Kế hoạch Dự phòng cho Đài Loan của Nhật - Mỹ: Chẳng hề vừa mắt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dù phía Tokyo đã lên tiếng đề ra kế hoạch hợp tác cùng Mỹ để dự phòng cho Đài Loan, nhưng từ bản thảo suông trên giấy đến thực tế dường như rất xa vời.

Hôm 23/12, Kyodo News đưa tin rằng, quân đội Hoa Kỳ và Nhật Bản đã viết một kế hoạch dự thảo cho một "trường hợp dự phòng Đài Loan" và có thể sớm đưa ra một kế hoạch "chính thức". Những người chưa quen có thể nghĩ rằng, người Mỹ và người Nhật cuối cùng cũng sẽ hạ quyết tâm và phát triển một kế hoạch hoạt động chung thực sự để xử lý tình huống Đài Loan.

Tuy nhiên, sau vài thập kỷ quan sát quỹ đạo của các khả năng phòng thủ của Nhật Bản, có thể thấy nó dễ dàng trở thành một loại anh chàng “làm việc nửa vời”. Và việc xem xét kỹ hơn kế hoạch — thứ mà lẽ ra phải có từ nhiều năm trước — không chính xác tạo ra sự phấn khích.

Thực tế phải thừa nhận rằng, luồng thông tin này khá rời rạc và khó hiểu.

Theo tin tức, kế hoạch sẽ được khởi động một khi chính phủ Nhật Bản tuyên bố tình hình xung quanh Đài Loan là đủ nghiêm trọng để “phá hoại hòa bình và an ninh của Nhật Bản”. Một khi điều đó xảy ra, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ được phép thiết lập "căn cứ tấn công" ở đâu đó dọc theo Nansei Shoto - còn được gọi là chuỗi quần đảo Ryukyu, bao gồm đảo Okinawa - trải dài từ Kyushu gần như đến sát Đài Loan. Đây sẽ là lần đầu tiên có sự kiện như vậy, khi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ hầu như không được phép hoạt động trên Okinawa - ngay cả trong thời bình.

Vai trò của Nhật Bản là gì? Theo bản tin, quân Nhật sẽ hỗ trợ hậu cần, bao gồm cả đạn dược và nhiên liệu. Nếu vậy, Nhật Bản sẽ cần phải bắt đầu mua tên lửa HIMARS thuộc loại mà Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sử dụng. Người ta nghi ngờ rằng, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (Japan Self-Defense Forces - JSDF) vẫn chưa nhận được lệnh đó.

Như vậy, Tokyo sẽ cho phép lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tập hợp để chiến đấu với thế lực Trung Quốc đang đe dọa Đài Loan - khi người Nhật quyết định đã đến lúc. Và Nhật Bản dường như không phải tham gia cuộc giao tranh này.

Quả là một thỏa thuận.

Khả năng, Đào tạo, Mục tiêu và Điều luật

Gần như vô tình, bản tin của Kyodo News đặt ra những câu hỏi cơ bản về những trở ngại đối với những gì thực sự cần phải làm đối với Nhật Bản và Hoa Kỳ để bảo vệ Đài Loan, bảo vệ lẫn nhau và bảo vệ chính họ.

Ví dụ, việc gửi một hoặc hai khẩu đội tên lửa của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ không phải là phương án dự phòng để đối phó với động thái của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chống lại Đài Loan.

Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Đài Loan bay cùng máy bay ném bom H-6K của Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ở tây Thái Bình Dương, một trong những máy bay quân sự Trung Quốc được cho là đã bay qua Kênh Bashi và eo biển Miyako gần chuỗi đảo Okinawa của Nhật Bản vào ngày 11/5/2018. (Lực lượng Không quân của Trung Hoa Dân Quốc - Đài Loan)
Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Đài Loan bay cùng máy bay ném bom H-6K của Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ở tây Thái Bình Dương, một trong những máy bay quân sự Trung Quốc được cho là đã bay qua Kênh Bashi và eo biển Miyako gần chuỗi đảo Okinawa của Nhật Bản vào ngày 11/5/2018. (Lực lượng Không quân của Trung Hoa Dân Quốc - Đài Loan)

Thay vào đó, một kế hoạch hoạt động thích hợp đòi hỏi phải kết hợp đầy đủ các nguồn lực và khả năng của lực lượng quân đội Hoa Kỳ và JSDF — chứ không chỉ là gửi Thủy quân lục chiến. Và ngay cả một bản kế hoạch chi tiết vẫn chỉ là một bản kế hoạch. Nếu các lực lượng không được đào tạo và tập luyện cho kế hoạch đó, thì họ cũng có thể không bận tâm.

Phía Hoa Kỳ nhận thức rõ điều này. Liệu phía Nhật Bản có nhận thức được hay không, là một câu hỏi khác.

Ngoài ra, người ta tưởng tượng rằng nếu và khi việc lập kế hoạch nghiêm túc diễn ra, quân đội Hoa Kỳ và Nhật Bản có thể giải quyết vấn đề từ hai hướng hoàn toàn khác nhau. Trong khi người Mỹ quan tâm đến việc ngăn chặn cuộc xâm lược Đài Loan của chế độc Trung Quốc — và điều đó đồng nghĩa với việc giết chết quân đội Trung Quốc — thì người Nhật có thể quan tâm hơn đến việc bảo vệ Nansei Shoto và lãnh thổ Nhật Bản, và tránh gây tổn hại cho bất kỳ ai càng nhiều càng tốt.

