Chuyên gia: ĐCSTQ đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ trị giá lên đến 600 tỷ USD mỗi năm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo một chuyên gia làm chứng tại Quốc hội Mỹ hôm 8/3, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã và đang đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ trong nhiều năm, khiến người Mỹ thiệt hại lên đến 600 tỷ USD mỗi năm, tương đương với việc khiến mỗi gia đình Mỹ thiệt hại khoảng 6.000 USD.

Theo các nhân chứng, hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ của ĐCSTQ có tính hệ thống, có chủ ý, và rõ ràng nhưng không được chính phủ liên bang giải quyết thỏa đáng.

Dân biểu Đảng Cộng hòa Ben Cline lập luận rằng: “Khi nói đến tài sản trí tuệ, ĐCSTQ đã và đang ăn sạch bữa trưa của chúng ta trong nhiều năm qua nhiều đời chính quyền của cả lưỡng đảng". Tuy nhiên sau đó ông đã sửa lại lời bình luận của mình.

“Tôi cho rằng cần phải đổi thành, ‘Họ đã và đang đánh cắp tiền ăn trưa của chúng ta và phô trương ngay trước mắt chúng ta’”.

Theo các chuyên gia, để ngăn chặn hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của ĐCSTQ, Hoa Kỳ phải áp dụng một chiến lược đa chiều bắt đầu bằng việc phát triển ý chí xã hội mang tính lưỡng đảng để đối phó với vấn đề này.

Lời khai của các chuyên gia được đưa ra tại phiên điều trần của Tiểu bang Tư pháp Hạ viện Mỹ về Tòa án, Tài sản trí tuệ, và Internet vào ngày 8/3. Trong phiên điều trần, các thành viên của cả lưỡng đảng đều thừa nhận rằng việc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ vẫn đang diễn ra và cả hai đảng sẽ quyết tâm tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

Hành động thiếu văn minh

Kể từ khi Tổng thống Richard Nixon nối lại quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1972, Hoa Kỳ đã bắt đầu quan hệ ngoại giao với quốc gia này.

Theo Chủ tịch tiểu bang Darrel Issa, dân biểu Đảng Cộng hòa, mặc dù nhìn chung là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, nhưng mối quan hệ thương mại cởi mở với Trung Quốc không có tác dụng điều tiết như mong muốn đối với hành vi của ĐCSTQ.

Dân biểu Issa phân tích rằng, “An ninh quốc gia của Hoa Kỳ đang đối mặt với rủi ro vì chính phủ Trung Quốc đang tìm cách chiếm được ưu thế thông qua sử dụng công nghệ có được cả trong và ngoài nước”, thậm chí thông qua các biện pháp hợp pháp và bất hợp pháp.

Thành viên cấp cao của Đảng Dân chủ trong tiểu bang, Dân biểu Hank Johnson, cũng đồng tình với nhận định này.

Dân biểu Johnson nhấn mạnh: “Chúng tôi hiểu rằng quy mô đánh cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc là rất lớn. Chúng tôi biết rằng việc này làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh và thành công của các nhà phát minh của Hoa Kỳ".

Một mẫu máy bay C919 của Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (Comac) tại Triển lãm Hàng không Singapore ở Singapore vào ngày 6/2/2018. (Ảnh: Seong Joon Cho/Bloomberg/Getty Images)

“Và chúng tôi hiểu rằng Hoa Kỳ cần phải cải thiện luật pháp và chính sách của mình để không chỉ bảo vệ tài sản trí tuệ của Mỹ tránh rơi vào tay chính phủ Trung Quốc mà còn nhằm giảm thiểu thiệt hại đã xảy ra".

Tuy nhiên, Dân biểu Johnson và các nhà lập pháp khác cảnh báo rằng sự cạnh tranh của Hoa Kỳ với Trung Quốc không nên thúc đẩy chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đối với người châu Á.

Dân biểu Johnson nhấn mạnh rằng: “Chúng ta đang ở trong cuộc chiến đổi mới với Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta không chiến thắng cuộc chiến đó bằng cách cống hiến các giá trị của Hoa Kỳ và nhượng bộ trước sự căm ghét".

‘ĐCSTQ đánh cắp bất kỳ thứ gì mà họ không có được’

Theo các nhân chứng, hoạt động đánh cắp tài sản trí tuệ của ĐCSTQ là một cách tiếp cận “toàn xã hội”.

Theo ông William Evanina, người sáng lập và là Giám đốc điều hành của Evanina Group, một công ty tư vấn chuyên về bảo mật tài sản trí tuệ, “Trung Quốc sử dụng các hoạt động tình báo, các khoản đầu tư khoa học và công nghệ, sự hợp tác học thuật, quan hệ đối tác nghiên cứu, các công ty liên doanh, các công ty bình phong, các hoạt động mua lại và sáp nhập công ty, và hành vi đánh cắp trắng trợn thông qua các mối đe dọa nội bộ và xâm nhập mạng".

