Khôi phục nguồn cung cấp điện cho nhà máy hạt nhân Chernobyl của Ukraine

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 13/3, giới chức Ukraine thông báo nguồn cung cấp điện cho nhà máy hạt nhân Chernobyl đã được khôi phục sau 4 ngày gián đoạn, giúp ngăn chặn nguy cơ về một thảm họa hạt nhân.

Các quan chức Ukraine nói với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) rằng, nhà máy đã bị cắt điện hôm thứ Tư (9/3) và cần phải sử dụng máy phát điện khẩn cấp.

Các quan chức nói rằng, có đủ nhiên liệu diesel để chạy các máy phát điện tại chỗ trong 48 giờ, trong khi IAEA cho biết "không thấy tác động nghiêm trọng nào đến an toàn" sau khi các quan chức, bao gồm cả Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba, cảnh báo về khả năng rò rỉ phóng xạ trong đêm.

Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Đức Galushchenko cho biết trong một tuyên bố rằng các chuyên gia từ lưới điện quốc gia đã có thể khôi phục thành công kết nối.

"Hôm nay, nhờ những nỗ lực đáng kinh ngạc của các chuyên gia năng lượng Ukraine, kỹ sư điện hạt nhân của chúng tôi đã xử lý được vấn đề tái cung cấp nguồn điện cho nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nơi quân đội Nga đang kiểm soát", Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko hôm 13/3 thông báo.

"Các kỹ sư năng lượng Ukraine của chúng tôi đã mạo hiểm sức khỏe và tính mạng, ngăn chặn nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân đe dọa toàn bộ châu Âu", ông nói thêm.

Nguồn điện cung cấp cho Chernobyl được sử dụng để tiếp tục chạy các máy bơm giúp giữ mát hàng nghìn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, giúp ngăn chặn rò rỉ bức xạ.

Ngoài Chernobyl, lực lượng Nga cũng tiến vào kiểm soát Zaporizhzhya, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Ukraine, từ ngày 4/3. Các kỹ sư Nga đã tới nhà máy này hồi đầu tuần trước để kiểm tra nồng độ phóng xạ.

Trong thông báo khôi phục nguồn điện, ông Galushchenko cũng nhắc lại lời kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ đảm bảo an toàn cho cơ sở hạt nhân của Ukraine và thiết lập khu bảo vệ phi quân sự dài 30 km xung quanh các nhà máy.

Các lực lượng Nga đã chiếm được nhà máy Chernobyl, nằm dọc theo biên giới Ukraine - Belarus và cách Kyiv khoảng 60 km về phía bắc, chỉ vài ngày sau khi xâm lược Ukraine vào ngày 24/2.

Một vụ tai nạn hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986 đã khiến hàng trăm người thiệt mạng và lan rộng một đám mây phóng xạ bao phủ toàn bộ châu Âu.

Ảnh của Epoch Times
Mặt nạ phòng độc bị bỏ rơi nằm trên sàn trong một lớp học vào ngày 26/5/2003 ở thị trấn hoang Prypyat, gần khu vực nhà máy hạt nhân Chernobyl. (Ảnh Getty Images)

Chính phủ Ukraine cảnh báo rằng, cũng giống như trong thảm họa ở Liên Xô trước đây, hướng gió có thể di chuyển một đám mây phóng xạ qua Ukraine, Nga và các khu vực khác của châu Âu.

Ngày 10/3, các quan chức Ukraine mất mọi liên lạc với nhà máy điện, cơ quan quản lý của nước này đã thông báo cho IAEA, nghĩa là họ không thể cung cấp cho IAEA thông tin cập nhật về địa điểm này.

Chính phủ cho biết, các cuộc giao tranh đang diễn ra xung quanh nhà máy điện hạt nhân khiến nó không thể tiến hành sửa chữa.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova, nói với các hãng tin nhà nước vào ngày 9/3 rằng, địa điểm này đang hoạt động bình thường và cả các chuyên gia Nga và Ukraine đang cùng kiểm soát tình hình.

Bà Zakharova cũng nói rằng, những cáo buộc của chính phủ Ukraine liên quan đến một mối đe dọa phóng xạ tiềm tàng là sai sự thật.

“Các hành động của quân đội Nga trong tình huống nguy hiểm này được thúc đẩy bởi sự cần thiết phải ngăn chặn một cuộc khiêu khích hạt nhân từ những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine, những người dường như không còn gì để mất. Trên thực tế, họ đã được đào tạo để làm điều đó. Đó là lý do tại sao quân đội Nga đang kiểm soát các cơ sở hạt nhân của Ukraine”, Zakharova nói.

Ảnh của Epoch Times
Ông Rafael Grossi, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), chỉ vị trí nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine trên bản đồ vào ngày 4/3/2022, tại Vienna, Áo. (Ảnh Getty Images)

Tổng giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi hôm Chủ nhật cho biết nhóm chuyên gia Ukraine đã sửa chữa một trong hai đường dây bị hư hỏng tại nhà máy, đồng nghĩa với việc giờ đây họ sẽ có thể cung cấp tất cả điện năng cần thiết cho nhà máy.

Tuy nhiên, ông Grossi bày tỏ lo ngại về sự an toàn trong tương lai của nhà máy và đã đề xuất một “khuôn khổ” cho phép IAEA cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo nhà máy vận hành an toàn.

Ông Grossi cho biết, ông đã thảo luận về đề xuất này với các Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine và Nga Dmytro Kuleba và Sergei Lavrov, vào tuần trước.

“Đây là một sự phát triển tích cực vì Chernobyl NPP đã phải phụ thuộc vào máy phát điện diesel khẩn cấp trong vài ngày nay", ông Grossi nói. “Tuy nhiên, tôi vẫn quan tâm sâu sắc đến vấn đề an toàn và an ninh tại Chernobyl và các cơ sở hạt nhân khác của Ukraine".

Nhà máy Chernobyl đi vào hoạt động vào cuối những năm 1970, với hai lò phản ứng đầu tiên. Đến năm 1983, lò phản ứng thứ ba và thứ tư bắt đầu hoạt động. Thảm họa Chernobyl được coi là sự cố hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới, khi lò phản ứng số 4 tại nhà máy phát nổ vào tháng 4/1986, thổi một lượng lớn bụi nhiễm xạ vào không khí. Ước tính về số người chết trực tiếp và gián tiếp do thảm họa dao động từ mức thấp vài nghìn tới mức cao nhất là 93.000 người tử vong do ung thư trên toàn cầu.

Nhà máy hiện nằm bên trong một khu hạn chế tiếp cận, nơi có các lò phản ứng đã ngừng hoạt động cũng như các cơ sở xử lý chất thải phóng xạ. Hơn 200 nhân viên vẫn làm việc tại đây bởi nhà máy đòi hỏi phải duy trì hoạt động liên tục nhằm ngăn một thảm họa hạt nhân khác xảy ra.

Huyền Anh



BÀI CHỌN LỌC

Khôi phục nguồn cung cấp điện cho nhà máy hạt nhân Chernobyl của Ukraine