Chuyên gia: Lợi ích chiến lược của Israel ở Ukraine đang thay đổi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bất chấp những lời kêu gọi viện trợ và phàn nàn từ Ukraine, Israel đã từ chối các yêu cầu cung cấp vũ khí cho nước này. Ukraine hiện đang hứng chịu hàng loạt tên lửa hành trình và máy bay không người lái cảm tử nhằm vào các mục tiêu trên khắp đất nước. Những vũ khí này đang phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine.

Israel lo ngại sâu sắc về việc Iran được cho là đang cung cấp cho Nga nhiều loại máy bay không người lái, trong đó có cả Shahed-136. Hơn nữa, Iran có thể sẽ sớm gửi tên lửa chiến thuật cho Nga.

Một trong những tên lửa mà Iran có thể gửi tới Nga là Fateh-110. Đây là tên lửa nhiên liệu rắn có tầm bắn lên đến 300 km và mang đầu đạn nặng khoảng 650 kg. Fateh có nhiều biến thể khác nhau.

Một loại tên lửa khác mà Iran có kế hoạch cung cấp cho Ukraine là Zolfaghar, một biến thể tầm xa của Fateh-110. Tầm hoạt động của nó lên đến 700 km. Tên lửa này sẽ sử dụng hệ thống định vị GPS Glonass (Globalnaya Navigatsionnaya Sputnikovaya Sistema - GNSS) của Nga. Glonass là hệ thống định vị toàn cầu của Nga, tương tự định vị GPS của Mỹ.

Nga đang cạn kiệt kho dự trữ tên lửa của mình và đang rất cần tên lửa cũng như máy bay không người lái của Iran để tiếp tục nỗ lực chiến tranh tại Ukraine. Nga rõ ràng đã tìm đến nguồn cung cấp vũ khí từ Trung QuốcTriều Tiên, nhưng cả hai nước này đều không sẵn sàng viện trợ cho Nga.

Bởi chỉ sử dụng được một lần duy nhất, Shahed-136 còn được gọi là máy bay không người lái cảm tử (kamikaze drone). Người Nga được cho là đã cải tiến loại vũ khí này với tên gọi Geran-2. Máy bay không người lái này không có camera, vì vậy nó phụ thuộc hoàn toàn vào tọa độ GPS.

Điều hướng bay và độ chính xác của Shahed-136 dựa trên hệ thống GPS Glonass của Nga. Cả hai yếu tố này đều có thể bị phá hủy hoặc lạc sóng nếu GPS bị chặn hoặc bị dập tắt bởi tổ hợp phá sóng như máy Terminix của Mỹ. Shahed-136 có tốc độ bay chậm và bay ở tầm thấp, do đó dễ bị bắn hạ bởi vũ khí hạng nhẹ. Tuy nhiên, nó có tầm bắn xa. Shahed-136 cũng thiếu khả năng tấn công mục tiêu di động và không có cơ chế phòng thủ tối thiểu mang trên thân, đặc biệt là trước các hệ thống chống UAV tiên tiến.

Tên lửa hành trình của Nga và máy bay không người lái của Iran đã hạ gục khoảng 30% cơ sở hạ tầng điện dân dụng của Ukraine. Nếu các cuộc tấn công tiếp tục, Ukraine sẽ phải đối mặt với những khó khăn đáng kể, đặc biệt là khi thời tiết xấu đi vào mùa đông.

Ukraine đã đặc biệt yêu cầu Israel cung cấp hệ thống Vòm Sắt (Iron Dome) cho nước này. Hệ thống Vòm Sắt đã bắn hạ hàng nghìn tên lửa tầm ngắn Hamas và đã được thử nghiệm thành công tại White Sands US Army, chứng minh cơ sở chống lại các mục tiêu tên lửa hành trình mô phỏng. Iron Dome là một chương trình hợp tác giữa Israel và Hoa Kỳ.

Vòm Sắt là hệ thống phòng không nhiều lớp, nòng cốt là tổ hợp đánh chặn phòng thủ tên lửa giai đoạn cuối mới mang tên Stunner, được thiết kế để đánh chặn tên lửa và rocket ở cự ly từ 40-200km. Không chỉ chặn tên lửa, Vòm Sắt còn tiêu diệt được pháo, súng cối, máy bay, trực thăng hoặc các loại máy bay không người lái. Nó tạo nên một lá chắn phòng ngự trên khu vực được triển khai, được thiết kế xử lý cùng lúc nhiều mối đe dọa cả ngày lẫn đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.