Ông nhận định rằng Trung Quốc đánh cắp gần như “mọi thứ” liên quan đến tài sản trí tuệ.

Theo ông Evanina, danh sách đánh cắp này “rõ ràng, ngắn gọn, đồng thời mang tính chiến lược và toàn diện. Ông kể tên một vài lĩnh vực: công nghệ hàng không vũ trụ biển sâu, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, sản xuất, năng lượng sạch, công nghệ pin điện, và bộ gen DNA".

Ông Evanina lấy dẫn chứng chiếc máy bay C929 của công ty Trung Quốc Comac, sẽ ra mắt vào tháng 4/2023. Theo đso, C929 được tạo ra gần như hoàn toàn bằng công nghệ đánh cắp.

Xử lý các lỗ hổng

Các nhân chứng nhấn mạnh rằng, chiến thuật chính của các tập đoàn Trung Quốc là lợi dụng luật bằng sáng chế của Hoa Kỳ để trục lợi.

Các công ty Trung Quốc sẽ đánh cắp các ý tưởng và các cải tiến đổi mới của Mỹ, đôi khi nhờ vào sự trợ giúp của luật cấm các hợp đồng không cạnh tranh của tiểu bang, sau đó đăng ký lấy bằng sáng chế về sản phẩm và kiện công ty đổi mới của Hoa Kỳ vi phạm bằng sáng chế.

Theo ông Charges Duan, Giáo sư của Đại học Luật Washington thuộc Đại học Hoa Kỳ và là một thành viên Ủy ban tư vấn cộng đồng thuộc Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ, để ngăn ĐCSTQ lợi dụng điều đó, quy trình cấp bằng sáng chế của Hoa Kỳ cần được cải thiện để đảm bảo rằng các bằng sáng chế được xem xét chính xác và việc thực thi pháp luật là công bằng cả ở Hoa Kỳ và ở Trung Quốc.

Bảng quảng cáo TikTok ở Union Station, Washington, vào ngày 17/2/2023. (Ảnh: Madalina Vasiliu/The Epoch Times)

Việc liên doanh giữa các doanh nghiệp Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đã tạo cơ hội cho hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ.

Ông Evanina cho biết: “Hoa Kỳ không chơi cùng một luật với ĐCSTQ".

Mặc dù thừa nhận rằng việc các công ty Trung Quốc đầu tư vào Hoa Kỳ là hợp pháp và thường mang lại lợi nhuận, nhưng ông Evanina kêu gọi lãnh đạo các doanh nghiệp Mỹ cần cân nhắc sự đánh đổi giữa lợi nhuận của công ty và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Ông nhấn mạnh: “Hiện tại, sự thống trị toàn cầu của chúng ta, hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa của chúng ta, rõ ràng đã thay thế và chồng chéo lên các mối quan tâm về an ninh quốc gia”.

Các nhà sáng chế công nghệ và các tổ chức nghiên cứu không phải là lỗ hổng duy nhất. Các ứng dụng mạng xã hội là một lỗ hổng khác, đặc biệt là những ứng dụng gửi lại dữ liệu người dùng cho các nhà sản xuất ứng dụng, nhiều ứng dụng trong số đó có trụ sở tại Trung Quốc.

Ông Mark Cohen, Giảng viên chính nổi tiếng và là giám đốc của Dự án Tài sản Trí tuệ châu Á thuộc Trung tâm Luật và Công nghệ Berkeley, cho biết: “Đây thực sự là một vấn đề đánh giá những rủi ro do cửa sau gây ra. Tôi nghĩ chúng ta cần phải làm việc này tốt hơn".

Những nỗ lực của nhiều chính quyền tiền nhiệm nhằm sửa đổi hành vi của ĐCSTQ đều thất bại. Theo ông Evanina, điểm khởi đầu cho bất kỳ nỗ lực nào trong tương lai là xây dựng một cách tiếp cận công tư, phi đảng phái đối với vấn đề này.

Ông kết luận: “Chúng ta phải có ý chí chính trị trong các đảng và trong các chính quyền và, đặc biệt là trong cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ".

“Nếu không có ý chí vững chắc, việc bảo vệ nền kinh tế Hoa Kỳ và người lao động Mỹ trước tác động tiêu cực do các chính sách và thủ đoạn của Trung Quốc gây ra sẽ ngày càng khó khăn hơn".

Theo The Epoch Times

Thanh Hải biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: ĐCSTQ đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ trị giá lên đến 600 tỷ USD mỗi năm