai trò của ĐCSTQ trong khối doanh nghiệp tư nhân chỉ là hình thức. Nhưng Luật Tình báo Quốc gia 2017 của Bắc Kinh đề ra, lại bắt buộc mọi công dân và tổ chức phải tuân thủ lệnh hợp tác. Vì vậy Luật này càng củng cố niềm tin rằng, các đại gia Trung Quốc đều cam kết tuyệt đối trung thành với ĐCSTQ.

Luật Tình báo Quốc gia 2017 của Bắc Kinh củng cố niềm tin rằng, các đại gia Trung Quốc đều cam kết tuyệt đối trung thành với ĐCSTQ. 
Luật Tình báo Quốc gia 2017 của Bắc Kinh củng cố niềm tin rằng, các đại gia Trung Quốc đều cam kết tuyệt đối trung thành với ĐCSTQ. (Getty Images)

Hiển nhiên, trung thành với Đảng là một điều kiện tiên quyết để làm giàu. Như tỷ phú Lưu Cường Đông, người sáng lập JD.com từng phát biểu: “Chủ nghĩa cộng sản (Trung Quốc) sẽ được hiện thực hóa trong thế hệ của tôi”.

Hứa Gia Ấn, Chủ tịch tập đoàn bất động sản Evergrande tuyên bố rằng '"mọi thứ mà tập đoàn của ông đang có đều là nhờ vào công ơn của Đảng'"

Chủ tập đoàn công nghệ nặng Sany là Lương Văn Căn nói rằng cuộc sống của ông 'là thuộc về Đảng'

Giám đốc điều hành tập đoàn công nghệ Sogou là Trương Triều Dương tuyên bố các công ty của tập đoàn sẽ được 'hợp nhất' với Đảng.

Để đo lường mức độ sâu sắc của sự hợp nhất giữa Đảng và khối doanh nghiệp tư nhân, tỷ phú Mã Hóa Đằng của tập đoàn Tencent, Lý Ngạn Hoành của tập đoàn Baidu, Jack Ma - Alibaba và hầu hết các CEO khác đều gia nhập trở thành đảng viên ĐCSTQ.

Đầu những năm 2000, ĐCSTQ đã áp dụng chính sách thu hút các nhà tư bản và giám đốc điều hành các công ty vào bộ máy của Đảng. Để có được các đặc ân, các doanh nhân hẳn nhiên phải phục tùng sự chỉ huy của ĐCSTQ.

Để gây dựng được đế chế Alibaba hùng mạnh, hiển nhiên Jack Ma cũng có thể không nằm ngoài số đó, đã khuất phục trước ý muốn của chính quyền tà ác khi vị tỷ phú này công khai nói rằng, việc ĐCSTQ huy động xe tăng đến quảng trường Thiên An Môn năm 1989 là “một quyết định đúng đắn”.

Cho dù các tỷ phú Trung Quốc tuân theo mệnh lệnh của ĐCSTQ là để phục vụ lợi ích trong kinh doanh của họ, hay là ý thức hệ về cái gọi là “lòng yêu nước”, thì họ cũng đã bày tỏ sự tôn sùng của mình trước ĐCSTQ.

Kết cục nhãn tiền là: Chơi dao lắm có ngày đứt tay. Jack Ma và tập đoàn Alibaba của ông, cùng nhiều tỷ phú, doanh nhân khác đã cùng phải chịu kết cục ảm đạm.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của ntdvn.net

Xuân Trường

Tham khảo:
[1] - https://www.bbc.com/news/technology-56448688
[2] - https://www.theepochtimes.com/chinas-billionaires-are-fake_3886138.html
[3] - https://economictimes.indiatimes.com/news/international/business/jack-mas-290-billion-loan-machine-is-changing-chinese-banking/articleshow/70418197.cms?from=mdr
[4] - https://www.forbes.com/sites/georgecalhoun/2021/06/07/the-sad-end-of-jack-ma-inc/?sh=5f4b8fbb123a
[5] - https://www.washingtonpost.com/world/chinese-billionaire-jack-ma-confirms-exit-at-alibaba-announces-successor/2018/09/09/a419c5e4-b49e-11e8-b79f-f6e31e555258_story.html
[6] - https://economictimes.indiatimes.com/news/international/world-news/where-is-jack-ma-chinese-billionaire-joins-the-list-of-chinas-high-profile-disappearances/the-teacher-who-became-a-business-tycoon/slideshow/80150939.cms
[7] - https://asia.nikkei.com/Opinion/Jack-Ma-punishment-a-lesson-for-China-s-other-tech-bad-boys
[8] - https://www.wsj.com/articles/SB10001424127887323993804578618733118526650



BÀI CHỌN LỌC

Ác mộng của nhiều tỷ phú Trung Quốc: Chịu kết cục thê thảm vì trót làm điều này