Mối quan tâm chính của Israel cho đến nay vẫn chưa khiến người Nga tức giận. Trong nhiều năm, Israel đã có một thỏa thuận với Nga về các hoạt động của Israel trong không phận Syria. Thỏa thuận đó đã cho phép không quân Israel không kích các mục tiêu của lực lượng Hezbollah và Iran ở Syria. Lực lượng Hezbollah với sự giúp đỡ của các chuyên gia Iran, đã đưa tên lửa và máy bay không người lái được vũ trang chính xác và nguy hiểm vào Syria để đối phó với Israel. Ngoài ra, Iran, Syria và Triều Tiên đã xây dựng một lò phản ứng hạt nhân ở Syria để sản xuất plutonium dùng cho phát triển vũ khí hạt nhân.

Hầu hết các hoạt động không kích của Israel trên lãnh thổ Syria đều cần có sự đồng ý của Nga. Nga đặt hệ thống phòng không dưới sự kiểm soát của mình ở Syria tại căn cứ không quân ở Khmeimim và gần cảng hải quân Tartus của nước này. Gần đây, Nga được cho là đã rút một hệ thống phòng không S-300 cùng với 1.200 binh sĩ khỏi Syria. Sau đó, Moscow thể sẽ tái triển khai lực lượng này tới Kyiv.

Bất chấp tuyên bố rõ ràng của Israel rằng họ muốn duy trì mối quan hệ với Nga, Ukraine vẫn không ngừng thúc ép Israel hỗ trợ vũ khí cho nước này. Ông Benny Gantz, Bộ trưởng Quốc phòng Israel, gần đây đã từ chối cuộc gọi từ Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine. Trong một nỗ lực nhằm hạ nhiệt căng thẳng, Thủ tướng Israel Yair Lapid đã nói chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba, cố gắng xoa dịu tình hình vì lời từ chối bán vũ khí của Israel. Theo đó, phía Isreal bày tỏ mối quan ngại của nước này về việc Iran bị cáo buộc có "dính líu" tới Nga.

Trên thực tế, hình thế của cuộc chiến ở Ukraine đang thay đổi. Các lực lượng Ukraine đang đẩy lùi quân đội Nga, cũng như gây ra tổn thất không nhỏ về nhân mạng và khí tài cho Moscow. Khi vị thế của Nga ngày càng sụt giảm, giới quan sát ở Mỹ và Anh lo ngại rằng Moscow có thể sẽ dốc toàn lực để tấn công Ukraine. Trong khi đó, Nga đang đẩy mạnh các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine bằng máy bay không người lái cảm tử của Iran.

Ukraine rõ ràng đang cảm nhận được nỗi đau từ chiến trường. Do đó, Ukraine đang tăng cường kêu gọi Isreal cung cấp các hệ thống phòng không của nước này cho Kyiv, đặc biệt là hệ thống Vòm Sắt.

Người Ukraine có thể lập luận rằng, hệ thống Vòm Sắt sẽ bảo vệ các cơ sở năng lượng và các cơ sở hạ tầng dân dụng của nước này, mang đến cho Israel một cái cớ để viện trợ nếu họ muốn. Đây có thể là điểm mấu chốt để Isreal ra quyết định trong bối cảnh này, bởi vì hệ thống Vòm Sắt sẽ không trực tiếp hỗ trợ khả năng chiến đấu của Ukraine.

Cho đến nay, Israel vẫn tìm cách "lẩn tránh" các yêu cầu viện trợ quân sự của Ukraine. Nước này cũng ý thức được mối nguy hiểm nếu hỗ trợ cho Ukraine. Nhưng Iran là một mối đe dọa đối với Israel, trong khi đó Iran được cho là đã có kinh nghiệm chiến trường ở Ukraine, điều này chắc chắn không có lợi cho Israel. Quan trọng hơn, liên minh giữa Nga và Iran giúp cho Iran có thể đưa ra các yêu cầu đối với Nga. Một trong số đó là việc Nga sẽ không phản đối các hoạt động quân sự của Israel ở Syria chống lại lực lượng Hezbollah và Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran.

Israel đang đứng trước một quyết định khó khăn. Nước này có thể lựa chọn tiếp tục chính sách cũ, hoặc tìm cách viện trợ cho Ukraine. Vì Nga hiện cần đến Iran hơn Israel, nên quyết định cung cấp hệ thống Vòm Sắt cho Ukraine lúc này trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Huyền Anh

Tiến sĩ Stephen Bryen được coi là nhà lãnh đạo tư tưởng về chính sách an ninh công nghệ, hai lần được trao tặng danh hiệu dân sự cao quý nhất của Bộ Quốc phòng, Huân chương Dịch vụ Công xuất sắc. Một thành viên cấp cao tại Trung tâm Chính sách An ninh, cuốn sách gần đây nhất của ông là “An ninh công nghệ và sức mạnh quốc gia: Người thắng và kẻ thua”.



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Lợi ích chiến lược của Israel ở Ukraine đang thay đổi