Diễn đàn Kinh tế Thế giới tán thành Thuyết Chủng tộc Phê phán

Giúp NTDVN sửa lỗi

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) — một tổ chức đấu tranh cho 'Sự tái thiết vĩ đại của chủ nghĩa tư bản' — đã đưa ra đánh giá về vấn đề Thuyết Chủng tộc Phê phán (CRT), vẽ nên hình ảnh đáng tôn kính của những người ủng hộ lý thuyết theo hệ tư tưởng Marx này.

Trong một video được trình bày để WEF trông giống như một người giải thích trung lập cho Thuyết Chủng tộc Phê phán, WEF đã định nghĩa Thuyết này là một lý thuyết hợp pháp. WEF nói rằng, "các luật, quy tắc, và quy định chi phối xã hội ngày nay đã được định hình bởi việc hạ thấp tầm quan trọng của người da màu trong lịch sử, và điều này là động lực thúc đẩy bất bình đẳng chủng tộc ngày nay".

Để minh họa cho nhận định rằng, phân biệt chủng tộc không chỉ là di tích của quá khứ mà còn len lỏi vào trong các thể chế của Mỹ, WEF đã chỉ ra tỉ lệ bị bắt giữ cao ở người Mỹ da đen.

Tổ chức này nói rằng: "Lấy ví dụ như hệ thống tư pháp hình sự của Mỹ". "Trong khi mọi người được coi là bình đẳng theo luật pháp, thì người Mỹ da đen bị bỏ tù với tỉ lệ gấp 5 lần người da trắng. Thuyết Chủng tộc Phê phán nói rằng, sự chênh lệch này là di sản của quá khứ phân biệt chủng tộc của nước Mỹ".

Video của WEF cũng lập luận rằng, những người phản đối Thuyết Chủng tộc Phê phán đã "không hiểu được vấn đề" khi mà họ phàn nàn rằng, Thuyết này "mô tả tất cả người da trắng như là những người mù quáng". Video này cũng cho biết thêm rằng, từ góc độ Thuyết Chủng tộc Phê phán mà nói, một hệ thống "không cần những kẻ phân biệt chủng tộc làm việc bên trong nó, thì mới có thể tạo ra kết quả không cân bằng về chủng tộc".

WEF đã đăng video này lên Twitter cùng với một liên kết đến một bài viết cũng có lập trường ủng hộ Thuyết Chủng tộc Phê phán. Khi đề cập đến cuộc tranh luận về việc đưa Thuyết Chủng tộc Phê phán vào các trường học ở Mỹ, bài viết của WEF tuyên bố rằng, các bang đã thông qua luật chống Thuyết Chủng tộc Phê phán để "hạn chế việc giảng dạy lịch sử về người da đen và về phân biệt chủng tộc". Mặc dù thực tế là, nhiều luật trong số đó đã nói rõ ràng rằng, họ không. không hạn chế các cuộc thảo luận trong lớp học về những chủ đề đó.

"Công bằng xã hội và chủng tộc" đã là một phần trong chương trình nghị sự của WEF kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán. Đại dịch COVID-19 bị giới tinh hoa toàn cầu của tổ chức WEF có trụ sở tại Davos, Thụy Sĩ coi là "cơ hội hiếm nhưng eo hẹp" để đại tu cấu trúc kinh tế và xã hội của thế giới. Theo người sáng lập và chủ tịch của WEF Klaus Schwab Sự Tái thiết Vĩ đại (The Great Reset) sẽ đòi hỏi các xã hội không được quay trở lại trạng thái bình thường trước đại dịch, mà phải áp dụng những thay đổi áp lên họ, và đấu tranh chống lại cái mà ông này gọi là "phân biệt chủng tộc có hệ thống".

"Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã cho chúng ta thấy rằng, các hệ thống cũ của chúng ta không còn phù hợp với thế kỷ 21 nữa", Klaus Schwab cho biết vào tháng 6/2020 tại cuộc họp thường niên lần thứ 50 của WEF. "Nó đã cho thấy, một cách cơ bản nhất, sự thiếu gắn kết xã hội, công bằng, hòa nhập, và bình đẳng".