Và các lý do khác khiến người ta không nên nín thở về việc "kế hoạch" sẽ sớm có hiệu lực thực tế là, người Nhật vẫn cần "nghiên cứu" sửa đổi luật để cho phép lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ được triển khai. Và sau đó họ sẽ phải thực sự thông qua luật này. Và Tokyo cũng cần nghiên cứu và thông qua các luật và/ hoặc quy định khi một sự kiện liên quan đến Đài Loan đe dọa đến hòa bình và an ninh của Nhật Bản, đủ để các luật nói trên có hiệu lực.

Chúng ta cũng đừng quên cuộc tranh luận sẽ diễn ra về tất cả những điều này — bị chậm lại bởi tất cả các loại vận động hành lang. Những điều như vậy không diễn ra nhanh chóng ở Nhật Bản vào thời điểm then chốt.

Người ta lo ngại vấn đề Đài Loan có thể được giải quyết theo cách này hay cách khác, trước khi Nhật Bản có các cơ cấu pháp lý cho phép một kế hoạch hoạt động được thực hiện. Và nếu ĐCSTQ không hợp tác và kiên nhẫn chờ Tokyo sắp xếp mọi thứ trước khi thực hiện hành động của mình, phản ứng của Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ rất lộn xộn và chỉ mang tính hạn cuộc. Đây không hẳn là một cách để tiếp cận chiến thắng.

Một Thủy quân lục chiến đã nghỉ hưu, người hiểu rõ về cách mọi thứ hoạt động ở Nhật Bản đã lưu ý khi đọc bài báo của Kyodo: "Hãy tưởng tượng việc căng thẳng sẽ xảy ra sau đó chỉ để cung cấp cho (Thủy quân lục chiến) một số không gian chiến đấu, một số nhiên liệu và hỗ trợ tinh thần".

Một cựu lính thủy đánh bộ khác đã làm việc chặt chẽ với quân đội Nhật Bản trong nhiều năm lưu ý: “Kế hoạch này có vẻ là một khởi đầu tốt, nhưng nó không phù hợp với cấu trúc chỉ huy tác chiến cần thiết để Mỹ và Nhật Bản có thể chiến đấu cùng nhau một cách hợp lý tại Đài Loan, hoặc cho các trường hợp dự phòng khác”

Ông ấy đang nói về điều gì vậy?

Cơ chế Điều phối Liên minh ở đâu?

Hướng dẫn Quốc phòng Nhật Bản - Hoa Kỳ đã được sửa đổi vào năm 2015 và cho phép Nhật Bản cùng Hoa Kỳ làm bất cứ điều gì cần thiết để thiết lập các mối liên kết hoạt động thực sự — cho cả kế hoạch và các hoạt động thời bình và thời chiến.

Cụ thể, Nguyên tắc kêu gọi một “cơ chế điều phối liên minh” (alliance coordination mechanism - ACM), nhưng không thực sự cho biết cơ chế này là gì. Theo cách thông thường, người ta sẽ nghĩ ACM ít nhất là một tòa nhà với những người trong đó cùng phối hợp để thiết lập liên minh.

Nhưng 6 năm sau khi sửa đổi Hướng dẫn Quốc phòng (và 60 năm sau khi hiệp ước quốc phòng Nhật - Mỹ được ký kết), liệu có một trụ sở chung thường trực, được biên chế thường trực tại Nhật Bản, nơi JSDF và lực lượng Hoa Kỳ xử lý việc phòng thủ Nhật Bản — bao gồm một tiềm năng dự phòng cho Đài Loan chưa?

Chưa. Chưa hề.

Bây giờ đây mới là tin tức - và thậm chí có thể quan trọng hơn việc phác thảo một kế hoạch đầy rẫy những cảnh báo trước.

Công bằng mà nói, 10 năm trước, không ai ở Tokyo dám nói về một kế hoạch hoạt động cho Đài Loan - hoặc thậm chí là một kế hoạch cho Nhật Bản. Nhưng nhìn chung, các hoạt động chuẩn bị quốc phòng của Mỹ - Nhật vẫn chưa đến nơi đến chốn - ngoại trừ giữa hải quân hai nước.

Người ta nghi ngờ rằng, câu chuyện của Kyodo News là một phần trong nỗ lực "nhắn tin" của một bộ phận nào đó của chính phủ Nhật Bản chứ không phải là một dấu hiệu của mong muốn nghiêm túc cải thiện năng lực hoạt động song phương cần thiết. Đó là cách tiếp cận mọi thứ của người Nhật. Quy trình nằm trên những thứ căn bản.

Đại loại, ý của Tokyo là: "Tôi có một người bạn thực sự lớn này, người sẽ đánh bạn nếu bạn dám kiếm chuyện với tôi (hoặc hàng xóm của tôi)". Tất nhiên, không có lý do gì mà Nhật Bản không thể tham gia khóa học thể hình Charles Atlas.

Có những người Nhật hiểu điều này. Họ sẽ không phiền nếu người Mỹ chỉ ra điều này.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times và NTD Việt Nam.

Tác giả bài viết là ông Grant Newsham - một sĩ quan Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, đồng thời là một cựu quan chức ngoại giao và điều hành kinh doanh Hoa Kỳ. Ông đã sống và làm việc nhiều năm ở khu vực Châu Á/ Thái Bình Dương. Ông từng là trưởng ban tình báo dự bị của Lực lượng Thủy quân Lục chiến Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, và là tùy viên Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tokyo trong hai lần. Ông ấy là thành viên cấp cao của Trung tâm Chính sách An ninh tại Mỹ.

Theo Epoch Times tiếng Anh

Thế giới Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Kế hoạch Dự phòng cho Đài Loan của Nhật - Mỹ: Chẳng hề vừa mắt