Mặc dù không có gì là bí mật về việc WEF đang tích cực đẩy mạnh một chương trình nghị sự nhằm "tích hợp công bằng xã hội vào các nền kinh tế", nhưng quan điểm đồng tình của tổ chức này với Thuyết Chủng tộc Phê phán vẫn nhận được nhiều chỉ trích, đặc biệt là từ những người bảo thủ.

Tác giả và nhà làm phim Christopher Rufo đã viết nhận xét: "Video tuyên truyền điên rồ ủng hộ Thuyết Chủng tộc Phê phán". Ông Rufo đã trở thành một cái tên quen thuộc với các tác phẩm vạch trần sự xâm nhập thầm lặng của Thuyết Chủng tộc Phê phán vào các trường học và doanh nghiệp.

James Lindsay một tác giả và nhà phê bình sự tuyên truyền tích cực cho chủ nghĩa cánh tả — đặt câu hỏi "Tại sao Diễn đàn Kinh tế Thế giới lại công khai ủng hộ Thuyết Chủng tộc Phê phán?". "Bởi vì họ là những người muốn chia rẽ xã hội của chúng ta, bằng lý thuyết Marx này, hay bằng bất kỳ công cụ nào khác mà họ có thể dùng, để phá hủy thế giới và nắm lấy chính quyền".

Đây không phải là lần đầu tiên chương trình Tái thiết Vĩ đại của WEF gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xã hội. Năm ngoái, WEF đã bị gọi là lạc hậu và không theo kịp tình hình xã hội, sau khi tổ chức này tuyên bố rằng, phong tỏa trong đại dịch COVID-19 đang "âm thầm cải thiện các thành phố" trên toàn cầu.

"Đã có những kỷ lục giảm ô nhiễm không khí, làm trong sạch bầu trời các thành phố từ châu Á đến châu Mỹ. Nhưng đến cuối năm 2020, nó đã trở lại mức trước đại dịch", WEF cho biết trong một video đăng trên Twitter. "Lượng khí thải carbon cũng đã giảm 7% vào năm ngoái, nhưng sự sụt giảm này sẽ không làm chậm lại biến đổi khí hậu, trừ khi chúng ta thắt chặt cắt giảm khí thải".

Người dùng Twitter từ khắp các hệ tư tưởng chính trị khác nhau đã chỉ trích WEF vì bài đăng không theo kịp tình hình thực tế. Nhiều người đã trích dẫn việc hàng triệu người đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, và bao nhiêu doanh nghiệp đã không sống sót nổi vì phong tỏa.

WEF sau đó đã xóa video này và thừa nhận rằng, phong tỏa không thực sự cải thiện các thành phố, nhưng cũng không đưa ra lời xin lỗi.

"Chúng tôi sẽ xóa tweet này. Phong tỏa không 'âm thầm cải thiện các thành phố' khắp thế giới", WEF cho hay. "Nhưng phong tỏa là một phần quan trọng trong phản ứng về mặt sức khỏe cộng đồng đối với COVID-19".

Trong một diễn biến khác, vào tháng 1/2022, hai giáo sư từ Đại học Johns Hopkins của Mỹ và Đại học Lund của Thụy Điển, cùng một cố vấn đặc biệt từ Trung tâm Nghiên cứu Chính trị ở Copenhagen, Đan Mạch, đã công bố kết quả phân tích tổng hợp các nghiên cứu về tác dụng của phong tỏa trong COVID-19. Phân tích kết luận, các nghiên cứu cho thấy rằng, mặc dù phong tỏa tại châu Âu và Mỹ chỉ giảm tỉ lệ tử vong COVID-19 trung bình 0,2%, "nó đã gây ra những tác hại kinh tế và xã hội khổng lồ. Do đó, các chính sách phong tỏa là không có cơ sở và nên được bác bỏ".

Cao Dương

Theo The Epoch Times

Xem thêm:



BÀI CHỌN LỌC

Diễn đàn Kinh tế Thế giới tán thành Thuyết Chủng tộc Phê phán